Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai bút đầu năm: Cho và nhận

26/01/201203:43(Xem: 6851)
Khai bút đầu năm: Cho và nhận
KHAI BÚT ĐẦU NĂM
CHO VÀ NHẬN
Nguyễn Thượng Chánh

chovanhanTrong đờisống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổilẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng. Vậy, chođể nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức? Đó là mộthành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người? Nhưng có điều chắc chắn là lòng vị tha bác ái, cho qua con tim, mới thật sự đem đến cho tanhiều hạnh phúc.

***

Một nguyên tắc tư bản: cho để nhận

“ Anh hãy cho tôi những gì tôi cần và anh sẽ nhận đượcnhững gì anh cần”. Đó là nguyên tắc cho để nhận (Give and take hayDonnant -donnant) của xã hội tư bản.

Cho cũng có nghĩa là bán cho. Vô tiệm ăn mình thường gọi:cho tôi ly cà phê sữa đá. Tôi đưa anh 3$, tôi nhận ly cà phê. Tiền trao cháomúc.

Nghĩ rộng ra, nguyên tắc trên cũng có thể đem áp dụngvào cá nhân mỗi người.

Chúng ta cần phải ăn, cần phải uống và cần tập thể dụccho cơ thể được khỏe mạnh.

Người mẹ cho con bú để nó sống và lớn khôn nên người.Đó là món quà tình mẫu tử cho và nhận. Hạnh phúc của con chính là hạnh phúc củangười mẹ (cycle du don).
Trong mối tương quan giữa con nguời với nhau, tiền bạclà biểu tượng để mọi người có thể trao đổi hàng hoá và dịch vụ lẫn nhau.

Cho, đổi chác và tặng

Cho để nhận là nguyên tắc của mọi sự đổi chác.

Trong xã hội ngày nay, muốn sống với người khác thì cầnphải có sự đổi chác qua lại.

Đôi khi cho cũng có thể là một hành động bất vụ lợi xuấtphát từ lòng bác ái, thương người.

Tặng đúng nghĩa ra là cho mà không đòi hỏi phải có sựđền đáp hay trả lại.

Cho để nhận, một nguyên tắc trong mối giao tiếp xã hội.

Theo phong tục Việt Nam thì bánh ít có đi thì bánh quy phải có lạimới toại lòng nhau. Đó là phép xử thế lịch sự trong xã hội để mọingười đều được vui vẻ với nhau.

Cho tiền cho bạc, cho của cải vật chất, cho công sứcvà sự ân cần, săn sóc cũng có thể với dụng ý lợi dụng, tạo cảm tình, để tìm ânhuệ, hoặc chức vụ sau nầy. Có khi cho ít mà nhận được nhiều. Người đời thườngnói đó là thả con tép để bắt con tôm.

Cũng có người cho hay bố thí có chủ đích, để mong cầuđược phước báo, cho cha mẹ và cho bản thân mình lúc chết được vãng sanh về cõiTây Phương Cực Lạc.

Cho mà không cầu được đền đáp lại có thể bị người ta lợidụng chăng?

Con người rất phức tạp. Cho một món quà không mấy đánggiá đôi khi có thể bị hiểu lầm là khinh khi người ta

Có người làm ăn lươn lẹo, chôm chỉa nhiều quá nên cầnbố thí bớt để nhẹ tội với lương tâm đồng thời cũng để chứng tỏ là mình là ngườihào phóng. Có người bố thí hầu để được giảm thuế cuối năm.

Có người cho để lấy tiếng.

Có người cho vì bị ép buộc, vì sợ người ta trù ẻo làmkhó dễ, vìsợ người ta trách mình keo kiệt.

Tuy nhiên cũng có người cho vì lòng vị tha bác ái vàthương người nghèo khó, khốn khổ. Họ không mong đợi được đền đáp nhưng chắc chắnlà họ nhận được niềm vui tinh thần rất nhiều.

Theo nhà nhân chủng học Marcel Mauss, chúng ta bắt buộcphải trả lễ lại mỗi khi chúng ta nhận được một món quà hay một sự giúp đỡ từ mộtngười nào đó.

Nghiên cứu về phong tục tập quán của các bộ lạc thiểusố bán khai ở quần đảo Nam Dương và Tân Tây Lan, qua tản văn Essaisur le don(1923) Gs Marcel Masscho biết tập tục Potlatch(tập tục hệthống quà biếu) được xem là vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày haytrong những dịp lễ hội giữa các bộ lạc với nhau.

