Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng tiến tín tâm vào tính Phật của chúng ta

26/05/201211:28(Xem: 9176)
Tăng tiến tín tâm vào tính Phật của chúng ta

hoa_sen (8)
TĂNG TIẾN TÍN TÂM

VÀO TÍNH PHẬT CỦA CHÚNG TA
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: On gaining confidence in our Buddha Nature.
*Dalai Lama’s interview with China Now


Q: What is the best way to gain confidence in our Buddha Nature?
A
: Based on the concept of Emptiness, meaning the objective Clear Light, and also the concept of the subjective Clear Light, we try to develop a deeper understanding of Buddha Nature. It’s not easy, but through investigation, I think both intellectually and through making connection with our daily feeling, there is a way to develop some kind of deeper experience or feeling of Buddha Nature.

TĂNG TIẾN TÍN TÂM
VÀO TÍNH PHẬT CỦA CHÚNG TA



Hỏi: Xin Ngài cho biết cách thức tốt nhất để tăng tiến tín tâm vào Tính Phật của chúng ta?

Đáp: Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu sâu sắc hơn về Tính Phật.

Tôi nghĩ chuyện này không dễ, nhưng xuyên qua tự tìm hiểu tường tận cả hai, về phương diện trí tuệ và xuyên qua cảm ứng với những cảm thọ hàng ngày của chúng ta, chúng ta có một cách thức để phát triển một loại trải nghiệm hoặc cảm thọ sâu sắc hơn vềTính Phật.

__________________________________

Phụ Bản: Trích từ hoagiacngo.com:

Tâm quang minh giác chiếu.
Bài 2. Bản chất của tâm

Bản chất chân không diệu viên và quang minh giác chiếu là cái chúng ta gọi là ‘quang sắc giác chiếu’(Skt. prabhasvara;‘clear light; quang sắc giác chiếu; thường tịch quang; quang minh thanh tịnh; tịnh quang); nó là quang minh giác chiếu rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện và, ở mức độ của tâm thanh tịnh, là quang minh giác chiếu trong chính nó và của chính nó; và đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là tính giác tự chiếu, linh tâm tự chiếu, nhất điểm linh quang, hoặc tính tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp (self-luminous cognition or clarity).

The open and luminous nature of mind is what we call the ‘clear light’; it is an open clarity that, at the level of pure mind is aware in and of itself; that is why we call it self-luminous cognition or clarity.

[Cognition; Skt. jnana, trí tuệ bát nhã; Skt. buddhi, giác ] [ĐHP: linh tâm tự chiếu; nhất điểm linh quang]

Không có một tỉ dụ nào thích hợp thực sự để minh họa tính quang minh giác chiếu này ở mức độ thanh tịnh. Nhưng ở mức độ bình thường, chúng ta có thể liên tưởng dễ dàng hơn, chúng ta có thể có được một thoáng nhìn thấy vài phương diện của nó bằng sự hiểu biết sáng tỏ một trong những hiển hiện của tâm -- trạng thái chiêm bao. Chúng ta hãy nói đó là một đêm tối, và trong bóng tối toàn thể này chúng ta đang chiêm bao, hoặc đang trải nghiệm một thế giới chiêm bao. Hư không tâm ý nơi mà chiêm bao xảy ra -- độc lập với nơi chốn vật lí nơi chúng ta đang ở -- có thể được so sánh với tính chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện của tâm, trong khi đó khả năng của tâm cho trải nghiệm, mặc dù bóng tối bên ngoài, tương ứng với tính quang minh giác chiếu của nó.

Tính giác quang chiếu này ôm trọn, viên dung tất cả nhận thức của tâm và là tính quang minh giác chiếu bản nhiên trong những trải nghiệm này.

(This lucidity encompasses all mind’s knowledge and is the clarity inherent in these experiences)

Nó cũng là tính giác quang chiếu của cái gì hoặc ai đang trải nghiệm chúng; chủ thể nhận biết là tính giác quang chiếu và cái được biết là tính giác cảnh chiếu chỉ là hai phương diện của cùng một tính đức.

