Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống vui, sống khỏe và toại nguyện

18/08/201116:39(Xem: 12042)
Sống vui, sống khỏe và toại nguyện

hoa lan_3SỐNG VUI, SỐNG KHỎE VÀ TOẠI NGUYỆN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 12/08/2011

Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán.

Tôi là một Phật tử và toàn bộ cung cách tu tập theo giáo huấn nhà Phật hay Phật Pháp. Mặc dù tôi nói về những kinh nghiệm của chính tôi, tôi cảm thấy rằng không ai có quyền bắt người khác phải tin theo tôn giáo của người ấy. Nếu quý vị thấy một số điểm nào đấy có thể thích hợp với quý vị, thế thì quý vị có thể hiện thực những thể nghiệm cho chính quý vị. Nếu quý vị thấy rằng không có lợi ích gì, thế thì hãy bỏ nó đi.

Sự thật căn bản là tất cả chúng sinh đặc biệt là con người, muốn hạnh phúc và không muốn đau buồn cùng khổ sở. Trên những căn bản ấy, chúng ta hoàn toàn có quyền để sống hạnh phúc và để sử dụng những phương pháp khác nhau để chiến thắng khổ đau và đạt đến đời sống hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, những phương pháp này không nên xâm phạm những quyền của người khác, cũng không tạo nên thêm khổ đau cho người khác. Thật đáng giá để suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về những hậu quả tích cực và tiêu cực về những phương pháp này. Quý vị nên cảnh giác rằng có những khác biệt giữa quan tâm ngắn hạn và quan tâm dài hạn, sự quan tâm dài hạn là quan trọng hơn. Người Phật tử thường nói rằng không có gì chắc chắn và mọi thứ là tương đối. Vì thế chúng ta phải phán xét tùy thuộc và những hoàn cảnh.

Những kinh nghiệm và cảm giác của chúng ta chủ yếu liên hệ đến thân thể và tâm thức. Chúng ta biết từ kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta rằng hạnh phúc tinh thần là lợi ích. Thí dụ, mặc dù hai người có thể đối diện cùng một loại thảm kịch, một người có thể đối diện với nó một cách dễ dàng hơn người kia qua thái độ tinh thần của người ấy.

Tôi tin là ý tưởng rằng tất cả những rắc rối của con người có thể giải quyết bằng máy móc và vật chất là sai lầm. Dĩ nhiên, điều kiện thuận lợi của khả năng vật chất là cực kỳ hữu dụng. Nhưng cùng lúc thật hoàn toàn tự nhiên là tất cả những rắc rối của chúng ta không thể được giải quyết bằng những điều kiện vật chất. Trong một xã hội vật chất đi đôi với nhiều băn khoăn và thất vọng, nếu không phải là hơn thế. Điều này cho chúng ta thấy rằng rốt cuộc chúng ta vẫn chỉ là những con người mà thôi. Chúng ta không phải được sản sinh bởi máy móc và chúng ta khác với những thứ cơ khí đơn thuần. Do vậy, chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về những khả năng nội tại và những giá trị sâu xa hơn.

Tôi tin rằng nếu người ta muốn có một đời sống thật sự hạnh phúc thế thì thật quan trọng để theo đuổi những phương tiện nội tại và ngoại tại; nói cách khác, sự phát triển vật chất và củng cố tinh thần. Người ta cũng có thể nói là "sự phát triển tâm linh", nhưng khi tôi nói "tâm linh" tôi không nhất thiết muốn nói đến một loại tín ngưỡng tôn giáo. Khi tôi dùng chữ "tâm linh" tôi muốn nói những phẩm chất căn bản tốt đẹp của con người. Đây là: tình cảm thiện ý của con người, một cảm nhận thông tuệ liên hệ, ân cần, đạo đức của nhân loại chắc chắn sẽ được hướng dẫn bởi một động cơ thánh thiện. Chúng ta có mọi thứ này từ sự lúc sinh; chúng không phải đến sau này trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo đến sau này. Trong sự quan tâm này, tôi tin tưởng rằng có hai trình độ của những giáo huấn tôn giáo khác nhau. Trên một trình độ, giáo lý tôn giáo nói về Thượng Đế hay Đấng Toàn Năng, hay trong Phật Giáo, về Niết Bàn và đời sống kế tiếp trong tương lai. Tuy thế, trên một trình độ khác, tất cả mọi giáo huấn tôn giáo và truyền thống dạy chúng ta làm một con người tốt lành, là một người với trái tim nồng ấm. Những giáo huấn tôn giáo này chỉ đơn thuần làm mạnh mẽ những phẩm chất tốt đẹp của con người, là những điều mà chúng ta có từ lúc sinh ra.

