Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời khuyên các đệ tử của tôi

20/05/201115:47(Xem: 7402)
Lời khuyên các đệ tử của tôi

LỜI KHUYÊN CÁC ĐỆ TỬ CỦA TÔI
Kalu Rinpoche
Thanh Liên dịch


Kalu Rinpoche (1905-1989)

Đối với những người biết tôi và cuộc đời của tôi, ước muốn đi theo con đường dẫn đến giải thoát của Lạt ma (Đạo sư) của họ, tôi xin nói ít lời này.

Bởi tất cả chúng ta là những môn đồ của Đức Phật nhân từ, trong những hành động, lời nói và tư tưởng của ta, bằng hết sức mình, ta nên tự chế không làm mọi hành động phi đạo đức và bất thiện, và ta nên làm những thiện hạnh càng nhiều càng tốt. Tất cả chúng sinh trong sáu loài đều là những cha mẹ tốt lành của ta và trong những quãng thời gian dài dằng dặc đã trải nghiệm đủ loại đau khổ và thất vọng trong luân hồi sinh tử. Đối với những chúng sinh ấy ta nên nuôi dưỡng lòng từ bi và Bồ đề tâm cao quý. Ta nên liên tục thiền định về việc cho và nhận (1) và nhiệt thành trì tụng những bài khẩn cầu ước nguyện xa rộng để làm viên mãn sự chứng ngộ mọi khía cạnh của Phật quả, để tạo lập và tinh lọc những phạm vi của sự giác ngộ, và để thuần thục chúng sinh về mặt tâm linh. Với sự thấu hiểu rằng Lạt ma tốt lành và linh thánh của ta là hoạt động của Tam Bảo và Tam Căn (2), ta nên cầu nguyện ngài một cách mãnh liệt, hình dung rằng Lạt ma an trụ trên đầu hay trong trái tim ta, và khi ta chấm dứt cầu nguyện, hãy thực hành việc hòa nhập tâm ta với tâm ngài.

Ta nên coi Đức Avalokiteshvara (Chenrazi – Quán Thế Âm) là Bổn Tôn của ta. Đức Phật đã giảng dạy thực hành này trong nhiều Kinh điển và tantra (Mật điển). Nó từng là thực hành của nhiều Đạo sư uyên bác và thành tựu của Ấn Độ và Tây Tạng. Thực hành này dễ dàng nhưng vô cùng lợi lạc. Ta nên liên tục trì tụng thần chú Sáu-Âm (Lục Tự Đại Minh), tụng đọc nó với tâm thức rỗng rang, trong trẻo, không ngừng tỉnh giác, thoát khỏi sự quy chiếu, bám chấp và xao lãng.

Thần chú Sáu-Âm

Tự bản chất, mọi hiện tượng, hình tướng của sự mê lầm xuất hiện quanh ta thì không có thực tại độc lập. Trong phạm vi của cách thức chúng được tri giác, chúng bao gồm những kinh nghiệm khác nhau về hạnh phúc và đau khổ. Tự bản chất chúng thật vô thường. Những hình tướng biến đổi, lộn xộn này tạo nên nền tảng từ đó đủ loại đau khổ trong sinh tử phát triển. Từ sự hiểu biết rằng cuối cùng, tất cả những hiện tượng đó giống như những hình tướng xuất hiện trong một giấc mơ hay trong sự mê hoặc, sự bám chấp và dính mắc của ta vào những ý niệm cố định về thực tại sẽ giảm bớt.

Nói chung, mục đích của mọi truyền thống tâm linh, Phật giáo hay truyền thống khác, có hai nhánh: một cách tức thì, nhằm mang lại nơi nương tựa để tránh các cõi thấp và an lập chúng sinh trên con đường đưa tới các cõi giới cao; và cuối cùng, mang lại nơi nương tựa thoát khỏi mọi khổ đau của sinh tử và an lập chúng sinh trên con đường đưa tới tự do. Bởi tất cả những truyền thống này đến từ hoạt động giác ngộ của Đức Phật hiển lộ trong những cách thế phù hợp với tính chất của những cá nhân được dẫn dắt, ta nên có niềm tin nơi tất cả những truyền thống đó.

