Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không lầm thân mộng

22/01/201217:59(Xem: 5867)
Không lầm thân mộng
ht%20thanh%20tu

Mỗi đêm chúng ta đềutụng Bát-nhã “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Chiếu kiến ngũ uẩn của ai? Ngũuẩn của mình. Như vậy là soi sáng, xét nét lại chính mình để biết rõ năm uẩnkhông thật, không có thực thể, từ đó mà qua tất cả khổ nạn. Thân đã không thậtthì cảnh bên ngoài có thật được không? Không. Vậy mà con người luôn thấy thântâm và muôn sự muôn vật lúc nào cũng có thật.

Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quantrọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng taphải khắc tỉnh, mạnh dạn vượt qua ảo mộng. Có một sự tích liên quan đến đếnviệc gá thân mộng như thế này: Thiền sư “Đả Táo Đọa”, do đập bể ông táo màthành danh. Ngài tu ở vùng núi Xuân Sơn bên Trung Hoa với một số đồ chúng. Mộthôm Ngài dẫn chúng đi dạo núi, đến gần thung lũng thấy một miếu thờ, dân chúnglàm thịt bò, trâu, heo, gà dâng cúng liên miên. Hỏi ra được biết vị thần Táo ởmiếu này rất linh, cầu gì được nấy. Nghe rồi, Ngài cầm gậy vô miếu, thấy trênbàn thờ có để ba viên gạch, Ngài lấy gậy gõ vào đó nói: “Đây là do gạch đấthợp thành, linh từ đâu lại, thiêng ở chỗ nào ?”Nói xong, Ngài đập một gậy,ba viên gạch bể nát rơi xuống đất. Lát sau trên đường đi, gặp một vị áo xanh mũxanh quì trước mặt. Ngài hỏi:

- Ông là ai ?

- Con là thầnTáo trong miếu đến tạ ơn Hòa thượng.

Ngài nói:

- Ta đã làmgì mà ngươi tạ ơn ?

- Nhờ ơn Hòathượng nói lý vô sanh mà con tỉnh ngộ, thác sanh lên cõi trời, bỏ thân đọa đàytrong bao nhiêu đời ở tại miếu này.

Nói xong ôngđảnh lễ rồi biến mất. Thị giả thấy vậy mới thưa:

- Bạch Hòathượng, con hầu Ngài đã lâu mà không được nghe nói lý vô sanh, thần Táo này cóphước gì mà Hòa thượng mới nói một câu ông liền ngộ ?

Ngài lặp lạicâu nói trên cho thị giả nghe và hỏi:

- Ông hộikhông ?

- Dạ conkhông hội.

Ngài nói:

- Bể rồi! Bểrồi! Rơi rồi! Rơi rồi!

Thị giả liềnngộ.

Kể chuyện nàyđể quí vị hiểu chỗ chúng tôi dùng chữ gá. Thần Táo gá vào đất gạch mà phải ở đóbao nhiêu năm. Còn chúng ta gá vào cái gì? Gá vào đất nước gió lửa, rồi chấp đócho là mình, có đau khổ chưa? Cho là mình rồi thì giành hơn giành thua, chấpphải chấp quấy. Bao nhiêu tội nghiệp cũng từ đó mà ra. Nếu bây giờ nhớ thân nàylà cái mình gá, không có gì quan trọng hết, biết như vậy là biết được lý vôsanh.

Thân này làgiả tạm, là mộng, mộng thì có gì thật đâu. Trong khi mộng, sanh cũng mộng, tửcũng mộng, sanh không thật sanh, tử không thật tử. Nhận được như vậy thì lý vôsanh hiện tiền. Ngay thân này, nhận được lẽ thật thì thấy đạo, thấy đạo thìthoát ly sanh tử. Ngược lại, chúng ta cứ bám vào thân này cho là thật, là quírồi xem cái khổ vui, hơn thua của nó là quan trọng, tức nhiên mình bị nó chiphối, không những trong hiện đời, mà cả lúc thọ thân sau. Cho nên ngay thân nàychúng ta thức tỉnh, biết được nó là mộng thì tự nhiên có thể lần lần thoát ly,không bị nó cuốn lôi nữa. Do đó thần Táo chỉ nhờ nghe câu: “Đây là do gạch đấthợp thành, linh từ đâu lại, thiêng ở chỗ nào ?”, ông giựt mình thức tỉnh liềnbuông được cái gạch đất và sanh lên cõi trời.

Chúng ta khibiết rõ thân này do đất nước gió lửa hợp thành, không phải thật mình thì sao ?Thật nhẹ nhàng biết mấy, nhưng không chịu buông, cứ bám vào đó mà hơn thua phảiquấy. Có những đêm tôi ngồi ở ngoài, đuổi muỗi cắn, tôi rờ thấy xương, thấythịt, một hồi tôi tức cười quá. Thân này thật không ra gì, gá vào nó cực quá.Gá từng khúc từng mảnh, mà cứ cho là mình, từ đó bao nhiêu cái dở phát sanh, kểkhông thể hết. Vậy mà cứ hài lòng, động đến là phản đối chống trả mãnh liệt.