Như những con người, tất cả chúng ta có cùng năng lực, ngoại trừ có một loại chậm lụt nào đó trong não bộ. Bộ não diệu kỳ của con người là gốc rễ sức mạnh của chúng ta và cội nguồn tương lai của chúng ta, được cung ứng để chúng ta sử dụng nó trong một phương hướng đúng đắn. Nếu chúng ta sử dụng tâm thức rực sáng của con người trong một cung cách sai lầm, đấy thật là một thảm họa. Tôi nghĩ loài người là những chúng sinh siêu việt trên hành tinh này. Loài người có khả năng không chỉ tạo nên đời sống hạnh phúc cho chính họ, mà cũng có thể giúp đở những chúng sinh khác. Tất cả chúng ta có một phẩm chất sáng tạo đồng đẳng và thật rất quan trọng để nhận ra điều này.

Tôi tin rằng não bộ và từ bi của con người bản chất vốn ở trong một sự cân bằng nào đấy. Đôi khi, khi chúng ta lớn lên, chúng ta có thể quên lãng tình cảm của con người và đơn giản tập trung trên não bộ [lý trí], vì thế đánh mất sự cân bằng. Rồi thì những thảm họa và những thứ không hay xảy ra. Nếu chúng ta nhìn vào những chủng loại khác nhau của động vật có vú, chúng ta sẽ thấy rằng bản chất tự nhiên ấy rất quan trọng và nhân tố sinh động ấy đã tạo nên một loại cung cách quân bình nào đấy.

Với sự nhận ra khả năng và sự tự tin của chính mình trong năng lực của con người, người ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, tự tin là rất quan trọng. Sự tin chắc ấy không phải là mù quáng; đấy là một loại tỉnh thức về khả năng của chính mình. Trên căn bản ấy, con người có thể chuyển hóa chính họ bằng việc tăng trưởng những phẩm chất tích cực và giảm thiểu những phẩm chất tiêu cực. Chuyển hóa không có nghĩa là thay đổi một trăm phần trăm. Không có một căn bản cho điều gì đấy để hướng đến, làm sao chúng ta phát triển những điều tốt đẹp? Người Phật tử gọi điều này là "Phật Tính", mà đấy cũng là nền tảng của tâm Linh Quang bản nhiên.

Nền tảng giáo huấn của Đức Phật là Bốn Chân Lý cao quý: 1) Rằng có khổ đau; 2) khổ đau có nguyên nhân; 3) là có sự chấm dứt của khổ đau; và 4) có con đường đến sự tự do ấy. Nền tảng của giáo huấn này là nguyên tắc phổ quát của nhân quả. Điều trở nên quan trọng trong việc thấu hiểu giáo huấn căn bản này là tỉnh giác thật sự về khả năng của chính mình và nhu cầu sử dụng chúng đến mức độ cao nhất. Được thấy trong ánh sáng này mỗi hành động của con người trở nên đầy ý nghĩa.

Thí dụ, nụ cười là một đặc trưng rất quan trọng của khuôn mặt con người. Nhưng do bởi sự thông minh của con người, ngay cả phần tốt đẹp ấy của bản chất con người có thể bị sử dụng trong một cung cách sai lạc, như nụ cười mỉa mai hay nụ cười xã giao. Tôi cảm thấy rằng một nụ cười tình cảm, chân thành là rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Làm thế nào người ta tạo nên nụ cười ấy tùy thuộc trên thái độ của chính người ấy. Thật vô lý để mong đợi những nụ cười từ người khác nếu chính mình không cười. Do vậy, người ta có thể thấy rằng nhiều thứ lệ thuộc trên thái độ của chính họ.

