Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba công dụng của Đạo Phật

03/10/201009:40(Xem: 9965)
Ba công dụng của Đạo Phật

phat thich caĐạo Phật có ba công dụng. Nếu chúng ta thật sự hiểu đạo Phật và hành đạo Phật thì ba công dụng này nhất định sẽ bộc lộ trong cuộc sống chúng ta, trên con người chúng ta, cũng như được cảm nhận sâu sắc trong nội tâm chúng ta. Còn nếu không, thì tức là chúng ta không hiểu biết thực sự, hay gọi là hiểu nhưng không có thực hành. Thật ra hiểu mà không hành có nghĩa là chưa hiểu thật sự, chỉ là hiểu nửa vời.

Ba công dụng đó là:

Một, nhân cách chúng ta phải ngày được hoàn thiện.

Hai, cuộc sống chúng ta phải ngày càng thêm hạnh phúc, vui tươi và kèm theo, chúng ta sẽ thêm sức khỏe, đỡ bệnh tật.

Ba, cống hiến của chúng ta cho xã hội, gia đình và cho sự nghiệp bản thân này càng nhiều, cụ thể và phong phú.

Tất nhiên, ba công dụng kể trên bổ sung cho nhau và có liên quan với nhau. Nhưng một điều quan trọng là chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo. Sách Phật hay dùng từ tỉnh giác. Đúng vậy, người Phật tử không được mơ màng, mà phải luôn luôn tỉnh táo, hay tỉnh giác. Hãy biết lấy con người chúng ta, kể cả thân và tâm làm đối tượng thực nghiệm, đồng thời cũng phải biết xem cuộc sống mà chúng ta đang sống là môi trường thực nghiệm. Theo kinh nghiệm nhận thức của bản thân tôi, một cuộc sống như vậy thật là tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Điều quan trọng thứ hai, là chúng ta phải hết sức thành thật với bản thân mình. Như lời Phật dạy, nếu trong tâm có tham thì biết tâm có tham, trong tâm có sân thì biết là có sân... chỉ khi nào biết rõ trong tâm mình đang có tham thì mới biết phân tích tại sao mình tham, và tham như vậy là đúng hay không đúng, có lợi hay là có hại đối với mình, và để đối trị lòng tham đó thì phải làm gì.v.v..

Đối với tất cả mọi ý nghĩ và cảm xúc khác, xuất hiện trong nội tâm, chúng ta cũng đều phải tỏ ra cảnh giác như vậy và tiến hành phân tích sâu sát như vậy. Đó là điều kiện cơ bản để cho nhân cách chúng ta ngày càng trở nên hoàn thiện. Đó là công dụng thứ nhất của đạo Phật. Chúng ta không thể nào chấp nhận tình hình một người tự xưng là Phật tử mà nhân cách ngày càng tồi tệ, tiếng xấu đồn xa, người có trí thì xa lánh, quần chúng thì ghét bỏ. Là Phật tử, anh có thể bị chê là trình độ Phật học kém, nhưng không thể bị chê là người thiếu nhân cách, một con người xấu. Không thể có một Phật tử mà lại là con người xảo trá, nói lời không thật, không được ai tin cậy.

Công dụng thứ hai của đạo Phật là cuộc sống của người Phật tử phải ngày càng hạnh phúc tươi vui. Đã làm người, ai cũng muốn có hạnh phúc và tránh đau khổ. Đạo Phật đáp ứng lòng mong muốn bình thường và tha thiết đó của con người, bằng cách chỉ bày cho con người nguồn gốc của hạnh phúc chân chính và vững bền là ở nội tâm, ở nơi bản thân mình, chứ không phải là tùy thuộc ở bên ngoài. Nói công dụng thứ hai gắn liền với công dụng thứ nhất là vì như vậy. Chính cuộc sống có đức hạnh đem lại cho con người niềm vui lớn nhất, hạnh phúc đích thực và lâu bền nhất. Trước hết, người Phật tử vui vì có được cái thân làm người. Điều này chứng tỏ trong các đời sống trước, chúnh ta đã sống một cuộc sống xứng đáng với cái thân làm người hôm nay. Hai nữa, người Phật tử vui vì hiểu rõ cuộc sống hiện tại và tương lai, kể cả cuộc sống kiếp sau, điều do bản thân mình quyết định, đều do ở mỗi ý nghĩ, lời nói và hành động của mình trong cuộc sống hiện tại, một cuộc sống mà chúng ta cảm nhận một cách rất vui vẻ là tươi sáng, trong sạch, hướng thượng.

Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người. Niềm vui của người Phật tử có tác dụng tỏa sáng. Không những tự bản thân mình vui, mà còn làm cho mọi người cùng vui. Một người Phật tử mà lại cau có, buồn chán sẽ là một mâu thuẫn, một vô lý, một cái gì đó trái với quy luật.

Và chính niềm vui nội tâm đó đem lại cho chúng ta sức khỏe, là kết quả lôgích của một tâm hồn trong sáng, của sự hài hòa giữa tâm và thân, giữa bản thân mình và ngoại cảnh. Nên luôn luôn nhớ rằng, đau ốm là do bố đại không được điều hòa, do một nội tâm đầy mâu thuẩn, không hài hòa, do vậy mà cũng không điều hòa được bốn đại.

Công dụng thứ ba của đạo Phật là đảm bảo một sự cống hiến tối đa của người Phật tử đối với xã hội, gia đình và sự nghiệp bản thân.

Đạo Phật cho rằng điều trở ngại lớn nhất, hạn chế, thậm chí triệt tiêu mọi cống hiến của chúng ta là lòng vị kỷ, cái "ta" của chúng ta quá lớn "Danh của ta", "lợi của ta", át hẳn mọi ý nghĩ và tình cảm đối với người khác, đối với xã hội. Mấu chốt thất bại của mọi sự nghiệp chính là ở chỗ đó. Đạo Phật dạy thuyết vô ngã chính là cho chúng ta chiếc chìa khóa thần diệu, giúp cho sự nghiệp chúng ta thành tựu viên mãn, giúp cho cống hiến của chúng ta đạt tới mức tối đa. Đây không phải là vấn đề lý thuyết mà là một vấn đề rất thực tiễn, mà chúng ta có thể cảm nhận hàng ngày trong mọi công việc làm lớn nhỏ của chúng ta.

Triết gia người Pháp, Blaise Pascal nói lên câu thời danh: "Cái ta là đáng ghét". Nhưng cái ta đáng ghét chính là ở chỗ nó hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự cống hiến đích thực của chúng ta cho xã hội, cho mọi người. Nên nhớ rằng mọi cống hiến đích thực cho sự nghiệp bản thân đều phải thôn qua và được chứng minh bởi sự cống hiến của chúng ta cho xã hội.

Một trở ngại thứ hai cho sự cống hiến là thiếu định tâm.

Một lúc mà làm hai ba việc thì sẽ không có công việc nào thành công tốt đẹp. Đó là bài học của thực tế. Làm bất cứ việc gì cũng phải để tâm chuyên nhất vào việc đó. Thiền học Phật giáo gọi đó là định tâm tích cực (positive samadhi).

Một người có thể kiêm một số chức vụ. Nhưng làm bất cứ việc gì đều phải chuyên nhất, tập trung toàn bộ tư tưởng và suy nghĩ của mình vào việc ấy. Chính đạo Phật dạy Phật dạy chúng ta phương pháp cụ thể để thành tựu một sự định tâm cao độ trong mọi công việc.

Ba công dụng trên của đạo Phật nếu được mọi người Phật tử chúng ta chấp nhận, thấu hiểu và thực hành hằng ngày, hằng giờ thì cuộc sống của mọi người chúng ta sẽ tốt đẹp biết bao, và xã hội và đất nước Việt Nam sẽ có khác gì tịnh độ, bởi vì như vua Trần Nhân Tông nói: "Tịnh độ là trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương". (Cư trần lạc đạo phú-Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2018(Xem: 8033)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7598)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 7942)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8764)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7559)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6789)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5423)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5882)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5110)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7843)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]