Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như bóng không rời hình

30/09/201004:18(Xem: 7420)
Như bóng không rời hình

NHƯ BÓNG KHÔNG RỜI HÌNH

Thích Phước Đạt

blankThí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.

Kinh Pháp Cú, bản kinh Pàli rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống thực tiễn của người Phật tử, có dấu ấn sử dụng thủ pháp nghệ thuật “thí dụ” trong ngôn ngữ. Các thí dụ trình bày trong bản kinh này đều gần gũi với sự vật, hiện tượng xảy ra, liên hệ trực tiếp đến đời sống con nguời. Hay nói cách khác, sức hấp dẫn của bộ kinh này được trình bày dưới hình thức các bài kệ đơn giản, súc tích, giàu hình ảnh với những thí dụ sinh động, thật mộc mạc, quen thuộc, nhưng khi đọc lên có thể thấy được âm vang toàn bộ giá trị tư tưởng, giáo lý nhà Phật được thể hiện qua những pháp hành cụ thể.

“ Như bóng không rời hình, Như xe chân vật kéo, Như cây yếu trước gió, Như núi đá trước gió, như trăng thoát mây che …là cái hình ảnh thí dụ tiêu biểu, vừa có tính hình tượng văn học vừa mang ý nghĩa biểu trưng một kết cấu nhân quả -nghiệp báo, nhưng đồng thời cũng là một câu kết rất có giá trị của một trong những bài kệ của Kinh Pháp Cú. tạo nên một dấu ấn tâm linh cho người học đạo. Điều đó chứng tỏ, lời dạy của Thế Tôn trong bản kinh này thật giản dị, hình như ai cũng hiểu được, nhưng những người có căn trí cao, càng suy ngẩm càng cảm thấy ý tứ thâm trầm. Sau này các vị bác học đa văn, tuy có diễn giải khá dài về thuyết nhân quả nghiệp báo, nhưng thiết nghĩ không thế nào thay thế được những lời dạy giản dị đầy ẩn dụ, thi dụ của Đức Phật trong Kinh Pháp Cú và một số kinh khác .

Khi thuyết pháp, Đức Phật thường dùng nhiều thí dụ, đúng hơn là những ảnh dụ, bởi vì những thí dụ mà Đức Phật dùng thường gợi lên hình ảnh, có những hình ảnh thật đẹp và nên thơ, có sức gợi cảm mạnh , như vậy chúng ta sẽ thấy trong các câu kệ trích dẫn trong bài này: “Ý dẫn đầu các Pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với ý ô nhiễm. Nói lên hành động. Khổ não bước theo sau. Như xe , chân vật kéo”.

Phật giáo cho rằng “ Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp” . Nghiệp là hành động tạo tác có tác ý. Do đó. một người làm điều ác hay nói điều ác, là do ở nơi tâm nghĩ ác trước. Vì vậy mà kinh nói “Ý dẫn đầu các pháp”. “ Ý làm chủ ý tạo”. Ở đây ý chính chỉ các hành động thiện hay ác. Tất nhiên, từ pháp trong đạo Phật có nhiều nghĩa, nhưng ở đây, các pháp chỉ các điều thiện hay ác thể hiện ở lời nói hay hành động . Kinh nói rằng, nếu nói hay làm với tâm ác (tức là tâm ô nhiễm, không trong sạch), thì bị khổ liền tức khắc, cũng như hình ảnh bánh xe lăn theo sát chân con bò kéo vậy. Tất nhiên, có quả khổ xảy ra sau này nữa, nhưng người ta vừa nói ác và làm ác thì lập tức trong băn khoăn, sợ hãi, còn mọi người thì chê cười … Đó là cái khổ xảy ra hiện tiền. Trái lại, nếu nói lời lành, làm điều lành, với tâm thiện lành, thì có ngay niềm vui, niềm an lạc, cũng như bóng không bao giờ rời hình : “ Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng không rời hình ( kệ 2 ) .