Bây giờ chúng ta nói về động cơ và thái độ tinh thần của chúng ta. Như tôi đã đề cập phía trước, phương tiện có thể cung ứng những thứ tích cực cũng có khả năng cho những thứ tiêu cực. Vấn đề quan trọng là sử dụng sự thông tuệ của và phán xét của con người, và lưu tâm về những lợi ích cho hạnh phúc lâu dài và ngắn hạn. Đến một điểm nào đấy, tự thân thể là một đồng hồ báo hiệu tuyệt hảo. Thí dụ, nếu một loại thực phẩm nào cho chúng ta khó chịu một ngày, thế thì sau này chúng ta không tiêu thụ loại thực phẩm ấy nữa. Dường như là tại một tầng bậc nào đấy, thân thể tự nó có thể nói với chúng ta những gì thích hợp cho sự cát tường và hạnh phúc của chúng ta và những gì trái lại. Thí dụ, vào những ngày nào đấy chúng ta có xu hướng nhiều mong ước để ăn cải xà lách xanh và những loại rau cải nào đấy, trong khi những ngày khác chúng ta có thể mong ước có những loại gì khác. Trong một cách, đây là những biểu hiện của thân thể chỉ ra những gì dẫn đến thể tạng của chúng ta và những gì không.

Trong khi rất rõ ràng, thí dụ, rằng khi thân thể cần thêm chất lỏng, chúng ta sinh ra khát nước, đôi khi những báo hiệu của thân thể chúng ta có thể rối rắm. Trong những trường hợp ấy, đấy là trách nhiệm của sự thông tuệ của con người để phán đoán những gì tối ưu. Đôi khi sự thông minh của chúng ta có thể đối kháng những thèm khát tức thời của chúng ta bởi vì nó biết những hậu quả lâu dài. Do thế, vai trò của thông tuệ là để quyết định khả năng tích cực và tiêu cực của một sự kiện hay nhân tố có thể có cả những kết quả tích cực và tiêu cực. Đấy là vai trò của thông tuệ với sự tỉnh thức trọn vẹn được cung cấp bởi giáo dục, để phán xét và sử dụng khả năng một cách phù hợp với lợi ích hay sự kiết tường của chúng ta.

Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực. Thí dụ, chúng ta có thể nhìn vào hai loại nhân tố tinh thần khá giống nhau: một là tự tin và thứ kia là kiêu căng hay tự hào. Cả hai thứ ấy giống nhau trong điều là chúng đẩy những thể trạng tâm thức cao lên cho chúng ta một mức độ nào đấy của tự tin và táo bạo. Nhưng kiêu căng hay tự hào có khuynh hướng đưa đến những hậu quả tiêu cực hơn, trái lại tự tin có khuynh hướng đưa đến những hậu quả tích cực. Tôi thường làm một sự phân biệt giữa những loại tự ngã khác nhau. Một loại tự ngã là tự yêu mến, vị kỷ nhằm để có thêm lợi lạc cho nó, không quan tâm đến những quyền của kẻ khác và ngay cả lạm dụng kẻ khác với những hành động như giết hại, trộm cướp, v.v... Đây là tự ngã tiêu cực. Một loại tự ngã khác nói rằng, "Tôi phải là một chúng sinh tốt lành. Tôi phải phụng sự. Tôi phải lĩnh lấy hoàn toàn trách nhiệm." Loại cảm nhận mạnh mẽ ấy về "cái tôi" hay tự ngã đối lập với những loại cảm xúc tiêu cực. Ngoại trừ chúng ta có một cảm nhận mạnh mẽ của lòng tự tin căn cứ trên một cái tôi mạnh mẽ, nếu không thì khó chiến đấu với những cảm xúc tiêu cực này. Vì vậy có hai loại tự ngã, và tuệ trí hay thông minh thực hiện sự phân biệt. Tương tự thế, chúng ta phải có thể phân biệt giữa sự khiêm tốn chân thành và sự thiếu vắng tự tin. Người ta có thể lẫn lộn giữa hai thứ vì cả hai đều có những loại chức năng khiêm tốn nhẹ nhàng, nhưng một thứ là tích cực và thứ kia là tiêu cực.