(It is also the ludicity of what or who experiences them; knower and known, lucidity and luminosity are but two facets of the same quality).

Trong trạng thái viên minh giác chiếu (intelligence),đang trải nghiệm chiêm bao, nó là tính giác quang chiếu, và trong trạng thái quang minh giác chiếu hiện diện trong những trải nghiệm của nó, nó là tính giác cảnh chiếu

(As the intelligence that experiences the dream, it is lucidity, and as the clarity present in its experiences, it is luminosity)

Nhưng ở mức độ bất nhị của tâm thanh tịnh, nó là một và cùng một tính đức, ‘quang minh giác chiếu’, được gọi là ‘prabhasvara’ trong Phạn ngữ,hoặc ‘selwa’ trong Tạng ngữ. Tỉ dụ này có thể hữu ích trong sự hiểu biết sáng tỏ, nhưng hãy ghi nhớ trong tâm rằng nó chỉ là một minh họa để chỉ vào mức độ tập quán của một hiển hiện đặc thù của tính quang minh giác chiếu.

Trong tỉ dụ, có một sự khác biệt giữa tính giác quang chiếu của chủ thể nhận thức, và tính giác cảnh chiếu của những trải nghiệm của chủ thể đó. Đó là bởi vì chiêm bao là một trải nghiệm nhị nguyên đối đãi, được phân biệt trong thuật ngữ của chủ thể và khách thể, trong đó tính quang minh giác chiếu hiển hiện chính nó tức thời trong tính nhận biết sáng tỏ (awareness; tính giác chiếu) hoặc tính giác quang chiếu của chủ thể và trong tính giác cảnh chiếu của những đối tượng của nó.

Thật ra, tỉ dụ thì bị hạn hẹp, bởi vì, về căn bản không có nhị nguyên đối đãi trong những tâm thanh tịnh: tính bất nhị cũng là tính đức của tính quang minh giác chiếu, có bản chất căn bản là bất nhị.

(In fact, the example is limited, because fundamentally there is no duality in pure minds: it is the same quality of clarity that is essentially nondual)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2018(Xem: 6444)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7644)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7653)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8677)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9141)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 10063)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
19/12/2017(Xem: 8325)
Nhân tai là tai nạn do con người sống với nhau, đối xử với nhau bằng chất liệu tham, sân, si, kiêu mạn đem lại. Khi tai nạn đã xảy đến với mỗi chúng ta có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào đi nữa, thì khi tai nạn đã xảy ra, nó không phân biệt là giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân, quyền quý hay dân dã và mỗi khi tai nạn đã xảy ra đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào, thì đối với hai điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là hên và xui, may và rủi. Hên hay may, thì tai nạn xảy ra ít; xui và rủi thì tai nạn xảy ra nhiều và có khi dồn dập. Vì vậy, món quà của GHPGVNTN Âu Châu do chư Tôn đức, Tăng Ni cũng như Phật tử trực thuộc Giáo hội tự mình chia sẻ, tự mình vận động và đã ủy cử T.T Thích Thông Trí – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội trực tiếp về đây để thăm viếng, chia sẻ với bà con chúng ta, trong hoàn cảnh xui xẻo này.
16/12/2017(Xem: 10409)
Lý Duyên Khởi gốc từ tiếng Pàli là "Paticca Samuppàda Dhamma", dịch là "tuỳ thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh". Tiếng Anh dịch là Dependent origination. Lý là nguyên lý hay định lý. Duyên là điều kiện. Lý Duyên Khởi có nghĩa là: "Tất cả những hiện tượng thế gian khởi lên là do nhiều điều kiện hay nhiều nhân nhiều duyên mà được thành lập." hay nói ngắn gọn: "Lý Duyên Khởi là từ điều kiện này khởi ra cái khác".
16/12/2017(Xem: 7912)
Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:
16/12/2017(Xem: 8517)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]