Cũng như cha ông ta nói “gieo gió thì gặt bão , ở hiền thì gặp lành”, đó là quy luật nhân quả thuộc phạm trù đạo đức. Cho nên, hễ ai có thái độ sống bất thiện, phóng túng không kiểm soát thân tâm, thì sẽ thiếu tự tin khi đối diện với những vấn đề nan giải, có nguy cơ bị đọa lạ , sụp đổ, chẳng khác nào cây yếu sẽ bị đổ trước gió : “ Ai sống nhìn tịnh tướng , Không hộ trì các căn , Ăn uống thiếu tiết độ , Biếng nhác , chẳng tinh cần , Ma uy hiếp kẻ ấy , Như cây yếu trước gió” (kệ 7) .

Trái lại, đối với người có lối sống thiện lành thì sẽ an trú trong thế giới an lạc , vững vàng trước mọi thử thách, tự tin vào đời , chẳng khác nào hình ảnh kiên cố của núi đa trước gió : “ Ai sống quán bất tịnh ,Khéo hộ trì các căn , Ăn uống có tiết độ , Có lòng tin tinh cần , Ma không uy hiếp được , Như núi đá trước gió” (kệ 8) .

Tịnh tướng là thế giới đầy đủ màu sắc của cuộc sống .Con người có thẩm thức , có khả năng cảm nhận cái đẹp ; khi bước ra khỏi vòng hệ lụy khát ái và chấp thủ , khiếu thẩm mỹ ấy làm phong phú thêm cho sự an lạc , nếu không thì dẫn đến kết quả khổ đau . Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy , một người có thái độ sống phóng dật ; buông lung ,lười biếng , không có lòng tin vào lẽ phải , ở điều thiện , các bậc Thánh và những lời dạy của các bậc Thánh , không biết tri túc và dễ bị dục vọng thấp hèn lôi cuốn , sai khiến . Kinh Pháp cú dùng từ ma để chỉ những dục vọng thấp hèn , chứ không phải chỉ ma quỷ .

Trái lại người có trí rèn luyện tâm mình , khine61 cho tâm luôn luôn nghĩ điều lành , không nghĩ điều ác , nhờ vậy , lời nói cũng như việc làm cũng đều thiện lành . Con người khéo tu tâm như vậy , Kinh Pháp Cú ví với mái nhà khéo lợp , nước mưa không thấm vào được . Đối với tâm khéo tu tập , những dục vọng thấp hèn hay xấu xa cũng không chi phối được : “ Như ngôi nhà khéo lợp , Mưa không xâm nhập vào , Cũng vậy tâm khéo tu , Tham dục không xâm nhập” ( kệ 14) .

Rõ ràng các thí dụ Đức Phật dùng để thuyết pháp vừa nêu , một mặt khái niệm được vấn đề , một mặt gợi cho người học một ảnh tượng cụ thể , minh họa cho thế giới thực tại đang diễn ra hết sức sinh động , nó tùy thuộc kết quả vận hành của tâm . Một tâm thức trong sáng , tinh tấn hành thiện , tích lũy việc thiện , người đó chắc chắn sẽ được an lạc . Thế nên , trong cuộc sống , nếu có kẻ ngu tìm cách hại người hiền thiện , thì kẻ ngu đó xử sự không khác gì đứng ngược gió mà tung bụi sẽ làm bẩn mặt kẻ ngu , chứ không thể làm bẩn người hiền thiện : “ Hại người không ác tâm , Người thanh tịnh không uế , Tội ác đến kẻ ngu , Như ngược gió tung bụi”. ( kệ 125 ).

Kẻ ác làm điều ác rồi , tưởng có thể cao chạy xa bay , nhưng kinh Pháp Cú nói rõ , kẻ ác làm điều ác , mà không quyết tâm sửa chửa thì dù có trốn chạy lên trời hay dưới biển , cũng không tránh được quả báo ác sẽ đến với mình : “ Không trên trời dưới biển , Không lánh vào động núi , Không chỗ nào trên trời ,Trốn được quả ác nghiệp” . (kệ 127).