Một thí dụ về điều này có thể được thấy nếu chúng ta thẩm tra từ ái và bi mẫn về một mặt, và sự dính mắc về mặt kia. Trong khi cả hai quan tâm với một đối tượng của sự biểu lộ lòng yêu mến, sự dính mắc mạnh mẽ có khuynh hướng đưa đến những hậu quả tiêu cực, trái lại từ ái và bi mẫn đưa đến những hậu quả tích cực hơn. Vì vậy hai thể trạng của tâm thức biểu lộ cùng những đặc tính có thể có những kết quả khác nhau.

Thèm muốn cũng giống như thế. Có cả những thèm khát tích cực và tiêu cực. Tôi nghĩ một cách tổng quát rằng thèm muốn có những lý do thích đáng là tích cực, trái lại thèm muốn không có những lý do chính đáng là tiêu cực và có thể đưa đến rắc rối. Thèm muốn là động lực chính trong việc đạt đến hạnh phúc bây giờ và tương lai. Theo quan điểm của Đạo Phật, đạt đến Phật Quả chỉ có thể đạt được qua một loại thèm muốn nào đấy. Thí dụ, Đạo Phật Đại thừa thật sự để cập hai loại thèm muốn hay ngưỡng vọng. Một là ngưỡng vọng để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh và thứ kia là ngưỡng vọng đạt đến sự thể trạng Giác ngộ hoàn toàn cho mục tiêu ấy. Không có hai loại ngưỡng vọng này, việc đạt đến Giác ngộ hoàn toàn là không thể có. Nhưng cũng có hai loại tiêu cực cũng có kết quả từ thèm muốn. Đối trị đến thèm muốn tiêu cực này là sự toại nguyện. Luôn luôn có những sự cực đoan, nhưng con đường trung đạo là cung cách thích đáng. Vì vậy, nếu thèm muốn thúc đẩy chúng ta đối với cực đoan, thế thì sự thông tuệ của chúng ta có trách nhiệm kiểm soát quá trình diễn biến ấy và đem chúng ta trở lại trung tâm.

Ý nghĩa toại nguyện là nhân tố chìa khóa cho việc đạt đến hạnh phúc. Sức khỏe thân thể, sự thịnh vượng vật chất, và tình thân hữu cùng bè bạn là ba nhân tố cho hạnh phúc. Toại nguyện là chìa khóa quyết định sự biểu lộ những mối quan hệ của chúng ta với ba nhân tố trên.

Đầu tiên, với việc quan tâm đến thân thể, chúng ta có thể thấy rằng quá nhiều dính mắc đến thân thể chính mình đôi khi đưa đến rắc rối. Vì lý do ấy, Đạo Phật rèn luyện nhìn vào thân thể từ một khía cạnh khác và cố gắng để phân tích bản chất tự nhiên của thân thể. Đối với tôi, suy nghĩ về những dòng này rất hữu ích. Tôi nghĩ về gốc rể của thân thể tôi và chính bản chất của máu, xương, và thịt. Thân thể không phải là điều gì đấy thanh tịnh. Ngay cả động tác của sinh sản là máu tuôn. Cũng thế, bất kể thân thể xinh đẹp hay hào nhoáng hiện diện bên ngoài như thế nào đi nữa bên trong vẫn có nhiều thứ nhơ uế. Với sự bao phủ của làn da, thân thể con người đôi khi trông rất xinh đẹp. Nhưng nếu chúng ta quán sát gần gũi hơn, thế thì thân thể này thật sự hoàn toàn kinh khủng! Mặc dù chúng ta tiêu thụ thực phẩm tốt lành, với màu sắc, mùi vị dễ yêu mến, thực phẩm biến thành những thứ nhơ uế. Tuy thế, nếu chúng ta cố gắng để loại trừ những khía cạnh nhơ uế này của thân thể, chúng ta không thể sống còn. Và điều này là trường hợp không chỉ cho thân thể của người khác, mà cũng chính là thân thể của chúng ta. Một cách quan trọng nhất, do bởi thân thể chúng ta mà chúng ta bệnh hoạn, già cỗi, đau đớn và chết. Nhưng mặc dù có những khiếm khuyết này, thân thể là rất quý giá do bởi sự thông minh mà chúng ta có thể sử dụng cho nhiều công việc to lớn. Do thế, khi chúng ta thèm muốn hay dính mắc đến thân thể mình trở nên cực đoan, rất hiệu quả để quán chiếu trên những khía cạnh bất tịnh của thân thể, một cách đặc biệt để phản chiếu trên nguồn gốc của nó, cấu trúc của nó và những chức năng của nó, vì thế chúng ta sẽ có một quan điểm thực tiển và điều hòa hơn về thân thể.

