Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thân giáo - A young Buddhist perspective

11/01/201204:39(Xem: 8824)
Thân giáo - A young Buddhist perspective

THÂN GIÁO
A young Buddhist perspective

Tâm Thường Định


THÂN GIÁO: Có thể là một Giải pháp cho T
ất cả.

Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặctrên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài. Thân giáolà bài pháp vô giá và công dụng nhất mà Ngài đã sống và truyền đạt. Thân giáo là lối hành xử trong đời sống hằng ngày. Sựtiến hóa và hoà bình của nhân loại một phần lớn là do giáo lý giác ngộ rốt ráo của Ngài. Ngày nay, Đạo Phật vẫn là những giải pháp cho nhân loại. Sau đây là bảy phương cách như là giải pháp cho Đạo Phật và cho quê hương Việt Nam hôm nay và ngày mai.

1. Thiết lập một mindset (tâm/tư duy) thánh thiện.Đầu tiên chúng ta cần có một tư tưởng, một tầm nhìn đúng theo tinh thần Chánh Kiến của nhà Phật. Thánh thiện là những suy nghĩ, lời nói và hành hoạt lợi người lợi mình ngay trong hiện tại và cho cả tương lai. Thầy Thích Minh Đạt, viện chủ Chùa Quang Nghiêm thường dạy: "Một bác sỹ, một nha sỹ mắc lỗi lầm có thể giết chết một người, nhưng một nhà giáo dục mắc lỗi lầm có thể giết chết cả nhiều thế hệ. Mà chúng ta, những Phật tử, đều là những nhà giáo dục vì không sớm thì muộn chúng ta là thầy là cô, là chồng là vợ, là ông là bà v.v... Tuy nhiên, theo những nhà nghiên cứuHoa Kỳ, tất cả những nhà lãnh đạo giỏi cần có một mindset (lối tư duy) thánh thiện. Nhưng mindset không thôi vẫn chưa có đủ, chúng ta cần phảicó một skillset (hành trạng). Mà thêm skillset vẫn chưa đủ chúng ta cần phải có một toolset (công cụ). Ví dụ: Một người Huynh trưởng tốt trong Gia Đình Phật Tử cần có một mindset "trên cầu học đạo, dưới dìu dắt đàn em", xong phải có những hành trạng, kỹ năng chuyên môn, nhưng cũng cần có công cụ, "đồ nghề" để sinh hoạt.

2. Thấu rõ nguyên lý Nhân duyên quả:Có thể nói, tất cả những gìchúng ta có hôm nay là do nhân duyên nghiệp của qúa khứ và kết quả của tương lai đều tùy thuộc vào những hành động, lời nói, và suy nghĩ của chúng ta ngay hiện tại. Hiểu rõ nguyên lý này giúp ta thiết kế (design)vận mạng và tương lai của chính mình. You're in control of your destiny (Bạn đang kiểm soát vận mệnh chính mình), nói một cách khác là you are your own creator (bạn là người sáng tạo của cuộc sống riêng mình). Như Phật dạy: “nhân nào quả ấy.”

3. Làm tốt bối cảnh địa phương quanh mình trước:
Thánh Mahatma Gandhi có nói: "Chúng ta là những thay đổi mà mình hằng mong muốn". Tất cả những thay đổi đều bắt nguồn từ cá nhân rồi đến gia đình sau đó lan rộng đến cộng đồng và xã hội. Ví dụ: Ở đâu cũng vậy, đều có rác hết. Nếu chúng ta ý thức được, thì sẽ tự động dọn dẹp ngay cho được đẹp mắt và bớt hại đến môi sinh. Nói gần hơn, trong nước ta, nhu cầu về tâm linh ngày càng nhiều mà thiếu nhân sự để giúp đỡ đồng bào, nhất là ở những vùng sâu vùng xa. Phật giáo chưa đáp ứng được tại quê nhà (tạm thời chỉ có Tin Lành và Hồi Giáo đang hành hoạt), mà cũng có một số ít Tăng Ni đi hóa duyên ở nước khác trong khi Ngũ Minh Pháp vànhất là Thanh Minh của mình chưa có. Hoằng dương chánh pháp trên xứ người chỉ có thể hiện hữu nếu Tăng Ni thành thạo ngôn ngữ nước đó. Hay nói một cách khác là chúng ta phải có đầy đủ ba yếu tố: Bi-Trí-Dũng (Compassion-Wisdom-Courage) hay theo các thương danh nói là kiến thức, thái độ, và kỹ năng chuyên môn (Knowledge - Attitude - Skill.)

