Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh hạnh niệm Phật

05/02/201215:42(Xem: 7429)
Chánh hạnh niệm Phật
Chánh Hạnh Niệm Phật
Đại Sư Hám Sơn (Mộng Du Tập)

Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng tưởng hàng ngày của chúng ta, các thứ nghiệp phiền não thương ghét, tham lam, giận hờn của chúng ta, nếu còn một mảy may không dứt thì tức là còn gốc rễ sanh tử. Nay muốn tham thiền đốn ngộ liễu thoát sanh tử, hãy tự suy nghĩ xem có thể một niệm dứt ngay phiền não của nhiều kiếp như chặt đứt một cuộn chỉ hay chăng ? Nếu chẳng thể dứt sạch phiền não thì dẫu cho đốn ngộ, cũng thành nghiệp ma, đâu nên xem thường? Các vị tổ xưa kia đốn ngộ, cũng nhiều đời tích lũy công phu tu tập dần dần (tiệm tu) mà được, cho nên “đốn ngộ” này nói thì dễ mà thật ra là rất khó. Nếu không có hai, ba mươi năm hạ thủ công phu, thì làm sao có thể ở trong chốn phiền não lẫy lừng mà được một niệm đốn ngộ. Điều thiết yếu là phải tự biết căn khí mình như thế nào? Đến như một môn niệm Phật, người đời không biết sự nhiệm mầu của nó, xem là thiển cận, kỳ thật mỗi bước thực hành cho đúng thì như thế nào? Chúng ta từ khi có sanh tử đến nay, niệm niệm vọng tưởng phan duyên tạo nghiệp sanh tử, đâu từng có một niệm quay trở về soi lại tự tâm, đâu từng một niệm chịu đoạn dứt phiền não. Nay nếu có thể đem tâm vọng tưởng chuyển làm niệm Phật thì niệm niệm dứt phiền não. Nếu niệm niệm dứt được phiền não thì niệm niệm ra khỏi sanh tử.

Nếu một niệm niệm vững chắc không đổi dời nhất tâm bất loạn, so với tham thiền còn có kết quả hơn. Tóm lại, chỉ do một niệm thiết tha chân thực mà thôi. Nhưng tham thiền nhất định cần phải chết đi hết tâm thế tục không còn một niệm vọng tưởng, còn niệm Phật là lấy tưởng tịnh chuyển tưởng nhiễm, dùng tưởng trừ tưởng, là Pháp Hoán Chuyển, cho nên đối với căn khí của chúng ta ngày nay dễ thực hành hơn.

Tu tịnh độ không cần phải kiến tánh, chỉ chuyên lấy niệm Phật làm chánh hạnh và lấy bố thí, trai tăng, tu các công đức phước điền làm trợ nhân trang nghiêm cõi nước Phật trong tâm niệm Phật, tuy phát nguyện vãng sanh, nhưng cần phải biết trước tiên chặt đứt cội gốc sanh tử mới có hiệu quả. Cội gốc sanh tử tức là sự tham lam, hưởng thụ vật chất thế gian tất cả đều là gốc khổ và mọi thứ tâm suy ấy chấp trước giận hờn, cùng các thứ giáo pháp do tà sư tà ma ngoại đạo thuyết, đều phải tận mình mửa ra cho hết, chỉ tin một pháp môn Niệm Phật tâm không lúc nào quên danh hiệu Phật. Phật là Giác, nếu niệm Phật không quên Phật, tức là niệm niệm minh giác. Tâm nếu quên Phật liền là Bất Giác. Nếu niệm đến trong mộng cũng niệm được tức là thường giác không mê muội ! Hiện tại nếu tâm nầy không mê muội thì lúc lâm chung tâm nầy không mê muội, ngay chỗ tâm nầy không mê muội tức là kết quả, nay công việc bận rộn không thể tham thiền, duy có niệm Phật là tốt nhất, bất kể rỗi rảnh, bận rộn, chỗ nào cũng niệm được, chỉ cần một lòng không quên, không còn có pháp nào hay hơn !.

Tham thiền cần phải lìa tưởng, niệm Phật chú trọng vào chuyên tưởng, vì chúng sanh từ lâu nay chìm trong vọng tưởng, đây là lấy độc trị độc, là pháp hoán chuyển mà thôi. Cho nên thâm cứu khó ngộ, niệm Phật dễ thành. Nếu tâm thiết tha muốn giải quyết xong việc lớn sanh tử, đem tâm tham cứu đổi thành tâm niệm Phật, thì lo gì một đời nầy không liễu thoát sanh tử ?.

Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si, buông bỏ đến chỗ không còn gì để buông bỏ, chỉ để khởi một câu “A Di Đà Phật, rõ rành phân minh trong tâm không gián đoạn như sợi chỉ xỏ xâu chuỗi. Dụng công như thế, bất cứ cảnh riêng nào, cũng không bị lôi kéo đánh mất, hàng ngày như vậy trong cảnh náo đông không tạp, không loạn, thức ngủ như một, dụng tâm như thế, niệm đến lúc mạng chung, nhất tâm bất loạn, đó là thời tiết Siêu Sanh Tịnh Độ.

Nếu tâm tha thiết vì việc sanh tử niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, chỉ e một phen mất thân người muôn kiếp khó được lại, cần phải cắn chặt lấy một câu danh hiệu Phật nầy, nhất định phải chiến thắng vọng tưởng, bất cứ chỗ nào cũng niệm niệm hiện tiền, chẳng vì vọng tưởng ngăn che. Hạ thủ công phu thiết tha như thế lâu ngày thuần thục tự nhiên tương ưng chẳng cầu thành khối mà tự thành khối.

Phương pháp tu niệm Phật cũng có thứ lớp, người tại gia không cần câu chấp theo thời khoá của chư Tăng trong tự viện, chỉ cần lấy niệm Phật làm chính, mỗi ngày buổi sáng sớm lễ Phật, tụng một quyển kinh Di Đà, lần chuỗi niệm Phật A Di Đà hoặc ba nghìn, năm nghìn, mười nghìn, rồi hồi hướng phát nguyện vãng sanh về cõi nước Cực Lạc. Khoá buổi tối cũng như vậy lấy đây làm định khoá, hàng ngày nhất định không có thiếu sót. Pháp nầy có thể áp dụng phổ thông cho mọi người, nếu vì việc lớn sanh tử thì công phu cần phải khẩn thiết hơn, mỗi ngày trừ hai thời khoá kể trên, suốt ngày đêm chỉ đem một câu “A Di Đà Phật” đặt trong lòng, niệm niệm không quên, tâm không mê muội, tất cả việc đời đều không nghĩ tưởng, chỉ lấy một câu niệm Phật làm mạng sống của mình, cắn chặt không buông, cho đến trong các sinh hoạt hàng ngày, một câu Phật nầy vẫn luôn luôn hiện tiền. Nếu gặp lúc tâm bất an do các cảnh giới nghịch thuận phiền não buồn vui quấy nhiễu, chỉ cần đề khởi một câu niệm Phật nầy lập tức thấy phiền não tiêu diệt. Vì niệm niệm phiền não là gốc khổ sanh tử, nay dùng niệm Phật tiêu diệt phiền não, ấy là Phật độ chỗ khổ sanh tử. Nếu niệm Phật tan được phiền não thì có thể thoát sanh tử. Nếu niệm Phật đến trình độ làm chủ được trên phiền não thì ở trong mộng làm được chủ. Nếu ở trong mộng làm được chủ thì ở trong lúc bệnh khổ làm được chủ thì lúc lâm chung rõ ràng biết được chỗ đi. Việc nầy không khó làm, chỉ cần một niệm tâm tha thiết vì sanh tử, nắm chặt một câu Phật không còn nghĩ ngợi gì khác, lâu ngày thuần thục, tự nhiên được đại an lạc, cái vui ngũ dục thế gian không thể sánh được. Ngoài pháp môn Tịnh Độ nầy, không còn có pháp môn nào thẳng tắt giản dị hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2015(Xem: 6549)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01/10/2015(Xem: 9210)
Trước trung thu nhiều người có hỏi tôi: “Ở Sài Gòn, tết trung thu, ngoài phố lồng đèn bạn có biết đi đâu được nữa không?”. Tôi cũng tự băn khoăn, liệu trung thu năm nay mình sẽ làm gì, đi đâu để trung thu tuổi 19 không chỉ là câu chuyện của sum vầy, của chiếc bánh trung thu được san sẻ cùng chị cùng mẹ. Tôi muốn trung thu này sẽ còn là câu chuyện của ý nghĩa, của niềm hạnh phúc, của yêu thương, của ấn tượng khó phai. Và tôi đã có lựa chọn cho chính mình - cùng vun đắp Trung thu này cùng CLB yêu sách Thái Hà và những mầm non nơi xa xôi đô thành.
01/10/2015(Xem: 8334)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
01/10/2015(Xem: 6992)
Tu là gì ? “Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
30/09/2015(Xem: 6649)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 10098)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 5773)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10105)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7827)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 8006)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]