Tương tự thế, khi thái độ của chúng ta đối với những sở hữu vật chất và sự giảu sang không thích đáng, có thể đưa đến một sự dính mắc cực đoan đối với những thứ ấy như tài sản, nhà cửa, và những thứ thuộc về chúng ta. Điều này có thể đưa đến một sự bất lực về hài lòng. Nếu điều ấy xảy ra, rồi thì chúng ta sẽ bị duy trì ở trong trạng thái không thỏa mãn, luôn luôn muốn nữa. Trong một cách, người ta thật sự là nghèo, bởi vì sự khổ sở về nghèo thiếu là sự khổ sở của việc muốn điều gì đấy và cảm thấy thiếu thốn nó. Vì thế mặc dù người ta có thể có nhiều tài sản vật chất, nếu người ta nghèo khó tinh thần, rồi thì người ta sẽ luôn luôn cảm thấy thiếu thốn và luôn luôn muốn nữa.

Về mặt khác, những phương tiện vật chất là hoàn toàn cần yếu cho xã hội, bởi vì khi những cá nhân thu được những sở hữu vật chất và phát triển một cách vật chất, nó cống hiến trong một cung cách đến sự cát tường của xã hội và cộng đồng. Vì thế chúng ta cần một mức độ nào đấy về những gì chúng ta gọi là sự tranh đua lành mạnh, bởi vì không có sự tranh đua có lẽ không có tiến trình và sự phát triển vật chất. Nhưng vẫn hoàn toàn quan trọng để cảnh giác về loại tranh đua nào chúng ta cần, một loại tranh đua thân hữu sẽ không tìm cầu một loại tàn phá hay suy sụp đối thủ hay người khác, mà đúng hơn là sẽ hành động như một nhân tố thúc đẩy cho lớn mạnh và tiến bộ.

Một cách cá nhân, tôi có thể thấy một số sự tương đương giữa nhu cầu cho sự tranh đua trong sự phát triển vật chất và sự phát triển tâm linh trong Đạo Phật. Trong Đạo Phật, nền tảng của lộ trình là tiếp nhận quy y trong Ba Ngôi Tôn Quý: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo (cộng đồng tâm linh). Đức Phật hay Phật Bảo, Đấng Giác Ngộ, thì rất khó khăn để cạnh tranh với Ngài. Chúng ta có thể tìm thấy sự ngưỡng mộ từ tấm gương của Đức Phật, nhưng chúng ta không thể thật sự thi đua với Ngài, trái lại quy y với Tăng Bảo, cộng đồng tâm linh, với cộng đồng có thể có những bằng hữu, những người ở tại trình độ mới bắt đầu trên con đường giác ngộ. Khi chúng ta phản chiếu trên những phẩm chất của Tăng già, rồi thì chúng ta có thể phát sinh một ý thức phấn đấu - chúng ta cảm thấy giống như chúng ta có thể thi đua với những người khác; đấy là sự thi đua lành mạnh. Điều này không thật sự là một việc tranh đua tiêu cực; đấy là một sự tranh đua lành mạnh. Cũng thế, chúng ta có thể tích cực noi gương của những người đi trước chúng ta, với niềm tin chắc rằng chúng ta có thể đạt đến trình độ của họ.

