Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược ý "Trà và Thiền" trong tinh thần Đại thừa thiền Phật giáo Bắc truyền

15/07/201100:44(Xem: 7789)
Lược ý "Trà và Thiền" trong tinh thần Đại thừa thiền Phật giáo Bắc truyền

LƯỢC Ý "TRÀ VÀ THIỀN"
TRONG TINH THẦN ĐẠI THỪA THIỀN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

Khôngbiết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo, pháp tu của Đạo Thiền, một phương pháp thưởng thức, yêu mến thiên nhiên, chỉ có bạn trà trong Thiền lâm mới có thể liễu được, một nét văn hóa ẩm thực, thể hiện sự thanh cao, hòa nhã, thanh tịnh đủ tính nết thiền, của những con người "Thế ngoại đào viên".

Nói đến Trà là nói đến Đông Độ, bàn về Đạo của Trà hay cách thức thưởng thức Trà thì phải nói đến Phật Gia, người Đông độ biết đến Trà rất sớm, trong sách của Tư Mã Tương Như đời Tây Hán (năm 200 trước công nguyên) thiên Phàm Tương đã có đến trà và gọi trà là: "Suyễn sá", trong sách Thần Nông Bổn Thảo Kinh gọi Trà là: "Trà thảo", trong sách Quảng Châu Ký của Bùi Uyên thời Đông Tấn thì gọi trà là: "Hạo lư", trong sách Trà Kinh của Lục Vũ đời Nhà Đường chép về trà như: "Tên của trà có rất nhiều cách gọi, thứ nhất gọi là Trà, thứ nhì gọi là Giả, thứ ba gọi là Thiết, thứ tư gọi là Danh, thứ năm gọi là Suyễn".v.v... trong Trà Kinh liệt kê tên gọi của Trà có 10 loại.

Phật Giáo Đông Truyền vào cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai sau công nguyên, nhưng theo hiện nay có nhiều thuyết cho rằng Phật Giáo đến với Việt Nam còn sớm hơn thời kỳ này. Trong khoảng 1000 năm Bắc thuộc, hầu như tất cả các thể loại văn hóa phương đông đều được truyền đến Việt Nam và cũng như vậy Trà đạo cũng được các vị Thiền sư đem đến, vì Việt Nam cũng là một trong những quê hương cổ xưa nhất của cây trà và cũng như vậy người Việt Nam cũng biết thưởng thức trà từ rất sớm.

Thời kỳ đầu Trà chỉ là cống phẩm cho triều đình dùng vào việc tế lễ cũng như các tầng lớp quý tộc mới có khả năng để thưởng thức trà. Phật Giáo được truyền vào Đông Độ, trong khoảng300 năm từ thời Tam Quốc đến thời Nam Bắc Triều và đặc biệc vào thời kỳNam Bắc Triều Phật Giáo rất thịnh hành, Phật Gia dùng trà để giải trừ cảm giác hôn trầm trong lúc ngồi thiền, cho nên thường thì trong vườn chùa đều có trồng trà, và việc uống trà được truyền lang rộng rãi trong thiền lâm của Phật Giáo, vì thế Phật Giáo là nguyên nhân chính tạo nên phong khí thưởng thức và phát triển trà trong xã hội, đồng thời cũng là những người đầu tiên nghiên cứu và phát hiện những đặc tính và công hiệucủa trà, cho nên lai lịch của câu "Trà Phật nhất vị" trong lịch sử của trà đạo là đây vậy. Đến đời Đường thì việc uống trà đã phổ biến khắp nhân gian.

pt2

Đại Thừa Phật Giáo đến với Đông Phương, thấm nhuần hương vị văn hóa của người Đông độ, dần dần văn hóa truyền thống của người bản độ, hòa nhập vào tư tưởng của Đại Thừa phát triển vàhình thành hệ thống tư tưởng triết lý nếp sống của Bắc Truyền Phật Giáovà Trà cũng như vậy, từ thức uống của nhân gian bước vào cửa thiền vì tính năng của đặc biệt của mình, tư tưởng triết lý của Đạo Thiền hợp thức hóa Trà là Phật.

Phật Pháp Đại Thừa với tinh thần "Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi" cho rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có chung một khả năng, đều có thể thành Phật, vì hóa độ chúng sanh mà Phật hiện Thiên bá ức hóa thân, cho nên nhất thiết vạn sự vạn vật đều có thể coi là hóa thân của Đức Phật. Vì vậy trà được Bắc Tuyền Phật Giáo cho rằng là một trong thiên bách ức hóa thân của Phật, vì trong trà có đầy đủ tính năng của Phật như: giải độc hại cho chúng sanh,làm cho chúng sanh thoát khổ vì khát, có thể điều dưỡng tâm tánh, làm tâm được thanh tịnh và điều quan trong nhất khi ngồi thiền định có thể chế tâm thoát khỏi hôn trầm, khiến cho mau đạt đến đại định, vược khổ sanh tử, chứng đắc Niết Bàn, cho nên Trà có một vị trí hết sức quan trọng trong Phật Giáo Bắc Truyền “Phật và Trà chỉ có một vị”.

