Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cánh lan rừng

21/01/201201:56(Xem: 7962)
Cánh lan rừng

201181591741934887509
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành viếng cảnh, lễ Phật và cầu quốc thái dân an. Tu viện này có cả trăm Tăng chúng tu tập. Hôm ấy công chúa Thanh Thiên, ái nữ duy nhất của quốc vương và hoàng hậu, tình cờ bắt gặp ánh mắt của Chân Tánh, một Tăng sinh thông minh, tướng hảo, đa tài, mỉm cười rồi quay đi. Nhưng lạ thay, Chân Tánh từ đó cứ thấy mình hình như thiếu vắng một cái gì, học hành tu tập không được thoải mái và tự tin như trước.

Vu Lan năm đó, quốc vương cũng đưa hoàng gia đến chùa lễ Phật và cúng dường trai tăng. Lần này Chân Tánh tìm cách gặp mặt Thanh Thiên, cả hai bẽn lẽn, chào hỏi và bắt chuyện vu vơ rồi tạm biệt. Và từ đó, Thanh Thiên cũng cảm thấy hình như mình đã đánh mất một cái gì, tâm trí hay quên và tánh tình cũng giảm đi phần hồn nhiên tươi mát.

Mùa xuân năm sau, như thường lệ, quốc vương lại dẫn phái đoàn hoàng triều đến tu viện lễ Phật và cầu phúc minh niên. Thanh Thiên và Chân Tánh lần này gặp nhau, dắt nhau ra hồ sen dạo mát và trò chuyện khá lâu. Và từ đó, hai bên hẹn hò, rủ nhau đi chơi mỗi tháng hai lần vào những ngày quy định. Một hôm, đang cùng nhau thả bước bên triền núi, Thanh Thiên bỗng thấy một cành lan rừng rất đẹp, đong đưa trên mỏm đá cheo leo, bèn vỗ tay reo lên: “Ôi… cành hoa đẹp quá!...” Chân Tánh ngước mắt nhìn và nhảy vọt lên ghềnh đá, ra sức bám trèo, rướn lên tuột xuống, tay chân xây xát, chảy máu, nhất là chiếc áo Nhật bình, đứt nút và banh ra trước ngực. Phải vận sức bình sinh năm lần bảy lượt Chân Tánh mới hái được đóa hoa. Nhưng khi hái rồi, làm sao xuống đây! Sơ ý một chút là tán thân thất mạng. Sư bám người trên vách đá giữa trời nắng chang chang như một loài bò sát đang rình mồi. Phần mệt mỏi sợ sệt, phần tìm cách đối phó với tình huống hiểm nghèo, sư cứ bám trụ như thế mà không dám quay mặt nhìn lui. Còn Thanh Thiên thì đứng ngồi không yên, chắp tay, nhắm mắt, bụm miệng, rùng mình, tay chân co giật run rẩy như người mắc bệnh kinh phong. Và, đúng là trong cái khó ló cái khôn, sự ngậm cành hoa bên mép phải để cho những cánh hoa khỏi va vào đá mà dập nát hay rơi rụng, rồi hai tay hai chân tì chặt vào vách đá, nhích từng chút một, và cuối cùng, nhờ ơn trời đất, sư cũng mang được cành hoa tươi thắm đó xuống tặng nàng. Thấy tay chân sư máu me từng vệt, quần áo trầy rách, Thanh Thiên ôm choàng lấy sư, gục đầu vào vai khóc rưng rức. Đoạn Thanh Thiên rút khăn ra lau sạch hai bàn tay sư, nhìn chăm chăm một lát rồi le lưỡi liếm qua những vết trầy sướt còn tươm máu. Cảm động quá, Chân Tánh cũng ôm choàng lấy nàng, vuốt xuôi mái tóc và vỗ về an ủi trong im lặng.

Hai tháng trôi qua, một hôm trên đường dạo mát, Thanh Thiên nắm tay Chân Tánh nói:

- Phải đi thôi anh à!