Bây giờ, khi chúng ta nói về những đối tượng thụ hưởng hay thèm muốn và sự cát tường vật chất. Kinh luận Phật Giáo đề cập năm loại thèm muốn: hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm, và cảm giác xúc chạm. Cho dù những đối tượng thụ hưởng này cho phát sinh hạnh phúc, toại nguyện, và thỏa mãn hay không, hay trái lại, chúng đưa đến khổ đau và bất toại tùy thuộc rất nhiều trên việc chúng ta áp dụng năng lực thông minh.

Tương tự thế, giống như trong trường hợp của những đối tượng vật chất, người ta liên hệ với bè bạn thân hữu có những trình độ khác nhau. Trong một số trường hợp, một loại tương tác nào đấy với những bằng hữu hay bầu bạn của chúng ta có thể đưa đến thêm những khổ đau, thất vọng, và bất toại. Một loại tương tác nào đấy cũng có thể đưa đến sự toại nguyện, một cảm giác đầy đủ và hạnh phúc. Một lần nữa, quan điểm những sự tương tác của chúng ta tùy thuộc trên sự áp dụng óc thông minh của chúng ta.

Một vấn đề quan trọng khác là quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục là một bộ phận của tự nhiên và không có chúng sẽ không còn loài người nữa - điều ấy là rõ ràng. Nhưng đi đến sự cực đoan, đi đến một tình yêu mù quáng, thường tạo nên rắc rối và khốn khó hơn. Tôi nghĩ mục tiêu chính của quan hệ tình dục là sự sinh sản, việc tạo nên những đứa bé xinh xắn. Người ta không nên chỉ có thèm khát cho khoái lạc tình dục, nhưng cũng là một cảm nhận trách nhiệm, một ý thức cống hiến. Nếu chúng ta nhìn vào những chủng loại khác, tôi nghĩ một số rất đáng khâm phục. Thí dụ, những loại chim nào đấy, chẳng hạn như thiên nga, đặt cơ sở trên những mối quan hệ của chúng chỉ đơn thuần trong cảm nhận trách nhiệm và chúng phối ngẫu với nhau cho cả đời. Điều này thật vô cùng tốt đẹp. Một số thú vật khác, như chó, không có loại trách nhiệm đó và chỉ vui thú với hành động tình dục, để lại cho bà mẹ hoàn toàn trách nhiệm. Điều này, tôi nghĩ thật là xấu xí.

Tôi nghĩ như những con người, chúng ta phải theo luật tự nhiên, nhưng những hành vi văn minh hơn cho quan hệ tình dục là không chỉ tìm cầu những sự thỏa mãn tạm thời. Nếu người ta không thấy ý thức trách nhiệm và hôn nhân, đây là một loại thiển cận. Đôi khi người ta hỏi tôi về hôn nhân. Dĩ nhiên, tôi không có kinh nghiệm về điều này, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn về một việc: hôn nhân quá hấp tấp là nguy hiểm. Đầu tiên người ta phải có một thời gian dài để thẩm tra nhau và sau đấy, khi có sự tin cậy chân thành thì người ta mới có thể sống chung với nhau, rồi thì người ta mới nên kết hôn. Đấy là cung cách thích đáng.

Dường như nhiều gia đình trong thời hiện đại này có những rắc rối. Một lý do là tự do tình dục quá cực đoan. Hơn thế nữa, một phần của văn hóa hiện đại của chúng ta là thúc đẩy tình dục và những thứ tình dục và tôi nghĩ điều này không lành mạnh cho lắm. Về mặt khác, nếu chúng ta so sánh tình dục với bạo động, thế thì tôi nghĩ tình dục là khá hơn! Nhưng thường do bởi tình dục, bạo động cũng được tạo nên. Tôi nghĩ trong thực tế chúng có liên hệ mật thiết.

