Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cánh lan rừng

21/01/201201:56(Xem: 8078)
Cánh lan rừng

201181591741934887509
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành viếng cảnh, lễ Phật và cầu quốc thái dân an. Tu viện này có cả trăm Tăng chúng tu tập. Hôm ấy công chúa Thanh Thiên, ái nữ duy nhất của quốc vương và hoàng hậu, tình cờ bắt gặp ánh mắt của Chân Tánh, một Tăng sinh thông minh, tướng hảo, đa tài, mỉm cười rồi quay đi. Nhưng lạ thay, Chân Tánh từ đó cứ thấy mình hình như thiếu vắng một cái gì, học hành tu tập không được thoải mái và tự tin như trước.

Vu Lan năm đó, quốc vương cũng đưa hoàng gia đến chùa lễ Phật và cúng dường trai tăng. Lần này Chân Tánh tìm cách gặp mặt Thanh Thiên, cả hai bẽn lẽn, chào hỏi và bắt chuyện vu vơ rồi tạm biệt. Và từ đó, Thanh Thiên cũng cảm thấy hình như mình đã đánh mất một cái gì, tâm trí hay quên và tánh tình cũng giảm đi phần hồn nhiên tươi mát.

Mùa xuân năm sau, như thường lệ, quốc vương lại dẫn phái đoàn hoàng triều đến tu viện lễ Phật và cầu phúc minh niên. Thanh Thiên và Chân Tánh lần này gặp nhau, dắt nhau ra hồ sen dạo mát và trò chuyện khá lâu. Và từ đó, hai bên hẹn hò, rủ nhau đi chơi mỗi tháng hai lần vào những ngày quy định. Một hôm, đang cùng nhau thả bước bên triền núi, Thanh Thiên bỗng thấy một cành lan rừng rất đẹp, đong đưa trên mỏm đá cheo leo, bèn vỗ tay reo lên: “Ôi… cành hoa đẹp quá!...” Chân Tánh ngước mắt nhìn và nhảy vọt lên ghềnh đá, ra sức bám trèo, rướn lên tuột xuống, tay chân xây xát, chảy máu, nhất là chiếc áo Nhật bình, đứt nút và banh ra trước ngực. Phải vận sức bình sinh năm lần bảy lượt Chân Tánh mới hái được đóa hoa. Nhưng khi hái rồi, làm sao xuống đây! Sơ ý một chút là tán thân thất mạng. Sư bám người trên vách đá giữa trời nắng chang chang như một loài bò sát đang rình mồi. Phần mệt mỏi sợ sệt, phần tìm cách đối phó với tình huống hiểm nghèo, sư cứ bám trụ như thế mà không dám quay mặt nhìn lui. Còn Thanh Thiên thì đứng ngồi không yên, chắp tay, nhắm mắt, bụm miệng, rùng mình, tay chân co giật run rẩy như người mắc bệnh kinh phong. Và, đúng là trong cái khó ló cái khôn, sự ngậm cành hoa bên mép phải để cho những cánh hoa khỏi va vào đá mà dập nát hay rơi rụng, rồi hai tay hai chân tì chặt vào vách đá, nhích từng chút một, và cuối cùng, nhờ ơn trời đất, sư cũng mang được cành hoa tươi thắm đó xuống tặng nàng. Thấy tay chân sư máu me từng vệt, quần áo trầy rách, Thanh Thiên ôm choàng lấy sư, gục đầu vào vai khóc rưng rức. Đoạn Thanh Thiên rút khăn ra lau sạch hai bàn tay sư, nhìn chăm chăm một lát rồi le lưỡi liếm qua những vết trầy sướt còn tươm máu. Cảm động quá, Chân Tánh cũng ôm choàng lấy nàng, vuốt xuôi mái tóc và vỗ về an ủi trong im lặng.

Hai tháng trôi qua, một hôm trên đường dạo mát, Thanh Thiên nắm tay Chân Tánh nói:

- Phải đi thôi anh à!