Luật nhân quả khách quan , nhưng không phải là máy móc. Trong sách Phật, có khái niệm chuyển nghiệp. Bằng những hành động thiên tạo ra thường xuyên và mạnh mẽ, chúng ta có thể hạn chế, tiến tới triệt tiêu những nhân bất thiện được tạo ra từ trước. Vì vậy, mà Kinh Pháp Cú nói : “Ai sống trước buông lung , Sau sống không phóng dật , Chói sáng rực đời này , Như trăng thoát mây che” ( kệ 172) , và : “ Ai dùng các hạnh lành , Làm xóa mờ nghiệp ác , Chói sáng rực đời này , Như trăng thoát mây che” (kệ 173) .

Trăng thoát mây che” là thí dụ đặc trưng của thủ pháp nghệ thuật này, nó cũng là một hình ảnh đẹp để giải trình cho một kết cấu nhân quả khách quan trong triết lý nhân sinh, cũng như trong đời sống thực tại. Điều đáng nói khi Phật sử dụng thủ pháp nghệ thuật thí dụ để diễn đạt chân lý thì chân lý càng hiển lộ nhiều hơn. Trường hợp Angulimala – một tên cướp khét tiếng giết người là một thí dụ điển hình. Ông là người đươc Phật giác ngộ và cho xuất gia. Sau đó, Angulimala không những trở thành tu sĩ hiền và từ bi, mà còn chứng quả A-la-hán . Điều đó , có nghĩa một người phạm trọng tội, nếu biết bỏ ác theo lành cũng chứng dắc quả vị , huống hố là những người bình thường. Có thể nói, đối với đạo Phật, cửa giác ngộ và giải thoát mở rộng cho mọi người, không phân biệt người thiện hay kẻ ác, thậm chí kẻ rất ác, miễn là người đó thật thà cải tà quy chánh, bỏ ác làm lành. Cho nên nói “biển khổ vô biên , quay đầu là bờ” là vậy.

Thế nên, trong đời sống hiện thực đầy biến động này, con người dễ dàng dao động và hệ lụy với thế giới hình tướng mỹ miều bên ngoài. Nếu không may thiếu sự tỉnh thức mà bị lầm lạc, hay bị đọa lạc bởi những hành động bất thiện thì không nên chán nản, thất vọng. Tâm lành, hành động lành có công năng chuyển hóa và thiêu hủy các tội lỗi mà chúng ta không lường hết được. Điều đó giúp ta có một sức mạnh nội tại và khẳng định lòng tịnh tín của mình trong cuộc hành trình tìm cội rễ giải thoát. Giải thoát và giác ngộ cho chính sự nghiệp của mỗi người, không ai làm thay ai được cả .

Đến đây, như bóng theo hình, như trăng thoát mây che…trong các câu kệ Kinh Pháp Cú không chỉ là các thí dụ văn học Phật giáo mang tính điển hình, đầy giá trị thẩm mỹ, chuyển tải nội dung thông điệp đạo lý nhân quả – nghiệp báo khách quan nữa mà thực sự trở thành pháp hành cụ thể cho mỗi người. Thiết nghĩ, nếu chưa từng đọc, bạn hãy bắt đầu đọc kinh, nếu đã đọc rồi , chắc sẽ như tôi càng đọc càng thấm thía , càng đọc càng suy ngẫm, tâm càng trở nên yên tĩnh trong sáng . Rõ ràng , lời Phật dạy là lời bao giờ cũng có giá trị văn hay, ý đẹp , và thâm trầm, mà khi bạn đọc hằng ngày ; càng đọc càng thấy hay, và nếu thực hành lại càng thấy hay vô cùng, lợi lạc vô cùng trong đới sống thực nghiệm tâm linh.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 105 – Phật Đản
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 14982)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
03/10/2010(Xem: 7803)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
03/10/2010(Xem: 7301)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
03/10/2010(Xem: 6956)
Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mườiđầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay,kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩalà bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nóchỉ là một.
03/10/2010(Xem: 5446)
Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũ khí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền.
02/10/2010(Xem: 15363)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
02/10/2010(Xem: 7410)
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán... Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
01/10/2010(Xem: 8374)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
01/10/2010(Xem: 6614)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 6441)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567