Hòa thượng Thích Trí Quang dịch
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọngdễ sinh.Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nỗi dậy.
Thứ ba, cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học khôngthấu đáo.
Thứ tư, xây dựngđạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chínguyện không kiên cường.
Thứ năm, việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo.
Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
Thứ tám, thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà ý có mưu đồ.
Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
Thứ mười, oan ứckhông cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.
Bởi vậy, Phật dạy lấy bịnh khổlàm thuốc thần, lấy hoạn nạn làm giải thoát, lấy khúc mắc làm thú vị,lấy ma quân làm bạn đạo, lấy khó khăn làm thích thú, lấy kẻ tệ bạc làmngười giúp đỡ, lấy người chống đối làm nơi giao du, coi thi ân như đôidép bỏ, lấy sự xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thìsẽ bị trở ngại. Thế Tôn thực hiện tuệ giác Bồ đề ngay trong mọi sự trởngại. Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thànhđạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi,và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao?Ngày nay, những người học đạo,trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ậpđến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đángtiếc đáng hận biết ngần nào?
Ghi Chú:
Trước đây 10 điều tâm niệm tôidịch từ sự trích lục của 1 bộ sách. Nay thì tìm ra và dịch theo nguyênvăn, nằm trong Chính 47/373, tên sách là Bảo Vương Tam Muội Niệm PhậtTrực Chỉ, của ngài Diệu Hiệp, 1 tác phẩm mà ngài Vân Thê muốn nhưngchưa thấy được (Chính 47/354). Mười điều tâm niệm được mở đầu bằngnhững lời sau đây.
Tâm tánh bình đẳng, bản thểnguyên vẹn. Do đó mà chúng sinh tuy bị ràng buộc trong nghiệp thức,nhưng không ai lại không có cái chí xuất trần. Thế nhưng muốn tham cứuđạo lý thì ma chướng đã hiện ra, một việc phiền lòng là vạn điều thiệnmất cả, thành công thì nhỏ mà thất bại quá lớn, nên người đắc đạo quảthật quá ít. Huống chi vật dục đua nhau khuynh loát tâm trí, sống chếtgiành nhau đánh đổ sinh mạng, khiến ai cũng như ai. Làm cho cái Pháp màPhật đã trải qua 3 vô số kiếp, hy sinh vô số đầu mắt tủy não, quốcthành thê tử, thân thịt tay chân, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tiến, phụngsự thiện hữu, không tiếc tính mạng trong việc tu tập các nhân tố củatuệ giác Bồ đề mới thực hiện được, cái Pháp ấy nhất đán đến ta, gặp trởngại mà thoái chí là mất tất cả, thật đáng thống hận. Nay ta đã làm conPhật, vậy mà không nỗ lực phấn đấu, ngồi mà nhìn con mắt tuệ giác củapháp giới chúng sinh mù mất, thì thật đau lòng còn hơn cắt da xả thịt.Do đó mà tôi y cứ kinh điển, lập ra "10 hạnh trở ngại lớn lao", mệnhdanh là "10 hạnh không cầu". Tình đời dẫu chẳng ai muốn trở ngại, nhưngcố gắng chấp nhận thì những trở ngại ấy hiện ra, thân tâm ta nhờ đãnung luyện trước trong đó, nên các thứ ma, mọi thứ ác, hết thảy trởngại không thể khuynh đảo hay cản trở được nữa. Như vàng ở trong lòlửa, lửa nung vàng, nhưng vàng lại nhờ đó mà thành vật dụng...
Và "10 hạnh không cầu" ấy tôi đổi tên là "10 điều tâm niệm".