Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật và nữ tu

16/11/201016:39(Xem: 6351)
Đạo Phật và nữ tu
Ani Choying

ĐẠO PHẬT VÀ NỮ TU
His Holiness The Dalai Lama
Tuệ Uyển
chuyển ngữ


Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.

Chúng tôi thật phấn khích để biết rằng những bước thực tiễn đang được tiến hành để đào tạo những nữ giáo viên Phật Giáo, phát triển triển vọng giáo dục cho phụ nữ và để tạo mạng lưới truyền thông trong tầng lớp phụ nữ Phật Giáo, thuộc bất cứ truyền thống nào. Trong cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng, không giống trong quá khứ, chúng tôi đã giới thiệu những chương trình học vấn nghiêm chỉnh về triết lý Đạo Phật trong một số nữ tự viện ở Ấn Độ từ hơn hai thập niên qua.

Trong chương trình này chúng tôi biết rằng nhiều người tham dự hội nghị của quý vị có một sự quan tâm to lớn trong sự cổ vũ truyền thống Tỳ kheo ni. Có một sự nghiên cứu thuận lợi đã được hoàn thành trên vấn đề này, điều trong chiều hướng đã phát khởi nhiều vấn đề còn lại được giải quyết bởi những nhà chuyên môn về Luật Tạng. Những vấn đề Luật Tạng đã và luôn luôn là phức tạp. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử những cộng đồng Phật Giáo sơ khai, rồi thì chính những câu hỏi về Luật Tạng là trung tâm cho những cuộc bàn cãi.

Chúng tôi cảm thấy rằng việc tái lập cơ chế truyền giới Tỳ kheo ni là rất quan trọng. Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập. Chúng tôi có một nghĩa vụ nâng đỡ ủng hộ quan điểm này.

Bây giờ, làm thế nào để tái lập cơ chế truyền giới Tỳ kheo ni được hoàn thành, đây là một vấn đề cho cộng đồng Tăng già quyết định. Không một cá nhân nào có một quyền hành nào để phán quyết vấn đề này. Một số người bạn và đồng đạo đã từng khuyến khích rằng với tư cách một Dalai Lama chúng tôi có thể ban hành một giáo chỉ hay đề khởi một quyết định, nhưng đây không là một vấn đề của một cá nhân nào, bất cứ ai ông hay bà nào có thể quyết định. Đây là vấn đề của cộng đồng Tăng già.

Thật là hữu ích nếu vấn đề này được bàn luận tại một hội nghị quốc tế của Tăng già. Những đại biểu của tất cả những truyền thống Luật Tạng chính yếu nên hiện diện. Vấn đề nên được giải quyết trên căn bản nghiên cứu và thảo luận hoàn hảo cẩn thận. Nếu chúng ta có thể tập họp một số những học giả chân thành cũng như những hành giả đức độ, những người có những tư tưởng phóng khoáng cởi mở và được tôn kính, để thảo luận vấn đề này một cách cẩn thận, chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta có thê đạt đến một kết quả tích cực.

Chúng tôi gởi lời chào mừng đến tất cả những thành viên tham dự, cũng như sự cầu nguyện chân thành của tôi rằng hội nghị của quý vị có thể thành công trong việc đưa ra những phương thức thực tiễn để hỗ trợ phụ nữ những người tìm kiếm sự an bình nội tại và qua nền hòa bình to lớn hơn trên thế giới.

July 10, 2002

Sakyadhita International Conference on Buddhist Women in Taiwan
http://dalailama.com/page.103.htm

Tuệ Uyển chuyển ngữ

24-02-2009

NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Thỉnh thoảng một vài cá nhân, nhìn vội vả qua một tôn giáo và vẻ ra một sự kết luận bởi một định kiến và phán đoán sai lầm hay thiếu hiểu biết. Bất kỳ nam hay nữ, nhân loại hay côn trùng, tất cả chúng ta đều bình đẳng ở bản chất cố hữu về tự tánh để trở thành một vị Phật.

Tuy vậy tùy thuộc vào nơi chúng ta sinh ra nơi nào, người nào mà chúng ta được sinh ra, những cá nhân có những thuận lợi hay trở ngại (?).

Ngày nay, trong nhiều xứ sở, nữ giới có những trở ngại trong xã hội. Vì vậy trong một số lời dạy, Đức Phật đề cập rằng nữ giới đã gặp phải những chướng ngại như vậy và tái sinh làm một người nữ sẽ gặp những điều không thuận lợi trong việc thực hành Phật pháp. Nhưng điều này không có nghĩa là nó đúng hay mâu thuẫn với việc nữ nhân có thể giác ngộ và trở thành lãnh tụ tôn giáo.

Đức Phật đã cho phép nữ nhân được thọ giới tỳ kheo ny (một tu sĩ Phật giáo thực thụ) hai mươi lăm thế kỷ trước, mặc dù Ngài đã cảnh báo rằng nữ giới sẽ tiếp tục gặp những chướng ngại trong xã hội. (25 thế kỷ sau thì vẫn chưa một tôn giáo nào ngoài Phật giáo và Phật Tổ Thích Ca đã đặt nữ tu vào vị trí đáng tự hào như vậy!)