Một chiếc lá vàng rơi cũng có thể làm lay động cả tam thiên đại thiên thế giới, làn gió nhẹ đưa của chiếc lá vàng rơi cũng đủ để lay động ý thức của con người, cảm nhận sự biến đổi của thiên nhiên, thu đã về, chỉ là một chiếc lá rơi thôi mà Đại Thừa Phật Giáo có thể cảm nhận được chân lý thâm diệu vô cùng của thiên nhiênđạo trời như thế, nên khi con người khi thưởng thức trà thì sự tiếp xúccảm thông với thiên nhiên còn thâm áo đến chừng nào, chính từ xúc cảm với thiên nhiên làm cho sự nhận thức sâu xa về vũ trụ càng thêm thấm thấu và mục đích cuối cùng Đạo của trà là dẫn dắt chúng sanh thể nhập “Phật Tri Kiến” giác ngộ thành Phật.

pt3

Trà lại là hóa thân của Bồ Tát vì trong Trà có đầy đủ tính chất của Lục Ba La Mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. Trà thực hành pháp bố thí ba la mật, hợp cùng với nước, xã thân hòa mình thành thức uống, cúng dường chúng sanh. Hương thơm của Trà thanh tịnh, đem đến cảm giác thư thái an lạc dễchịu cho chúng sanh, sự cảm nhận này cũng không khác gì khi ta tiếp xúcvới người trì giới, cảm nhận được Giới Định chân hương, đây là công đứcTrì Giới Ba La Mật của Trà có được.

Trà tu hạnh nhẫn nhục ba la mật, kham nhẫn khi bị cắt hái, nhào trộn, hong khô, rồi chịu đựng cái nóng vô cùngcủa nước sôi khi pha chế, nhưng trà vẫn đượm hương tỏa ngát, ngọt lịm cúng dường chúng sanh. Trợ cho người ngồi thiền không bị hôn trầm, giúp cho họ luôn tỉnh giác khi thiền tư đây là lúc trà đang tu Tinh Tấn Ba lamật. Trà chỉ có một vị, hòa kính và thanh tịnh đây là tính chất Thiền Định Ba la Mật của Trà. Người dùng trà làm pháp phương tiện, dẫn dắt đếncảnh giới tịch tịnh, từ thế giới tịch tịnh viễn ly trần cảnh "Bất cấu Bất tịnh" hòa nhập vào Vô Dư Niết Bàn chứng Vô Thượng Đạo đây là kết tinh Trí Tuệ Ba la Mật của Trà.

Bắc Truyền Phật Giáo coi việc uống trà như một pháp môn tu, một công án thiền định có khởi nguyên từ đời nhà Đường và nói đúng hơn Thiền Tông đưa trà đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, từ một thức uống bình thường trong hằng ngày, trãi qua sự tôi luyện bằng thiền tư của các vị Thiền sư, trà bổng nhiên thoát tục trong cuộc sống, trà trong lễ nghi đối đãi của người trần, trở thành phép tắc tu hành của người thoát tục, Trà với nghĩa giải khát, bằng công năng tu hành sự tỉnh giác của trí tuệ, các Thiền sư đã dụng trà như một công án để tu và để chứng minh cho điều này, trong thiền lâm Phật Giáo Bắc Truyền có công án “Đi uống trà đi”.

pt25

“Đi uống trà đi” công án thiền nổi tiếngcủa Ngài Triệu Châu, trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển thứ 10 chép: Ngài Triệu Châu hỏi một học Tăng mới đến: “đã từng đến chổ này chưa?” vịTăng đáp: “đã từng đến”. Ngài Triệu Châu dạy: “uống trà đi”. Ngài lại hỏi vị Tăng, vị Tăng đáp: “chưa từng đến”. Ngài lại dạy: “uống trà đi”.

Đây là một công án rất nổi tiếng trong lịch sử của thiền tông có liên quan đến uống trà. Đã đến, chưa đến, từngđến, tất cả đều không có trong hiện tại, chỉ trong phút giây hiện tại uống trà mới nhận được sự an lạc của tất cả các giác quan, vật chất cũngnhư tinh thần, và trong phúc giây nầy mới tự mình nhìn nhận ra chính mình và đó cũng là Đạo và phương pháp uống trà của thiền gia.