Trong khi điều quan trọng nhất trong đời sống gia đình là con cái, kiểm soát sinh cũng cực kỳ quan trọng. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Đạo Phật, mỗi đời sống cá nhân con người là rất quý giá. Từ quan điểm ấy, kiểm soát sinh sản là không tốt. Nhưng cùng lúc ấy, dân số thế giới rõ ràng trở nên quá đông đảo. Có lẽ năm tỉ người có thể là vừa đủ nếu tất cả tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách thích đáng, và theo một số nhà khoa học, hai hay ba tỉ người nữa có thể chịu đựng được. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn nếu chúng ta có một con số ít hơn; điều này là hòa bình hơn và hữu nghị hơn. Với sự quan tâm rộng rãi hơn, rồi thì kết luận là hoàn toàn rõ ràng rằng chúng ta phải sử dụng việc kiểm soát sinh sản vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Kiểm soát sinh sản là rất cần thiết.

Do thế, để lặp lại, thái độ của chúng ta trong đời sống hằng ngày của chúng ta là nhân tố chìa khóa trong việc quyết định tất cả những phương tiện và các mối quan hệ thật sự phát sinh chân thành hay không, sự toại nguyện lâu dài hay không. Lệ thuộc rất nhiều trên thái độ của chính chúng ta. Và tác động cho nhân tố tinh thần này, động cơ là vấn đề then chốt.

Trong giáo lý nhà Phật, đời sống con người được thấy như một hình thức thuận lợi của việc sinh tồn hay tái sinh. Có nhiều nhân tố có thể bổ sung cho việc hiện hữu thuận lợi như một con người, chẳng hạn sống lâu, khỏe mạnh, sở hữu vật chất, hùng biện vì thế chúng ta có thể liên hệ với người khác trong một cung cách lợi lạc hơn. Nhưng như tôi đã chỉ ra trước đó, cho dù những điều kiện này có thể đưa đến một sự hiện hữu lợi lạc hơn hoặc đi đến một thứ tổn hại hơn hay không tùy thuộc rất nhiều trên việc chúng ta sử dụng chúng và chúng ta có áp dụng phương tiện thông tuệ hay không.

Về điểm ấy, Đạo Phật đề cập sự thực tập Sáu Toàn Thiện (lục ba la mật[1]). Thí dụ, trong trường hợp đạt được việc sở hữu vật chất, theo Phật Giáo, rộng lượng (bố thí) là hành động của việc ban cho được thấy như nguyên nhân của giảu sang. Nhưng nhằm để thực tập rộng lượng và ban cho thành công, trước hết tất cả phải có một nguyên tắc đạo đức thích đáng (trì giới). Và kỷ luật đạo đức hay những nguyên tắc ấy chỉ có thể hình thành nếu chúng ta có khả năng để chịu đựng những gian khổ hay thử thách gay go và những hoàn cảnh bất lợi khi đối diện với chúng. Cho điều ấy, chúng ta cũng cần một trình độ nào đấy của nổ lực (tinh tấn) và kiên nhẫn (nhẫn nhục). Nhằm để thực tập việc áp dụng nổ lực nhẫn nhục và tinh tấn hoan hỉ thành công chúng ta phải có khả năng tập trung (thiền định), để tập trung trên những sự kiện và hành động hay mục tiêu. Điều ấy lần lượt tùy thuộc trên vấn đề chúng ta có khả năng thực tập năng lực của phán xét (tuệ trí) hay không, để phán xét giữa những gì nên khao khát và những gì không đáng để thèm muốn, những gì tiêu cực và những gì tích cực. Thế nên, trong một cách, tất cả Sáu Toàn Thiện này liên hệ đến sự thu được của ngay cả một trong những điều kiện, được nói là sự thịnh vượng về vật chất.