- Tại sao phải đi!... Và đi đâu?... Chân Tánh ngạc nhiên hỏi.

- Đi đâu cũng được, miễn sao đừng cho ai biết tông tích của chúng mình!

- Em nói gì anh không hiểu!...

- Anh không hiểu thật sao?

- Mô Phật, anh chẳng hiểu gì cả!

- Em đã có thai!...

- Trời đất!... Chết…chết…chết!...

- Chết cái gì?... Đã đốn thì phải vác!... Em không chết thì thôi chứ anh chết cái gì?... Thanh Thiên nắm chặt hai tay Chân Tánh, nhìn thẳng vào mắt và quả quyết nói.

- Nhưng mà... anh còn sư phụ và huynh đệ pháp hữu của anh nữa! Trời ơi!... Anh không thể sống xa đại chúng!... Anh không thể tách rời mái ấm thiền môn. Tất cả đã là một phần máu thịt của anh, em hiểu chưa?...

- Em bé trong bụng này không phải là một phần máu thịt của anh? Thanh Thiên gõ gõ tay vào bụng mình và nghiêm giọng nói.

- Nhưng mà… biết đi đâu bây giờ!... Trời ơi, chết tôi rồi!...

- Chiều nay lên đường rồi sẽ biết đi đâu. Anh chuẩn bị hành trang. Em sẽ chờ anh trước cổng chùa vào lúc chạng vạng.

Thanh Thiên lấy hết vàng bạc châu báu của riêng mình và một số y phục cần thiết, tất cả gói trong một chiếc khăn vuông khá lớn, khoác lên vai rồi trực chỉ đến điểm hẹn, nắm tay Chân Tánh hối hả dắt đi như dân tản cư trong cơn đại loạn. Cả hai men theo bìa rừng đi suốt đêm, đến lúc tảng sáng thì vào hẳn trong rừng, tiếp tục cuốc hành trình định mệnh.

Quốc vương và hoàng hậu cứ tưởng con mình đến chùa lễ Phật, nghe Pháp. Tới khuya không thấy con về, cả hoàng triều náo động, quốc vương truyền lệnh cho đám vệ binh tức tốc lên đường đi tìm công chúa. Cũng may là họ chỉ phi ngựa tìm kiếm trong thành nên Thanh Thiên và Chân Tánh đi được khá xa. Trải qua mấy ngày trèo đèo vượt suối, mệt mỏi đói khát, bụng chửa dạ mang, Thanh Thiên kiệt sức, không đi được nữa. Nàng ngồi bệt xuống thảm cỏ bên triền núi, đưa mắt thẫn thờ nhìn người yêu, nói:

- Em hết đi được nữa rồi!

- Cố lên em ơi!... Chỗ này chưa phải là nơi an trụ của chúng mình.

Để khỏi luộm thuộm, dễ bề dìu dắt bồng bế người yêu, Chân Tánh cởi chiếc áo Nhật bình ướt sũng trên người định vất đi, nhưng lạ thay, ba lần vung tay, ba lần chiếc áo vẫn còn đó, không thể nào buông xả nó. Thanh Thiên thấy vậy nói:

- Đến giờ phút này mà anh còn tiếc nuối nỗi gì!

- Không được em ơi!... Chiếc áo này là mạng mạch của đời anh!

- Mạng mạch của anh như vậy, còn mạng mạch của vợ con anh thì sao?...

Chân Tánh lặng người, hai tay cầm chiếc áo, nhắm mắt xoay người một vòng để vất nó cho xa, khỏi thấy nó rơi nơi nào, nhưng khi mở mắt thì chiếc áo vẫn còn dính chặt trong tay. Bất giác, nước mắt chảy dài, Chân Thánh nâng chiếc áo lên ngang mặt một lát rồi máng nó trên một cành cây và chắp tay xá ba xá.