4. Đồng Lợi - Lợi người lợi mình: (Mutual Respect/Benefit).Tất cả các việc làm đều đặc trên nền tảng từ bi, trí tuệ, dũng mãnh và kiên trì để lợi người lợi mình. Nếu chúng ta ý thức được sự thành công của kẻkhác chính là của mình. Sự đau khổ hay thất bại của kẻ khác là của ta. Thì mình đã tạo được sự cảm thông, đùm bọc và tương thân tương ai lẫn nhau. Đi xa hơn, chúng ta nên ý thức rằng: Lợi ích và quyền lợi củamình là lợi ích và quyền lợi của ta, của tổ chức ta, của giáo hội ta, của đất nước ta. Hay nói một cách khác, nếu tất cả cán bộ các cấp hay nhân sự của các tổ chức đặc quyền lợi chung trên quyền lợi cá nhân thì nơi đó đều được phát triển tốt một cách nhanh chóng.

5. Có mặt cho nhau - (Presencing as in the Theory U).Ca dao Việt Nam có câu. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao" hay là "một cách én không làm một xuân." Chúng ta cần phải có mặt và tưởi tẩm những hạt giống tốt cho nhau. Hay nói theo Glasl, Lemson và Scharmer trong Lý thuyết U thì mình: 1) Liên kết cụ thể ý thứccủa trưởng nhóm/ lãnh đạo với kết quả công việc của họ. 2. Kế hoạch cóhệ thống qua sự quan sát, hiểu biết và đồng thuận ra quyết định của cá nhân và của chung. 3. Đổi mới là không thể thiếu. 4. Hoạch định chính sách (như việc xây dựng các nguyên tắc thiết kế có ý thức cho tổ chức) được kết nối và thích hợp với tầm nhìn đã đồng thuận. 5. Liên hệ để phát triển cá nhân và tổ chức. Nói tóm lại, làm việc và nuôi dưỡng cho nhau là sự cần thiết để thăng hoa. Hay nói theo Michael Fullan trong SáuBí quyết Thay đổi thì: 1) thương yêu đùm bọc nhân viên/cấp dưới của mình; 2) kết nối đồng nghiệp với mục đích; 3) xây dựng tiềm năng là ưu thế; 4) học hỏi là công việc; 5) quy tắc chung phải minh bạch và 6) học hỏi từ hệ thống chính mình. Nói chung, chúng ta cần phải làm trọn trọng trách và chức năng của chính mình trong gia đình và trong mọi tổ chức.

6. Sức mạnh của đoàn kết (Collaboration with other organizations for sustainable change).Cộng tác với các tổ chức, hội đoàn có tầm nhìn xa và có giá trị cốt lỗithánh thiện để thay đổi cuộc sống của quần sinh. Các cuộc cách mạng lớn đều cần một sự đoàn kết. Sự thay đổi trong đạo Phật cũng vậy, cần sự tương thân tương tợ lẫn nhau. Sức mạnh của tổ chức và networking là cần thiết để tạo ra các thay đổi cho bây giờ và mai sau.

7. Hành giả - Be a Buddhist Practitioner. Trong cuộc đời của Đức Phật, bài pháp quý giá và hữu dụng nhất là thân giáo mà chính Ngài đã sống và truyền đạt. Thângiáo hay cách hành xử trong đời sống hằng ngày của Đức Phật là kim chỉ nam trong cuộc sống của chúng ta. Còn kinh luật luận chỉ là phương tiện. Nói rộng ra kinh điển là những gì Đức Phật muốn dạy cho chúng sinh, mà mục đích tối hậu là gì chúng ta đều đã biết. Vậy xin hãylà một hành giả xứng đáng. Như Thầy Thích Đạo Quảng, một vị Tăng tài và trẻ tại hải ngoại có dạy: Mỗi người chúng ta có ba cuộc sống: cuộc sống cá nhân (private life), cuộc sống công cộng (public life), và cuộc sống tâm linh (spiritual life). Khi chúng ta có cuộc sống tâm linh, chúng ta có tất cả cả ba cuộc sống vừa kể. Vậy, chúng ta hãy cùng thực hành sự giáo dưỡng của Đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni bằng thân giáo, khẩu giáo và ý giáo của Ngài.