- Tại sao phải đi!... Và đi đâu?... Chân Tánh ngạc nhiên hỏi.

- Đi đâu cũng được, miễn sao đừng cho ai biết tông tích của chúng mình!

- Em nói gì anh không hiểu!...

- Anh không hiểu thật sao?

- Mô Phật, anh chẳng hiểu gì cả!

- Em đã có thai!...

- Trời đất!... Chết…chết…chết!...

- Chết cái gì?... Đã đốn thì phải vác!... Em không chết thì thôi chứ anh chết cái gì?... Thanh Thiên nắm chặt hai tay Chân Tánh, nhìn thẳng vào mắt và quả quyết nói.

- Nhưng mà... anh còn sư phụ và huynh đệ pháp hữu của anh nữa! Trời ơi!... Anh không thể sống xa đại chúng!... Anh không thể tách rời mái ấm thiền môn. Tất cả đã là một phần máu thịt của anh, em hiểu chưa?...

- Em bé trong bụng này không phải là một phần máu thịt của anh? Thanh Thiên gõ gõ tay vào bụng mình và nghiêm giọng nói.

- Nhưng mà… biết đi đâu bây giờ!... Trời ơi, chết tôi rồi!...

- Chiều nay lên đường rồi sẽ biết đi đâu. Anh chuẩn bị hành trang. Em sẽ chờ anh trước cổng chùa vào lúc chạng vạng.

Thanh Thiên lấy hết vàng bạc châu báu của riêng mình và một số y phục cần thiết, tất cả gói trong một chiếc khăn vuông khá lớn, khoác lên vai rồi trực chỉ đến điểm hẹn, nắm tay Chân Tánh hối hả dắt đi như dân tản cư trong cơn đại loạn. Cả hai men theo bìa rừng đi suốt đêm, đến lúc tảng sáng thì vào hẳn trong rừng, tiếp tục cuốc hành trình định mệnh.

Quốc vương và hoàng hậu cứ tưởng con mình đến chùa lễ Phật, nghe Pháp. Tới khuya không thấy con về, cả hoàng triều náo động, quốc vương truyền lệnh cho đám vệ binh tức tốc lên đường đi tìm công chúa. Cũng may là họ chỉ phi ngựa tìm kiếm trong thành nên Thanh Thiên và Chân Tánh đi được khá xa. Trải qua mấy ngày trèo đèo vượt suối, mệt mỏi đói khát, bụng chửa dạ mang, Thanh Thiên kiệt sức, không đi được nữa. Nàng ngồi bệt xuống thảm cỏ bên triền núi, đưa mắt thẫn thờ nhìn người yêu, nói:

- Em hết đi được nữa rồi!

- Cố lên em ơi!... Chỗ này chưa phải là nơi an trụ của chúng mình.

Để khỏi luộm thuộm, dễ bề dìu dắt bồng bế người yêu, Chân Tánh cởi chiếc áo Nhật bình ướt sũng trên người định vất đi, nhưng lạ thay, ba lần vung tay, ba lần chiếc áo vẫn còn đó, không thể nào buông xả nó. Thanh Thiên thấy vậy nói:

- Đến giờ phút này mà anh còn tiếc nuối nỗi gì!

- Không được em ơi!... Chiếc áo này là mạng mạch của đời anh!

- Mạng mạch của anh như vậy, còn mạng mạch của vợ con anh thì sao?...

Chân Tánh lặng người, hai tay cầm chiếc áo, nhắm mắt xoay người một vòng để vất nó cho xa, khỏi thấy nó rơi nơi nào, nhưng khi mở mắt thì chiếc áo vẫn còn dính chặt trong tay. Bất giác, nước mắt chảy dài, Chân Thánh nâng chiếc áo lên ngang mặt một lát rồi máng nó trên một cành cây và chắp tay xá ba xá.

Thấy Thanh Thiên kiệt sức, Chân Tánh khích lệ đôi lời rồi đưa lưng cõng nàng lên đường tiếp tục.

