Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chẳng có ai cả

28/08/201115:55(Xem: 9013)
Chẳng có ai cả

CHẲNG CÓ AI CẢ
Ajahn Chah - Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt
Như Lai Thiền Viện, San Jose, Hoa Kỳ 2008

Lời giới thiệu của
NHƯ LAI THIỀN VIỆN

Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát. Hầu hết Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đều biết đến giáo pháp vi diệu của Ngài qua tác phẩm “Mặt Hồ Tĩnh Lặng” cũng do Tỳ Kheo Khánh Hỷ dịch và Như Lai Thiền viện ấn tống và phổ biến. Đây là cuốn sách được thỉnh nhiều nhất trong 10 năm qua.

Như Lai Thiền Viện chân thành cảm tạ Tỳ Kheo Khánh Hỷ đã cho phép Thiền Viện phát hành dịch phẩm “ Chẳng Có Ai Cả ” để phổ biến đến Phật tử Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Cũng nhân đây xin cảm niệm công đức và sự hỗ trợ nhiệt tình của quý bạn đạo bấy lâu nay đã dành cho các chương trình ấn tống của Như Lai Thiền Viện trong tinh thần truyền bá giáo lý nguyên thủy đặc biệt là pháp môn Thiền Minh Sát. Cầu mong phước báu pháp thí này sẽ là duyên lành cho sự tu chứng của quý vị.

Thiền viện hân hạnh giới thiệu tuyển tập “Chẳng Có Ai Cả” đến thiền sinh và Phật tử Việt Nam.

Trong Tâm Từ,
Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện.

LỜI TỰA

Ajahn Chah sinh năm 1918 tại một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và thọ giới Tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài hành theo truyền thống đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Mỗi ngày, ngoài việc đi khất thực và chuyên tâm hành thiền, Ngài còn đi đó đây truyền bá giáo pháp.

Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư lỗi lạc trong đó có ngài Achaan Mun, một vị thiền sư danh tiếng được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của Ngài Achaan Mun.

Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu. Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp và rõ ràng cũng như tận tụy chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: “Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc và xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào hãy để y như vậy”. Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng năm 1992 ở Wat Ba Pong, tỉnh Ubon Ratachani, Thái Lan.

Những lời dạy ngắn gọn trong cuốn “Chẳng Có Ai Cả” được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Nhận thấy đây là những lời dạy quý báu của một vị thiền sư đầy thẩm quyền nên chúng tôi cố gắng chuyển dịch sang Việt Ngữ để chia sẻ đến các bạn, nhất là những bạn suốt ngày bận rộn vì công việc, không có đủ thì giờ để đọc những bài dài hơn. Đây cũng có thể là cẩm nang cho những người tu học.

Bạn có thể đem cuốn sách gọn nhỏ này theo mình để mỗi khi rãnh rỗi chỉ cần giở ra đọc vài câu, bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, bình an và hạnh phúc.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn quí vị đã bỏ công sức vào việc hoàn thành dịch phẩm này: Đại đức Chơn Mỹ, Pháp Luân, Giới Tịnh, Minh Hạnh, Thiện Hiền, các Đạo Hữu Trần Minh Lợi, Phạm Phú Luyện, Từ Sơn, Đặng Trần Vinh, Diệu Thu và Bội Khanh đã bỏ thì giờ để đọc lại bản thảo, sửa chữa câu văn, lỗi chính tả và kỹ thuật. Cuốn sách nhỏ này cũng không thể sớm đến tay độc giả nếu không có được sự khuyến khích, đóng góp tịnh tài của Như Lai Thiền Viện, Bát Nhã Thiền Viện và các Thiền Sinh cùng Phật tử bốn phương. Xin tất cả hoan hỉ với phước báu này.

Mặc dầu đã hết sức cố gắng, nhưng vì bận tu học và nhiều công tác Phật sự khác nên chúng tôi không có đủ thì giờ để sửa chữa thật chu đáo; do đó, bản dịch này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi thành thật xin các bậc Trưởng Thượng hoan hỉ chỉ điểm cho những chỗ sai lầm và hân hoan đón nhận những ý kiến xây dựng của các bạn Phật tử bốn phương để lần tái bản tới được hoàn hảo hơn.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tỳ Kheo Khánh Hỷ
(Aggasami Trần Minh Tài)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7670)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 6958)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7517)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 12064)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9801)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20730)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 7047)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19525)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 9250)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]