Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ hội Đức Phật đản sanh

09/04/201213:36(Xem: 7741)
Lễ hội Đức Phật đản sanh

Cứ đến mùa sen nở, báo hiệu một mùa Phật đản nữa lại về. Ngày Phật đản đã ăn sâu trong lòng của tất cả mọi người Phật tử, trở thành lễ hội trọng đại của Phật giáo. Nhiều hoạt động chào mừng sự kiện Đức Từ Phụ đản sanh được diễn ra: thiết lập lễ đài, vườn Lâm Tỳ Ni, diễu hành xe hoa, tổ chức các buổi thuyết giảng, tọa đàm về ý nghĩa Phật đản, triển lãm văn hóa nghệ thuật Phật giáo, các hoạt động từ thiện xã hội..., nhằm mang thông điệp từ bi cứu khổ của đạo Phật vào đời đã tạo nên không khí hân hoan, tưng bừng của mùa Lễ hội Đản sanh.

phuongcachdansanh-thichnugioihuong

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian đi tìm đạo giải thoát. Hơn 25 thế kỷ đi qua, hình ảnh tuyệt vời của Đức Thế Tôn vẫn chói sáng.

"Khó thay được làm người

Khó thay được sống còn

Khó thay nghe diệu pháp

Khó thay Phật ra đời".

(Pháp Cú 182)

Đây là bốn điều khó và hy hữu (hiếm có). Hy hữu nhất trong tất cả những điều hy hữu là: Phật ra đời, một sự kiện trọng đại, vị tằng hữu (chưa từng có). Kinh Tăng Chi Bộghi: "Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một cách vi diệu. Người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán Chánh đẳng giác". Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc, bình an cho vạn loại, ban cho chúng sanh một phương thuốc mầu nhiệm điều trị tâm bệnh, nỗi khổ trầm luân sinh tử.

"Khó gặp được Như Lai,

Không phải đâu cũng có.

Chỗ nào Phật đản sanh,

Nơi đó tất an lạc".

(Pháp Cú 193)

Chúng ta đang sống trong thời mạt pháp, tuy thân ba mươi hai tướng tốt đã hoại diệt nhưng Pháp thân của Như Lai vẫn không mất. Khi nào ngôi Tam bảo còn trụ nơi thế gian thì Đức Phật vẫn còn hiện hữu. Một khi chúng ta có sự tỉnh giác, tức là Phật đang ở trong ta. Một niệm tỉnh giác khởi lên, liền đó Phật đản sanh; một niệm vô minh tăm tối dấy khởi thì Phật nhập diệt. Nhân ý nghĩa sự kiện Đản sanh của Ngài mà nhắc ta luôn nhớ bản tâm Phật tánh hằng hữu trong mỗi chúng sinh. Kinh Kim Cang, Phật dạy:

"Nếu dùng sắc thấy Ta,

Dùng âm thanh cầu Ta,

Kẻ ấy hành đạo tà,

Không thể thấy Như Lai".

Như Lai không phải là nơi thân ba mươi hai tướng tốt hay diệu âm thuyết pháp, mà Như Lai là pháp thân tự tánh hằng hữu trong mỗi chúng ta. Tất cả chúng sanh đều có pháp thân thanh tịnh bất sanh bất diệt, do vô minh che lấp nên chẳng thể nhận ra. Người nào chạy theo âm thanh, sắc tướng bên ngoài mà cầu thì không thể thấy được pháp thân thường trụ của Như Lai.

Đức Phật là bậc có một không hai trong lịch sử nhân loại. Cuộc đời Ngài được kết tinh bởi những chất liệu của Chân - Thiện - Mỹ. Đức Phật đản sanh từ hông phải của hoàng hậu Maya, chân đi bảy bước có bảy hoa sen nâng gót, hào quang chiếu sáng khắp tam thiên đại thiên thế giới, chư Thiên trổi nhạc trời chúc tụng, rải hoa thơm cúng dường..., tạo nên một kỳ tích Đản sanh, nâng Đức Phật lên mức cao quý tột cùng, thiết nghĩ cũng chưa đủ để xưng tán hết công hạnh của Ngài. Là một vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, Ngài xuất hiện nơi đời để mang lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người; là một nhân cách vĩ đại, tự tại vô nhiễm giữa dòng đời, một bậc Đạo sư dẫn đường cho chúng sanh lìa bờ mê qua bến giác.