Một ngày sau, Chân Tánh đi đến một cánh rừng có cây xanh bóng cả, khí hậu mát mẻ, đặc biệt là bên dưới có một dòng suối hiền hòa, nước chảy quanh năm; sư quyết định dừng chân và lập nghiệp tại đó.

Tuy bao năm kinh kệ sách đèn, ít vận dụng công sức, nhưng gặp thời thế thế thời phải thế. Sư ra tay dựng lên một túp lều nho nhỏ, đủ cho hai người trú nắng che mưa. Ngày ngày sư khai khẩn đất hoang, trồng đủ các loại cây hoa màu, nàng ở nhà chăm lo công việc nội trợ. Cuộc sống tuy cô quạnh thiếu thốn nhưng đầy ắp tình yêu thương hạnh phúc.

Sau sáu năm nỗ lực xây dựng một thế giới riêng tư biệt lập, Chân Tánh và Thanh Thiên đã gầy dựng được một gia sản tượng đối ổn định, có ruộng vườn nương rẫy, gia súc đầy chuồng, nhất là hai đứa con, một trai một gái bụ bẫm, trông rất dễ thương.

Tưởng đâu đất lành chim đậu, nào ngờ sóng gió nổi lên. Một buổi trưa nọ, nhân lúc thăm đồng, Chân Tánh nhác thấy một em gái chăn dê, khoảng mười lăm mười sáu tuổi, ngồi dưới một tàng cây. Thế là vô minh thức dậy, dục vọng xông lên, Chân Tánh đuổi bắt em gái để thỏa mãn dục tình. Con nhỏ chạy bạt mạng, và rủi thay, nó vấp chân té ngã, xóc cây lủng bụng và chết ngay tại chỗ.

Để che giấu tội lỗi và tránh né ngục tù, Chân Tánh bán hết tài sản, đưa vợ con đến một nơi xa lạ khác để dựng lại cơ đồ. Và sau bốn năm cật lực phấn đấu, Chân Tánh cũng thiết lập được một trang trại vững vàng và có thêm một bé trai. Trong thâm tâm của Chân Tánh và Thanh Thiên, gia nghiệp như thế có thể gọi là lý tưởng, viên mãn. Tiếc thay, trời còn có gió mưa bất định, người tránh sao họa phúc hôm mai. Một trận lũ lụt kinh hoàng diễn ra mấy ngày, nước trên nguồn chảy xuống đồng bằng như thác, dâng ngập cả trang trại của Chân Tánh. Cả nhà chạy lũ, Chân Tánh lưng cõng đứa con út, hai tay dắt hai đứa con lớn, Thanh Thiên nắm chéo áo chồng, tất cả gồng mình cố vượt qua dòng nước lũ. Bất hạnh thay, nước mỗi lúc một dâng cao và chảy xiết, đứa con út tuột khỏi lưng cha, cuốn theo dòng nước phăng phăng. Chân Tánh hoảng hốt lao tới cứu con, hai bé kia mất đà, té nhào; Thanh Thiên thất kinh lao tới, Chân Tánh cũng lao theo để cứu vợ con; nhưng khốn thay, tất cả đều nhấp nhô cuồn cuộn theo dòng nước bạc.

Mơ màng ngơ ngác, thất lạc bơ vơ, Chân Tánh rùng mình mở mắt, và thấy mình đang tĩnh tọa giữa thiền thất, trước kim tượng Đức Thế Tôn. Sư lặng người một lát, rồi từ từ đứng lên, đảnh lễ Bổn Sư và đưa tay lau hai khóe mắt.

Tịnh Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2018(Xem: 8722)
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư: - Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc, có người tu lại chẳng an lạc? Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an? Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an. Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp. Khi nào Đạo hữu thấy an?
28/07/2018(Xem: 5656)
CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của chính Thầy trú trì. Thi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.
28/07/2018(Xem: 8799)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6905)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10250)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7519)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8382)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5895)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6557)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8855)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]