Thấy Thanh Thiên kiệt sức, Chân Tánh khích lệ đôi lời rồi đưa lưng cõng nàng lên đường tiếp tục.

Một ngày sau, Chân Tánh đi đến một cánh rừng có cây xanh bóng cả, khí hậu mát mẻ, đặc biệt là bên dưới có một dòng suối hiền hòa, nước chảy quanh năm; sư quyết định dừng chân và lập nghiệp tại đó.

Tuy bao năm kinh kệ sách đèn, ít vận dụng công sức, nhưng gặp thời thế thế thời phải thế. Sư ra tay dựng lên một túp lều nho nhỏ, đủ cho hai người trú nắng che mưa. Ngày ngày sư khai khẩn đất hoang, trồng đủ các loại cây hoa màu, nàng ở nhà chăm lo công việc nội trợ. Cuộc sống tuy cô quạnh thiếu thốn nhưng đầy ắp tình yêu thương hạnh phúc.

Sau sáu năm nỗ lực xây dựng một thế giới riêng tư biệt lập, Chân Tánh và Thanh Thiên đã gầy dựng được một gia sản tượng đối ổn định, có ruộng vườn nương rẫy, gia súc đầy chuồng, nhất là hai đứa con, một trai một gái bụ bẫm, trông rất dễ thương.

Tưởng đâu đất lành chim đậu, nào ngờ sóng gió nổi lên. Một buổi trưa nọ, nhân lúc thăm đồng, Chân Tánh nhác thấy một em gái chăn dê, khoảng mười lăm mười sáu tuổi, ngồi dưới một tàng cây. Thế là vô minh thức dậy, dục vọng xông lên, Chân Tánh đuổi bắt em gái để thỏa mãn dục tình. Con nhỏ chạy bạt mạng, và rủi thay, nó vấp chân té ngã, xóc cây lủng bụng và chết ngay tại chỗ.

Để che giấu tội lỗi và tránh né ngục tù, Chân Tánh bán hết tài sản, đưa vợ con đến một nơi xa lạ khác để dựng lại cơ đồ. Và sau bốn năm cật lực phấn đấu, Chân Tánh cũng thiết lập được một trang trại vững vàng và có thêm một bé trai. Trong thâm tâm của Chân Tánh và Thanh Thiên, gia nghiệp như thế có thể gọi là lý tưởng, viên mãn. Tiếc thay, trời còn có gió mưa bất định, người tránh sao họa phúc hôm mai. Một trận lũ lụt kinh hoàng diễn ra mấy ngày, nước trên nguồn chảy xuống đồng bằng như thác, dâng ngập cả trang trại của Chân Tánh. Cả nhà chạy lũ, Chân Tánh lưng cõng đứa con út, hai tay dắt hai đứa con lớn, Thanh Thiên nắm chéo áo chồng, tất cả gồng mình cố vượt qua dòng nước lũ. Bất hạnh thay, nước mỗi lúc một dâng cao và chảy xiết, đứa con út tuột khỏi lưng cha, cuốn theo dòng nước phăng phăng. Chân Tánh hoảng hốt lao tới cứu con, hai bé kia mất đà, té nhào; Thanh Thiên thất kinh lao tới, Chân Tánh cũng lao theo để cứu vợ con; nhưng khốn thay, tất cả đều nhấp nhô cuồn cuộn theo dòng nước bạc.

Mơ màng ngơ ngác, thất lạc bơ vơ, Chân Tánh rùng mình mở mắt, và thấy mình đang tĩnh tọa giữa thiền thất, trước kim tượng Đức Thế Tôn. Sư lặng người một lát, rồi từ từ đứng lên, đảnh lễ Bổn Sư và đưa tay lau hai khóe mắt.

Tịnh Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2011(Xem: 7098)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11085)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 6795)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 14536)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
30/05/2011(Xem: 9619)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7142)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8469)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6149)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 7948)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 12765)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]