lehoiducphatdansanh-thichthonghue

Tuy sống trong nhung lụa êm ấm, ở ngôi vị thái tử sắp kế nghiệp vua cha, nhưng Ngài từ bỏ tất cả ngai vàng quyền uy, vợ đẹp con xinh, xuất gia tìm đường giải thoát. Tự mình dấn thân tìm đạo, vượt bao gian nan khó nhọc, lìa bỏ hai cực đoan hưởng thụ ngũ dục, đam mê dục lạc làm chậm trễ tiến bộ đời sống tâm linh và khổ hạnh ép xác làm tinh thần u ám, không có lợi cho sự tu tập, Ngài đi theo Trung đạo, tự nỗ lực thiền định cho đến Giác ngộ. Từ đó, Ngài bắt đầu chuyển pháp luân ròng rã suốt 49 năm hoằng hóa lợi sinh, cho đến 80 tuổi, thị hiện Niết bàn dưới hai cội Sala trong tư thế kiết tường. Như vậy, từ lúc thị hiện Đản sanh cho đến khi Niết bàn thị tịch, cả cuộc đời Đức Phật đều rất đẹp, rất vi diệu, xứng đáng là bậc "Thiên nhơn chi Đạo sư, tứ sanh chi Từ phụ", là tấm gương sáng ngời cho chúng ta noi theo.

Ở Việt Nam cũng có một vị vua, sau hai lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông xâm lược, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước, Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng, xem như đôi dép rách, một mình chống gậy trúc lên núi Yên Tử tu hành ngộ đạo, khai sáng ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, mang đậm bản sắc Phật giáo của người dân Việt. Đây là điều đáng cho chúng ta tự hào với Phật giáo thế giới. Chư Phật, chư Tổ đối với giàu sang, quyền uy tột bực còn chối bỏ, quý cầu sự giải thoát tối thượng thì chúng ta há lại đam mê chấp trước sao? Đạo Phật mang một giá trị siêu xuất, vượt ngoài những thú vui thường tình nhưng không tách rời cuộc sống thế tục, mà "Hòa quang đồng trần", làm lợi ích cho quần sanh.

Năm 2010, Việt Nam chúng ta kỷ niệm sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đánh dấu một sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. Đây là dịp thể hiện các hoạt động mang bản sắc văn hóa Phật giáo truyền thống của dân tộc, là cơ hội xác định sự hòa nhập giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Đây cũng là Đại lễ uống nước nhớ nguồn, ôn lại những truyền thống văn hóa của đất nước ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến. Qua đó, cũng khẳng định sự đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Giáo lý mà Đức Phật đã tuyên thuyết là một nền giáo lý đầy minh triết và nhân bản. Đạo Phật lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, tự quyết định cho số phận của mình theo sự vận hành của luật nhân quả nghiệp báo, hoàn toàn tự mình gieo nhân để thọ quả vui hoặc khổ, không phó thác số phận cho người khác. Cũng không vị Giáo chủ nào cao thượng đến mức nâng tín đồ lên ngang hàng với mình như Đức Phật: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh", hoặc "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đức Phật không tự thiết lập cho Ngài một quyền lực gì, và đạo Phật cũng không có giáo quyền, binh quyền nên chưa từng có một cuộc thánh chiến nào mang danh Đức Phật để tiến hành những cuộc chiến đẫm máu trong lịch sử nhân loại. Nếu gặp thời pháp nạn, chỉ áp dụng theo tinh thần bất bạo động, không khuyến khích tín đồ đứng lên cầm vũ khí đấu tranh. Chính vì thế, Phật giáo được Liên Hiệp Quốc công nhận là Tôn giáo Văn hóa Thế giới, vì mục đích mang lại hòa bình cho toàn cầu, và ngày Phật đản sanh cũng được xem là ngày Lễ hội Văn hóa Thế giới, đó cũng là điều xứng đáng.

"Mặt trời sáng ban ngày,

Mặt trăng sáng ban đêm,

Khí giới sáng Sát lợi,

Thiền định sáng Phạm chí,

Còn hào quang Đức Phật,

Chói sáng cả ngày đêm".

(Pháp Cú 387)

Chỉ có hào quang của Đức Phật chiếu sáng xuyên suốt cả không gian và thời gian. Cái thấy của Ngài bằng trí tuệ Bát nhã soi sáng cùng khắp pháp giới, không có giới hạn. Toàn thể vũ trụ vạn hữu đều nằm trong ánh sáng giác ngộ của Phật. Ngài là đấng tối tôn tối thắng nhất, với trí tuệ siêu việt và hạnh đức từ bi cao thượng, dù có xưng tán đến đâu cũng không thể hết được. Chúng ta là đệ tử của Đức Phật, kỷ niệm Đản sanh, phải cố gắng nỗ lực tiến tu, để không cô phụ lòng từ mà Ngài đã chỉ dạy.

Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ Mùa Phật đản - PL. 2554

Thích Thông Huệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/12/2010(Xem: 6417)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 5575)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 18000)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 11692)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 8120)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11587)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26764)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 12933)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7088)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 15757)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]