Làm thế nào chúng ta tiến hành việc thực hiện trong đời sống hằng ngày của chúng ta những nguyên tắc được quy định trong sự thực hành Sáu Toàn Thiện? Đạo Phật đề xuất việc sống cuộc đời của chúng ta trong nguyên tắc đạo đức của việc quán chiếu những gì được biết như Mười Giới Lành (thập thiện giới[2]) hay tránh mười hành vi tiêu cực. Trong Mười Hành Vi Tiêu Cực, một thứ được biết như "các quan điểm sai lạc" hay "những cái thấy hư hỏng" hay "tà kiến" (giới thứ mười: không si mê) có thể có ý nghĩa hơn trong phạm vi của một niềm tin tôn giáo [nhất là Đạo Phật]. Khác hơn điều ấy, tất cả chín Hành Vi Tiêu Cực, tôi có thể nói là những loại thông thường của tất cả những truyền thống tôn giáo. Một cách tổng quát chúng được thấy như tiêu cực hay không ai thích trong xã hội bất chấp quan điểm của tôn giáo nào.

Để kết luận, tư cách đạo đức tốt là cung cách mà trong ấy đời sống trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn, xây dựng hơn, và hòa bình hơn. Điều này tùy thuộc rất nhiều trong cung cách cư sử của chúng ta và thái độ tinh thần của chúng ta.

Contentment, Joy, and Living Well trích từ quyển The Art of Living

Chùa Quán Âm, Kansas City, mùa Vu Lan PL 2555, ngày 15/08/2011


[1] Lục ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và tuệ trí

[2] Mười điều thiện bao gồm:

  1. Không sát sanh
  2. Không trộm cắp
  3. Không tà dâm
  4. Không vọng ngữ
  5. Không ỷ ngữ
  6. Không lưỡng thiệt
  7. Không ác khẩu
  8. Không tham lam
  9. Không sân giận

10. Không si mê (không tà kiến)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2013(Xem: 10638)
Các Phật tử nam lắng nghe chăm chú, các Phật tử nữ lặng nhìn, nghe Hòa thượng khai thị. Có lẽ ai nấy cũng chạnh lòng khi biết rằng, chính tại ngôi chùa Cực Lạc Cảnh Giới này, TT. Hạnh Nguyện đang ngày đêm nguyện cầu chư Phật, hộ pháp gia hộ cho công trình xây dựng Chùa Cực Lạc Cảnh Giới sớm thành tựu, và là nơi nương tựa, tu học tâm linh quan trọng của bà con Phật tử Việt Nam ở hải ngoại.
07/12/2013(Xem: 9160)
Sáng ngày 4/12, chùa Việt Nam mới có tầm cỡ bậc nhất tại Thái Lan “Cực Lạc Cảnh Giới” (WAT PA SUKAWADEE) địa chỉ: 75 Moo, 6 Tambon Samoeng-Nue Samoeng, ChiangMai, ThaiLand đã trang nghiêm tổ chức lễ xuất gia cho sáu cư sĩ bạch y Ưu Bà Tắc, dưới sự chứng minh của HT.Thích Như Điển – Tổng thư ký GHPGVNTN Châu Âu- Phương trượng chùa Viên Giác (CHLB Đức), TT.Thích Hạnh Nguyện – trụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT. Thích Nguyên Hiền – trụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng)…, gần 80 Tăng Ni Phật tử về tham dự.
07/12/2013(Xem: 8846)
Không ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có: - Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng. - Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.
07/12/2013(Xem: 9003)
Khi đức Phật đi giáo hóa đến ngự tại động Thất Diệp thuộc núi Kỳ xà Quật gần thành La Duyệt, một hôm con một Trưởng giả tên Thiện Sinh, sáng sớm tắm rửa xong, ra khỏi thành vào vườn cây, dùng hương lễ lạy sáu phương. Lúc ấy, đức Phật đang ở tại động Thất Diệp, Ngài quán sát chúng sinh, thấy vậy, Ngài liền đến chỗ ấy (bằng thần thông) ngay khi Thiện Sinh vừa lễ lạy xong; khi gặp, Ngài nói với thanh niên rằng:
06/12/2013(Xem: 10433)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
05/12/2013(Xem: 13046)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
03/12/2013(Xem: 58056)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23651)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
29/11/2013(Xem: 13473)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
27/11/2013(Xem: 50231)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]