Chúng ta chỉcần thức tỉnh thân này tạm gá mượn, lấy đó làm bè qua sông, đừng nghĩ nó làthật, cứ lo bồi bổ tô điểm đủ thứ mà chìm đắm, không qua sông được. Những điềutôi nói trên đây nhằm nhắc nhở cho cả Tăng Ni và cư sĩ. Nếu chúng ta thức tỉnhđược điều đó thì chuyện thoát ly sanh tử không khó. Còn nếu chúng ta mê hoàithì không biết chừng nào ra khỏi biển sanh tử. Cho nên chủ yếu Phật dạy lý vôngã là như vậy. Thấy rõ thân này không phải thật ngã thì tự nhiên thoát ly sanhtử. Nếu thấy là thật ngã thì ngàn đời không bao giờ ra khỏi sanh tử, dù tu hạnhgì cũng thế. Đó là một lẽ thật.

Đối với người tỉnh,thương mình là phải tìm ra cái gì thật mình, cái gì không phải thật mình. Chúngta xét xem nơi mình cái gì thật, cái gì không thật. Thân này thật không ? Khôngthật. Tạo sao? Vì thân vô thường, duyên hợp tạm có. Nhà Phật nói thân do bốnphần đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Chất cứng trong người là đất, chất ướttrong người là nước, chất động trong người là gió, hơi ấm trong người là lửa.Bốn thứ đó thiếu một thì không sống được.

Khi bốn chất đó hợp lạithành thân rồi, muốn thân tăng trưởng lâu dài thì phải mượn đất, nước, gió, lửabên ngoài bồi bổ thêm hoài. Như vậy nó mới còn, mới tăng trưởng. Như lỗ mũichúng ta đang thở. Hít vô là mượn, thở ra là trả. Mượn trả, mượn trả… trả ra màkhông mượn lại thì tắt thở. Nếu thân thật thì đâu cần mượn, mà mượn thì khôngthật. Đó là nói về gió.

Đến nước, một lát mượntách nước, mượn rồi trả. Rồi mượn cơm tức là mượn đất, mượn rồi cũng trả. Nhưvậy chúng ta sống an vui, khỏe mạnh là nhờ mượn trả suông sẻ. Nếu mượn trả trụctrặc thì phải đến bệnh viện cứu cấp liền. Thế thì giá trị của con người ở chỗnào? Chỉ là sự mượn trả, mà chúng ta cứ ngỡ mình thật, mình là chủ tất cả. Khithấy được thân này vay mượn tạm bợ, chúng ta có bớt quí nó không? Giả sử aichê, nói mình xấu quá ta có giận không? Đã là đồ vay mượn, xấu tốt có quantrọng gì.

Sở dĩ người ta chê mộtcâu mà mình nổi sân đùng đùng là do ta tưởng mình quí, tưởng mình tốt. Còn nếubiết mình là hư giả, người ta nói gì mình cũng cười thôi. Đó là người trí tuệ,ngược lại là kẻ si mê. Như vậy lấy cái tạm bợ làm cái chân thật của mình cóđược không ? Chắc chắn không được rồi. Đó là tôi nói về thân.

Đến tâm, cái gì là tâmmình ? Vấn đề này tế nhị hơn. Lâu nay chúng ta quen cho nghĩ thiện nghĩ ác… làtâm mình. Tôi xin hỏi, từ khi cha mẹ sinh ta ra đến ngày nhắm mắt, mình là mộthay trăm thứ tạp nhạp ? Tâm suy nghĩ thiện ác hơn thua phải quấy tạp nhạp, mộtngày đổi thay cả trăm lần. Nếu tâm ấy là mình thì chúng ta tạp nhạp mất rồi.Nên phải biết tâm buồn thương giận ghét hơn thua phải quấy chỉ là những mảnhvụn, tạm bợ, chứ không phải thật tâm mình.

Đạo Phật chỉ cho chúngta cái gì là thật nơi mình. Như khi niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, tâm khôngcòn suy nghĩ lăng xăng nữa, mới được đức Phật đón về Cực Lạc. Tại sao phải niệmtới chỗ nhất tâm? Vì tất cả những nghĩ suy đều là tạp nhạp hư dối, không phảithật mình. Lặng hết những thứ đó, tâm chân thật mới hiện bày. Tâm chân thậthiện bày nên Phật mới đến đón. Cho nên niệm Phật phải niệm tới nhất tâm là vậy.

Người tu thiền để đượcđịnh. Định những tâm lăng xăng lộn xộn mà lâu nay chúng ta mê cứ tưởng nó làmình. Những thứ giả dối tạm bợ ấy lặng rồi thì được định. Định tới chỗ cứu kínhsẽ được Niết-bàn vô sanh. Như vậy, chủ trương đạo Phật dạy tu là dẹp tâm lăngxăng lộn xộn, trở về tâm chân thật sẵn có nơi mình. Lâu nay chúng ta quên nêncứ chạy theo những thứ lăng xăng thành ra chìm mãi trong sanh tử khổ đau.

Năm cũ sắptàn, bước qua năm mới, chúng tôi mong rằng quí vị tại gia nỗ lực làm đúng tinhthần học hiểu của mình. Còn giới xuất gia lập chí đúng tinh thần người xuấtgia, để chúng ta chuẩn bị cho năm mới, cương quyết tiến tới mục đích mình đãđịnh.

Mong tất cảchuẩn bị cho năm mới đẹp đẽ hơn, mạnh mẽ hơn, cứng cỏi hơn để đạt được sở nguyệncủa mình. Đó là lời chúc xuân của tôi.

HT. Thích Thanh Từ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 7340)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 8809)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 9254)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 7000)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 6993)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 10189)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 5589)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 10543)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 11627)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
07/01/2012(Xem: 8216)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567