Mỗi khi một cá nhân hay một bộ lạc nhận được quà biếuthì họ bắt buộc phải trả lễ lại bằng một món quà khác có giá trị tương đươnghay cao hơn món quà mà họ đã nhận được.

Món quà trả lễ có thể được biểu hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: dụng cụ nhà bếp, bàn ghế, tiệc tùng ăn nhậu, nhảy múa, thậmchí có thể là phụ nữ và trẻ em v,v...

Potlatchbiểu tượng của sự hài hòa trong xã hội, cũng như quyền quy và sức mạnh của bộ lạc.

Người cho quyết định giá trị món quà mà họ đem biếu.

Phải chăng potlatchcũng là một nguyên tắc và là một nền tảng trong xã hội ngày nay của chúng ta?

Người ta chào mình, vì phép lịch sự bắt buộc mình phảichào lại họ.

Theo cách suy nghĩ của nhiều người thì của biếu là của lo, của cho là của nợ. Đó là potlatch.

Hôm nay người ta đi đám cưới con mình, sang năm thìmình có bổn phận phải đi dự đám cưới của con họ để trả lễ lại.

Các tôn giáo nghĩ gì?

*Theo ThiênChúa Giáo

Đức Chúa Trời là đấng toàn năng, tạo ra mọi sự vậttrên Trời và dưới thế. Chúa cho chúng ta sự sống đời đời.

Từ thiện được xây dựng từ lòng thương yêu bất vụ lợikhông màng đến sự báo đáp hay nhận lại bất cứ điều gì cả. Cho xuất phát từ lòngthương yêu không giới hạn.

Kinh Thánh có nói “Cho sẽ mang đến cho ta nhiều hạnhphúc hơn nhận”

Act.20.35 Luc14.12-14. « Il y a plus debonheur à donner qu'à recevoir »

Công Giáo khuyên bảo tín đồ phải có trách nhiệm giúp đỡngười khốn khổ, kém may mắn.

«Giáo hộiđã nhiều lần dạy bảo con cái mình rằng: giúp đỡ người nghèo và người kém maymắn là một trách nhiệm đặc biệt của người công giáo bởi vì họ là chi thểcủa Thân Thể Chúa Kitô. “Vì chính trong Thân Thể này chúng ta biết tình yêu củaThiên Chúa,” như tông đồ Gioan cho chúng ta biết: “đó là Đức Ki-tô đã thí mạngvì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em.Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳngđộng lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được” (IJn 3: 16-17) (cf. Mater et Magistra,# 159) ». (Br. Huynhquảng. Công Giáo Việt Nam)

Nghiên cứu tâm lý xã hội học gần đây cũng chứng minh lờinói trên của Kinh thánh là cho mang đến nhiều hạnh phúc hơn nhận.

Người cho tiền của hay giúp đỡ người khác thường cảmthấy mình được sung sướng và hạnh phúc hơn những người nhận được tiền hay nhậnđược sự giúp đỡ.

Tuy vậy cũng có người còn nghi ngờ điều trên.

Theo họ, sự khác biệt giữa người hảo tâm và ngườikhông có lòng hảo tâm được xuất phát từ lòng tin và thái độ của họ. Có bốn độnglực rõ rệt đã ảnh hưởng và nung đúc đến lòng hảo tâm của con người : đứctin vào tôn giáo, lòng bi quan không tin chánh phủ về đời sống mặt kinh tế, giađình vững mạnh, và vào đầu óc kinh doanh làm ăn của họ.

The difference between givers and nongiversis found in their beliefs and behaviors. Four distinct forces emerge from theevidence that appear primarily responsible for making people charitable. Theseforces are religion, skepticism about the government in economic life, strongfamilies, and personal entrepreneurism.”( Arthur C.Brooks,Professor of publicadministration at Syracuse University’s Maxwell School of Citizenship andPublic Affairs.)

*TheoPhật Giáo

Cho hay bố thí là một hạnh trong Phật giáo.

Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của BồTát.

Sau đây tác giả xin tóm lược các điểm chánh trong bài Bốthícó mấy loại(Kinh Điển Phật Pháp) và Bố Thí Ba La Mật(Thích Trí Siêu).

Bố thí có 3 loại:

1) Tàithí: tức bố thí tiền
2) Phápthí: bố thí pháp
3) Vôúy thí: tức bố thí sự không sợ hãi

Ba loại bố thí vừa nêu được gọi chung là vật thí.

*“Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếutố tạo ra nó: người cho (năng thí),món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.Nếu thiếu một trong ba yếu tố kể trên thì sẽ không có sự bố thí.

Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không cóai nhận thì không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhậnthì cũng không có sư bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho thìcũng không có sự bố thí.

*Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phướcbáo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây

- Người bố thí phải có tâm trong sạch.

- Vật được thí phải chân chính.

- Người nhận phải được kính trọng tối đa”.

Kết luận

Cho để làm gì? Quả thật đây là một vấn đề rất phức tạpvà khó giải nghĩa cho thỏa đáng được.Tùy theo người, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo sự hiểu biết và đức tinh tôn giáomà có thể có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Người gõ xin mượn lời của thầy Thích Trí Siêu để nóilên sự phức tạp của ngôn ngữ Việt Nam:

Tiếng Việt của ta rắc rốilắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ý cẩn thận một chút là ta có thể gâyphiền phức cho chính mình và cả người khác nữa.
Như ta đã thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bốthí... ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí”.

Thích Trí Siêu

Tham khảo:

- Thích Trí Siêu- BốThí Ba La Mật
/D_1-2_2-227_4-2075_5-75_6-4_17-307_14-1_15-2/bo-thi-ba-la-mat.html
- Kinh Điển Phật Pháp.Bố thí có mấy loại
http://phatphap.wordpress.com/2007/10/22/b%E1%BB%91-thi-co-m%E1%BA%A5y-lo%E1%BA%A1i/
- Marcel Mauss (1923-1924). Essai sur le don. Forme et raison de l’échange dans les sociétés archaïques
http://www.congoforum.be/upldocs/essai_sur_le_don.pdf
- James Randerson. The path tohappiness: it is better to give than receive
http://www.guardian.co.uk/science/2008/mar/21/medicalresearch.usa
- ThomasFitzpatrick. It is better to give than toreceice-No, really.
http://www.vision.org/visionmedia/article.aspx?id=4400
- Br Huynh Quảng-Công Giáo Việt Nam. Nạn nghèo đói và lòng từ thiện.
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=19&ia=5768
- Suzan K Minorik.The extraordinary happiness of heartfeltgiving
http://www.positive-living-now.com/tag/giving-and-happiness/

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 26340)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 16599)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
07/12/2013(Xem: 7635)
Các Phật tử nam lắng nghe chăm chú, các Phật tử nữ lặng nhìn, nghe Hòa thượng khai thị. Có lẽ ai nấy cũng chạnh lòng khi biết rằng, chính tại ngôi chùa Cực Lạc Cảnh Giới này, TT. Hạnh Nguyện đang ngày đêm nguyện cầu chư Phật, hộ pháp gia hộ cho công trình xây dựng Chùa Cực Lạc Cảnh Giới sớm thành tựu, và là nơi nương tựa, tu học tâm linh quan trọng của bà con Phật tử Việt Nam ở hải ngoại.
07/12/2013(Xem: 7847)
Sáng ngày 4/12, chùa Việt Nam mới có tầm cỡ bậc nhất tại Thái Lan “Cực Lạc Cảnh Giới” (WAT PA SUKAWADEE) địa chỉ: 75 Moo, 6 Tambon Samoeng-Nue Samoeng, ChiangMai, ThaiLand đã trang nghiêm tổ chức lễ xuất gia cho sáu cư sĩ bạch y Ưu Bà Tắc, dưới sự chứng minh của HT.Thích Như Điển – Tổng thư ký GHPGVNTN Châu Âu- Phương trượng chùa Viên Giác (CHLB Đức), TT.Thích Hạnh Nguyện – trụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT. Thích Nguyên Hiền – trụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng)…, gần 80 Tăng Ni Phật tử về tham dự.
07/12/2013(Xem: 6990)
Không ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có: - Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng. - Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.
07/12/2013(Xem: 7634)
Khi đức Phật đi giáo hóa đến ngự tại động Thất Diệp thuộc núi Kỳ xà Quật gần thành La Duyệt, một hôm con một Trưởng giả tên Thiện Sinh, sáng sớm tắm rửa xong, ra khỏi thành vào vườn cây, dùng hương lễ lạy sáu phương. Lúc ấy, đức Phật đang ở tại động Thất Diệp, Ngài quán sát chúng sinh, thấy vậy, Ngài liền đến chỗ ấy (bằng thần thông) ngay khi Thiện Sinh vừa lễ lạy xong; khi gặp, Ngài nói với thanh niên rằng:
06/12/2013(Xem: 8772)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
05/12/2013(Xem: 11390)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
03/12/2013(Xem: 52382)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20800)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567