Kết luận, với sự phát triển kỹ thuật và kinh tế ngày càng nhanh so với phát triển tâm linh. Mỗi người con Phật, dù là xuất gia hay tại gia, trai hay gái, già hay trẻ, trong tổ chức GĐPT hay không đềuphải học và thực hành cách chuyển hóa. Sửachữa những vụng về, những tập khí không tốt để chúng ta từng bước hướngthiện. Ngoài ra, chúng ta cần phải nhiệt thành, làm trọn trách nhiệmvà chức năng của mình trong mọi hoàn cảnh được cho phép. Nếu là nhà lãnh đạo uyên bác thì cần phải có Ngũ Minh Pháp trong nhà Phật hoặc bốn loại thông minh ở đời: Mental Intelligence - Physical Intelligence - Emotional Intelligence and Spiritual Intelligence. Thông minh về tâm thần, Thông minh về vật lý, Thông minh về cảm xúc/trí tuệ, và Thông minhvề tâm linh.

Nói chung, chúng ta phải "tu thân". Mà trước khi "tu thân" thì chúng ta phải "thành ý và chánh tâm", (là thực hành từ bi và trí tuệ) để rồi "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ." vậy. Sau cùng, xin mượn lời khuyên của Thầy Thích Minh Đạt đã cho người viết như là lời cuối cho bài tham luận này.Muốn trở thành một lãnh đạo tốt, nên cần có ba yếu tố sau: 1. Thành thật với chính mình – không vì tư lợi 2. Thành thật với mọi người – nói sao làm vậy – lời nói đi đôi với việc làm 3. Tha thiết, thành thật trong mọi công việc mà mình đề xuất ra.

Tâm Thường Định

Tham Khảo:
·
Covey, S. (2004). The 8thHabit: From Effectiveness to Greatness. New York: Free Press·
Senge, P., et. al. (2005). Presence: Exploring Profound Change in People Organizations, and Society. New York: Currency Doubleday.·
Senge, P. et al. (2010), The Necessary Revolution: Working together to create a sustainable world, New York: Broadway Books.·
Thích, Đạt M. (2011). Góp Nhặt Lá Rơi.Stockton, CA. Chùa Quang Nghiêm.·
Thích, Hạnh N. (2007). The Art of Power. New York: HarperOne.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2011(Xem: 13922)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 12756)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 17137)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
27/07/2011(Xem: 10817)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
27/07/2011(Xem: 9202)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
27/07/2011(Xem: 9101)
Hỏi: Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay? Đáp:Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần "mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Đại Bi," và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.
27/07/2011(Xem: 8537)
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:
26/07/2011(Xem: 8526)
Quyển “MỚI VÀO CỔNG CHÙA” ra đời trước, chúng tôi hướng dẫn độc giả vừa mới làm quen với mùi tương dưa, còn ngỡ ngàng khi bước chân vào cổng chùa. Đến quyển “VÀO CỔNG CHÙA”, chúng tôi nhắm đến những độc giả đã quen thuộc với những chiếc mái vốn cong, từng nghe tiếng mộc ngư nhịp đều buổi tối và tiếng chày kình ngân nga buổi khuya. Tuy nhiên vẫn còn là khách thấy nghe thân cận nhà chùa, chưa phải là người sống trong chùa.
24/07/2011(Xem: 8303)
Ngày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này. Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.
22/07/2011(Xem: 6936)
Bạn bè là sự thể hiện sinh động cho mối quan hệ đặc thù giữa người với người. Mối quan hệ đó được thiết lập căn bản trên sự đồng đẳng hoặc bất đồng đẳng về giới tính, tuổi tác, chí nguyện, đam mê, sở thích,… là tiêu chí quan trọng để khẳng định nhân cách hoặc quan điểm sống của một con người. Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng, và là một trong những nhân tố quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên bối cảnh sống cũng như khả năng thăng hoa tâm linh của một con người. Sống phải có bạn bè. Không có bạn bè, được xem là một trong năm điều bất hạnh đã được Đức Phật cảnh báo(1).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]