Đặc biệt là toàn bộ Giáo Pháp đi đến xứ tuyết Tây Tạng – giáo lý của các phái Sakya, Gelug, Kagyu, và Nyingma – đã được Đức Phật giảng dạy trong các Kinh điển và Mật điển. Giáo Pháp đó viên mãn và không chút sai sót. Trong những truyền thống này, dòng truyền thừa của những Đạo sư thành tựu không bị đứt đoạn. Năng lực và những gia hộ của các dòng này không suy giảm và tiếp tục được trao truyền. Giáo huấn của các dòng truyền thừa này về chân lý tối thượng không bỏ quên những điểm trọng yếu. Quan điểm triết học của chúng về bản tánh của thực tại cung cấp một nền tảng đúng đắn cho việc thực hành. Những phương pháp thiền định của các dòng này nhằm giải thoát ta khỏi sự mê lầm tạo thành một con đường chắc chắn. Chất cam lồ giáo huấn tâm linh của chúng đã không mất đi sự hiệu nghiệm. Hiện thân của nhiều Đạo sư với sự uyên bác và thành tựu, những đại Bồ Tát đã đạt được những mức độ khác nhau của sự chứng ngộ tâm linh, đã xuất hiện trong mỗi truyền thống này. Cũng đã có vô số bậc như Đức Jetsun Milarepa vĩ đại đã thực hiện những khả năng biểu thị mức tiến bộ của sự thành tựu. Mỗi tuyển tập giáo huấn tâm linh của các ngài chỉ bao gồm những giáo lý sâu xa có thể đưa mỗi cá nhân đến Phật quả.

Vì thế, ta nên tránh sự cuồng tín, thù địch, hay hoài nghi về những truyền thống này và tu tập bản thân để có lòng sùng kính, tôn trọng và một cái nhìn linh thánh đối với tất cả các truyền thống đó. Ta nên thực hành truyền thống mà ta cảm thấy cuốn hút nhất do bởi những mối quan hệ ta đã tạo ra trong những đời quá khứ. Dù theo truyền thống nào, điều quan trọng nhất là phải đưa thực hành của ta đến chỗ viên mãn.

Tóm lại, để noi theo cuộc đời đi tới giải thoát của Lạt ma, ta nên luôn luôn nuôi dưỡng một số phẩm tính. Đó là thái độ từ bỏ phát sinh từ một sự hiểu biết rằng sinh tử là đau khổ; niềm tin sáng suốt, có ý hướng, và xác tín nơi Tam Bảo. Ta cần có lòng sùng mộ và tôn kính đối với Lạt ma của ta như một vị Phật toàn giác. Đối với tất cả chúng sinh, ta cần có lòng bi mẫn phát sinh từ sự hiểu biết rằng tất cả họ đều là cha mẹ của ta. Ta cần có một cách sống trong đó hai sự tích tập (công đức và trí tuệ) cùng tăng trưởng. Trong giai đoạn phát triển, các hình tướng và âm thanh được kinh nghiệm như những Bổn Tôn và thần chú; trong giai đoạn thành tựu, sự tỉnh giác tự nhiên được duy trì không có sự tạo tác. Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc; niềm tin tránh sự dính mắc có tính chất bộ phái và thái độ thù địch; và sau hết an lập những người mà ta có nối kết trên con đường dẫn tới tự do. Nếu chúng ta trung thành với tất cả những điều này và noi theo cuộc đời giải thoát của Lạt ma, sự hiện hữu làm người quý báu với đầy đủ tự do và thuận lợi mà ta đã có sẽ trở nên ý nghĩa, các ý hướng của các Đạo sư của ta được hoàn thành, thiện tâm của cha mẹ ta được đền đáp, và những lợi lạc cho người khác và bản thân ta sẽ được thực hiện đầy đủ.

Chú thích:

(1) Cho và nhận: một thiền định Đại thừa được dựa trên nguyên lý hoán đổi những lợi lạc và hạnh phúc của riêng ta để nhận lấy đau khổ và bất hạnh của người khác. Sự thiền định sử dụng hơi thở như một biểu tượng cho sự hoán đổi.

(2) Tam Căn: Ba Cội gốc, đó là Guru (Đạo sư), cội gốc của các sự gia hộ; Yidam (Bổn Tôn), cội gốc của sự thành tựu; và Dakini, cội gốc của hoạt động giác ngộ.

Nguyên tác:“The Chariot for Travelling the Path to Freedom – The Life Story of Kalu Rinpoche”
Kenneth I. McLeod dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ và chú giải.
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/10/2015(Xem: 9117)
Con Bobby bị bệnh hiểm nghèo, phải mổ mắt, và bị mù cả hai mắt. Nhưng nó có bạn. Đứa bạn bùi ngùi sẻ chia. Luôn luôn ở bên cạnh săn sóc, tuy nét mặt không tránh khỏi nỗi buồn rầu.
09/10/2015(Xem: 17371)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
08/10/2015(Xem: 17278)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
08/10/2015(Xem: 7072)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9599)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 53768)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
06/10/2015(Xem: 15116)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 15503)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
06/10/2015(Xem: 11245)
Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.
05/10/2015(Xem: 9763)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]