“Trà Thiền nhất vị” đây là câu nói về Trà của thiền sư Viên Ngộ đời Tống viết trong sách Bích Nham Lục chứng minh cho sự khai ngộ về Trà của Thiền tông, câu “Trà Thiền nhất vị” cũngđược đệ tử người Nhật Bổn của Ngài là Vinh Tây viết lưu truyền đến NhậtBản, hiện nay đang được lưu giử tại Chùa Đại Đức, Nại Lương, Nhật Bản.

“Trà Thiền nhất vị” lần kết tinh thứ haicủa Trà trong Phật Giáo Bắc Truyền, đối với “Trà Phật nhất vị”, “trà thiền nhất vị” là một bước tiến vô cùng vĩ đại, nó thể hiện sự thể nhập về giáo lý, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, lối sống của Phật Giáo Bắc Truyền, hoàn toàn hòa nhập vào tất cả các khía cạnh đời sống văn hóa củangười Đông độ, trở thành nếp văn hóa mới trong xã hội Đông Phương.

Văn hóa Thiền, sự tỉnh thức trong từng phúc giây của hiện tại,trong thế giới hiện tại, và đồng thời tìm đến sự an lạc tỉnh lặng trong cuộc sống, xã hội chính mình đang sống và nhìn lại mình là gì trong thế giới hiện tại nầy, để rồi: “Túy trúc huỳnh hoa phi ngoại cảnh, bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân” trúc biếc hoa vàng không là cảnh bên ngoài, mây trắng bay rồi trăng lại hiện hình xưa.

pt46

Trà Thiền là chỉ cho sự thông qua sự đốimặt với Trà, thể nhận và cảm ngộ rồi hành trì thiền tọa, quán tưởng, pháp tu này tương đồng với nhiều phương pháp tọa thiền, như quán thoại đầu.v.v.. của Thiền Tông nên gọi là Trà Đạo. Trà là căn cơ của tham thiền ngộ được phật tánh, Đạo là phương pháp và dụng cụ cách thức pha trà, thể hiện được chân lý “Thị chư pháp không tướng” tương ưng với “cảnh trần hợp nhất”, nếu hai pháp này có thể hợp nhất thì người uống trà chẳng khác gì Thiền sư, Thiền sư cũng là khách uống trà, tâm tâm tương ưng, pháp pháp hợp nhất đây là ý thú của “Trà Thiền nhất vị” vậy.

Trà và Thiền tương ưng từ nhân duyên đếnthể dụng cho đến năng sở, có thể lấy Trà để dụ cho Thiền, lấy Trà để hành Thiền, lấy Trà để ngộ Thiền, lấy Trà để tham Thiền, lấy Thiền để giải thích Trà, lấy Thiền để dâng Trà, lấy Thiền để thưởng thức Trà, nếunhư có thể như vậy để uống trà, thì liễu được Trà Thiền nhất vị, là người uống trà đạt đến cảnh giới “dĩ tâm truyền tâm, dĩ ngộ tự ngộ” trong Đạo Thiền vậy.

Phật Trà là như vậy, Thiền Trà cũng không hai, đều chung một vị ngọt, giải thoát, niết bàn, tịch tịnh, ly dục. Phật là chân đế, Trà là phương tiện. Thiền là cảnh giới, Trà là pháp môn, tuy hai nhưng chỉ một, nhưng muốn đạt đến một thì không thể thiếu hai. Vì vậy trong Trà có Đạo, trong Thiền có Trà, nếu không liễu được Đạo trong Trà, thì chỉ uống trà bằng vị giác, còn nếu đã thể ngộ được Đạo để uống Trà, thì lục căn thể nhập lục trần, thưởng thức trà trong tâm vô quái ngại, đạt đáo cảnh giới của Thiền “Tâm - Phật - Chúng Sanh tam vô sai biệt”.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành- www.chuaminhthanh.com- www.minhthanhtu.com- Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2010(Xem: 10209)
Những ngày đầu tiên trở lại Los Angeles sau gần hai chục năm, tình cờ tôi có mua được một số sách của một vị Đại Lạt ma Tây Tạng tên là Tarthang Tulku viết thẳng bằng tiếng Anh và xuất bản tại Califomia từ khoảng năm sáu năm nay thôi; cảm giác đầu tiên là một niềm vui mừng khôn tả khi nhìn thấy một vị tu sĩ Phật giáo viết văn thuyết giảng Phật Pháp qua một văn khí hùng mạnh và ngôn ngữ giản dị trong sáng như lưu ly và những vấn đề trầm trọng nhất của nhân loại hiện nay đã được đặt ra và giải quyết một cách triệt để.... Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràng và thông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
26/09/2010(Xem: 8167)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9768)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8303)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 9389)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 10253)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8866)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8889)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18601)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 12559)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]