Khi Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề (nữ tỳ kheo đầu tiên) sắp viên tịch, Đức Phật nói rằng, "hãy chỉ cho ai đấy nghi ngờ rằng nữ nhân có thể giác ngộ được sự thật". Và bà đã thi triển thần thông trên hư không, chứng minh sự giác ngộ của mình, đã làm các vị Nam trưởng lão kinh ngạc. Đức Phật thường giải thích cho những bậc cha mẹ về ý nghĩa, giá trị của những người con gái và rằng quan niệm của họ đã không đúng đắn.

Tổ sư Liên Hoa Sinh, người mang đạo Phật đến Tây tạng đã nói rõ ràng với Quốc vương rằng, một người con gái có thể có năng khiếu hơn trong việc thực tập Phật hơn là người con trai. Người đệ tử tuyệt vời nhất của Tổ Liên Hoa Sinh là một người nữ, Lady Yeshe Tsogyal.

Nhiều vị giáo thọ nữ đã đóng vai trò trụ cột trong Phật giáo Tây tạng và trở thành những vị nữ tổ sư như Niguma và Machig Lhadron, đã tạo ra những truyền thống vẫn lưu truyền đến ngày naY.

Trong kinh Pháp hoa có một ví dụ về hình ảnh của Tiểu Long Nữ, đã chứng tỏ mình có thể trở nên một bậc giác ngộ ngay lập tức trước sự sửng sốt của cả Pháp hội.

Bồ tát Tara chắc chắn là một ví dụ tuyệt hảo về quan điểm của Phật giáo đối với những nữ hành giả. Bồ tát Tara đã chứng ngộ vào thời Đức Phật Bất Không Thành Tựu vô lượng kiếp về trước, một nhóm tu sĩ đã gợi ý rằng, "Bây giờ ngài có thể tái sinh thành một người nam để đạt giác ngộ hoàn toàn để lợi lạc cho khắp mọi loài." Thay vì vậy, Bồ tát Tara đã nguyện luôn luôn tái sinh là một người nữ để giác ngộ và lợi lạc muôn loài.

Những chướng ngại của nữ giới trong văn hoá và xã hội khi đối diện với sinh hoạt trong Phật giáo đã không có sự ủng hộ trong những lời dạy của Đức Phật. Điều này, một ví dụ chính có thể tìm thấy trong lịch sử China. Trong suốt thời kỳ vàng son của Phật giáo, cụ thể là triều Đường và buổi đầu của triều Minh, nữ nhân không là một chủ đề nóng bỏng, ác liệt để tạo dấu ấn và được đánh giá như là những đề tài phụ thuộc khác.

Một người nữ đã hoàn toàn thống trị China và duy nhất là nữ hoàng Vũ Tắc Thiên, đã cố chứng tỏ sự đúng đắn sự cai trị của bà thông qua Phật giáo: triết lý Nho giáo đã đặt phụ nữ lệ thuộc vào nam nhân, nhưng Phật giáo thì không! Và vì vậy nữ hoàng họ Vũ đã tự tuyên bố là một hoá thân của một vị bồ tát. Minh chứng qua kinh điển Phật giáo, bà đã cố chứng tỏ sự cai trị với những Phật giáo đồ và để họ tin rằng nữ nhân có thể cai trị China. Bà là một nhà cai trị khôn lanh, và là một người tìm hiểu khá sâu trong giáo lý và chính là tác giả bài khai kinh kệ:

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như lai chân thật nghĩa

Vũ Tắc Thiên chưa hẳn là một hành giả chân thực, nhưng bà biết rằng chỉ có một tôn giáo ở China ủng hộ cho quyền cai trị của bà là Phật giáo. Bà trở nên, một trong những người cai trị bị xỉ vả nhiều nhất qua nhiều thế hệ các Nho gia. Tuy vậy hơn bao giờ hết sự cai trị của bà đã chứng tỏ sự đối lập hoàn toàn của giáo lý nhà Phật với sự đánh giá về phụ nữ.

Tuệ Uyển trích dịch từ trang http://www.simhas.org/qanda.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/07/2010(Xem: 8483)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 14916)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 7499)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 7341)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 6500)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 5602)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 8797)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 6408)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
09/05/2010(Xem: 10642)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
26/04/2010(Xem: 7156)
Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ Sau Đại lễ Phật Đản, tôi đến Chùa thăm Sư Phụ và Chư Tôn Đức. Lúc chờ ở ngoài sân Chùa, phía sau hiên nhà bếp, tôi gặp rất đông anh em làm công quả đang đứng ngồi giải lao. Họ hỏi tôi: - "A Di Đà Phật, lúc này anh Thị Chơn có khám phá ra điều gì lạ không? Nói cho tụi em biết với". - "A Di Đà Phật. Lạ thì chẳng có gì lạ cả". Tôi trả lờirồi tiếp:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567