Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Phật Đản

02/05/201210:55(Xem: 8991)
Cảm Niệm Phật Đản

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

hanhphucthayducPhatradoi-MinhChanh

Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản, ngày Đức Phật ra đời mang Ánh Đạo Vàng soi chiếu xuống cỏi trần gian.

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Đón mừng Bồ Tát xuống trần gian

Vườn lâm chợt thấy hoa đàm nở

Muôn vạn tin vui trỗi nhịp đàn.

Cứ mỗi dịp đọc lên bốn câu thơ ấy, tôi lại liên tưởng đến một khung cảnh huy hoàng khi Đức Phật giáng sanh vào trần thế. Càng suy tưởng tôi lại càng ước ao và tự nhủ thầm, ước chi mình cũng được sống trong những giây phút ấy để tận mắt chứng kiến Đức Phật khi mới sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa sen, tay chỉ trời, tay chỉ đất với hai dòng nước mát lạnh tắm gội lên kim thân của Ngài, cùng với muôn vạn đóa hoa thơm, muôn ngàn lời ca đẹp hòa quyện với muôn triệu thanh âm và lòng thành kính của muôn loài đồng thanh dâng lên tán tụng.

Phật về mở cửa vô minh

Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh

Phật về cho đất thêm lành

Cho cây thêm nhụy, cho cành trổ bông.

Quả thật, không phải là sự ngẫu nhiên mà cả trời người đều hướng vọng về Ngài khi Ngài giáng thế mà chính oai đức của Ngài đã có sự cảm ứng lay chuyển đến cả trời người và đó củng là một điềm lành báo trước với những điều tốt đẹp mà Ngài sẽ mang đến cho cuộc đời và muôn loài chúng sanh.

Chính vì vậy khi Phật Đản trở về không ai bảo ai người nào cũng muốn thể hiện lòng thành tri ân đối với đấng cha lành cao cả.

Nếu vào những ngày tháng tư âm lịch ta có dịp dạo quanh các ngôi chùa từ thành thị đến thôn quê ta sẽ dễ dàng bắt gặp một hình ảnh Đức Phật sơ sinh đang ngự tọa trên đài sen của lễ đài và xung quanh là băng rôn cờ xí rợp trời với nhiều biểu ngữ như: Thánh Ma Gia mộng ứng điềm lành, vua Tịnh Phạn phước sanh con thảo - thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, hay như:

Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh

Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh

Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp

Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu.

Thật là thiếu sót nếu ta là người Phật tử khi Phật đản về mà mình không được hòa mình vào không gian lễ hội, không được chắp tay đứng dưới đài sen chiêm ngưỡng Đức Phật sơ sanh, không được xưng tán danh hiệu về cuộc đời và công hạnh của Đức Từ Phụ, không được lấy nước thơm tắm lên kim thân của Ngài thì quả thật ta đã đánh mất một cơ hội quý báu đi qua trong cuộc đời của mình.

Tôi còn nhớ rất rõ trong một đêm tắm Phật, khi khóa lễ chưa bắt đầu thì đã có một trận mưa đổ xuống, tôi rất lo không biết với tình cảnh thế này thì có ai chịu đến chùa dự lễ không, nỗi lo ấy thoáng chốc được thay thế bởi sự vui mừng xen lẫn niềm xúc động khi thấy trời vẫn còn mưa nặng hạt mà Phật tử lớn bé, đội gió đội mưa đến chùa dự lễ. Khi chứng kiến cảnh tượng những cụ già tuổi ngoài 80 lần bước lên từng bậc cầu thang tắm Phật, rồi những em bé theo sau chân mẹ mũm mĩm tay cầm gàu nước tắm lên Đức Phật sơ sinh trông mới đẹp làm sao.

Phật đản về con thành tâm tưởng niệm

Đức cha lành thị hiện độ sanh

Đây là dòng nước tịnh thanh

Với hương hoa với cả lòng thành

Xin dâng cúng Đức Từ Tôn ba cõi.

Quả thật, khi chứng kiến những khung cảnh ấy thì lòng ai mà không khỏi dâng lên một niềm xúc động quý kính đối với Đức Cha Lành và tấm lòng thiết tha của hàng Phật tử.

Trong mỗi chúng ta khi mở mắt chào đời chắc cũng đã từng được mẹ lấy nước thơm tắm lên thân thể mình, đó là cả một nguồn tình thương mà mẹ đã dành tặng cho người con yêu quý của mẹ và lúc đó chắc ta sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm. Nhưng ở đây tôi thấy không chỉ có một bà mẹ mà có đến hàng trăm hàng ngàn bà mẹ cùng với mọi thành phần lứa tuổi khác nhau và còn biết bao con người khắp nơi trên hành tinh này đang hướng vọng về Ngài để thực hiện những nghi thức cao quý ấy nhằm dâng lên cúng dường Đức Từ Phụ. Nếu như Ngài không phải là một bậc tôn quý, không phải là đóa hoa thơm trong vườn hoa nhân loại thì cuộc đời này đâu dành cho Ngài sự tôn sùng đến vậy. Sự thực ấy đã được chứng nghiệm quá rõ ràng qua bức tranh về cuộc đời vĩ đại của Ngài kể từ lúc Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, đến tuổi trưởng thành rời bỏ hoàng cung ra đi tìm đạo, rồi 49 năm vân du hóa đạo, cho đến giây phút cuối cuộc đời giã từ ra đi thì lúc nào tâm từ của Ngài đều trùm khắp để ban rãi pháp màu nhằm mang đến cho muôn loài chúng sanh có được một đời sống bình an hạnh phúc.

Giờ phút này dưới bệ Phật đài khói hương trầm xông tỏa con xin chắp tay hướng vọng lên Ngài, một hình ảnh Đức Phật sơ sinh đầy phước tướng trang nghiêm, xin Ngài rủ lòng từ chứng minh cho lời khấn nguyện:

Chắp tay thành kính thiết tha

Hướng về giáo chủ Thích Ca Phật Đà

Cũng vì hạnh nguyện lợi tha

Ngài vào trần thế để mà độ sanh

Con xin tiếp bước cha lành

Thắp đèn trí tuệ chúng sanh nương nhờ.

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mùa Phật Đản PL.2556 – DL. 2012

Thích Nguyên An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2012(Xem: 8732)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
05/06/2012(Xem: 36399)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 12217)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 9192)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 8117)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 9290)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
26/05/2012(Xem: 7903)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bi và trí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
25/05/2012(Xem: 10201)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
25/05/2012(Xem: 10137)
Đây là một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
20/05/2012(Xem: 8604)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]