Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trách vụ Phật tử tại gia

30/04/201102:56(Xem: 7014)
Trách vụ Phật tử tại gia

TRÁCH VỤ PHẬT TỬ TẠI GIA
HT Thích Thanh Từ

LỜI NÓI ĐẦU

Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầmhướng dẫn kẻ khác cũng theo đường sai lầm của mình. Vì thế, tín đồ Phật giáo số lượng rất đông, phần phẩm lại quá ít.

Những sách vở chỉ dạy bổn phận,Trách nhiệm người Phật tử tại giađã được dịch hoặc viết bằng chữ Việt ngữ khá nhiều như: kinh Ưu-bà-tắc, kinh Thi-ca-la-việt, quyển Là Phật tử v.v... Có lẽ những quyển ấy không được phổ biến khắp Phật tử, hoặc vì chỉ dạy rộng nhiều nên hàng Phật tử tại gia không nhớ thực hành. Tôi viết tập sách này, lúc đầu với ý định đăng tạp chí Từ Quang, sau thấy cần phổ biến nên cho in thành sách. Do đó, nó rất đơn lược, hình thức gần như một bài giảng. Tôi chỉ hy vọng bổ túc kịp thời những khuyết điểm của Phật tử tại gia đem đến trong mọi gia đình Phật tử những hình ảnh đẹp đẽ của Phật giáo.

Tôi mong những nhận xét trong đây được Phật tử phổ dụng và quí Thầy Giảng Sư, Trụ Trì xem đó là lối đi cần thiết trong hiện tại, đem ra hướng dẫn tín đồ. Để ngày mai này, tín đồ Phật Giáo không còn những tệ đoan qui y cầu độ rỗi lúc lâm chung... mà toàn là Phật tử chân thành chánh tín!

PHƯƠNG BỐI AM

Cuối xuân Nhâm Dần 1962

THÍCH THANH TỪ

I. DẪN KHỞI :

Phật tử tại gia là người con Phật đemgiáo lý Phật dạy áp dụng vào gia đình khiến toàn cả gia đình sinh hoạt theo đường lối Phật giáo. Trách nhiệm và công vụ của Phật tử là hoán cải nhân gian trở thành một xã hội thuần túy Phật giáo. Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.

Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đãm nhiệm”, hoặc tiến hơn lại bảo: “Hai giới xuất gia, tại gia chung gánh vác”, theo tôi, tôi nói “Truyền bá Phật giáo được phổ biến, linh động trong quần chúng do Phật tử tại gia thực hiện”. Tại sao? Bởi vì mỗi cá nhân, mỗi gia đình Phật tử thực hiện đúng đường lối Phật dạy những cái hay đẹp ấy sẽ lây nhiễm sang những cá nhân và gia đình khác dần dần nhân gian biến thành Tịnh độ. Nếp sống của người xuất gia cao siêu cách biệt quần chúng quá, dù cố gắng cách mấy cũng khó ảnh hưởng lây. Vì thế, Phật tử tại gia có trách nhiệm làm linh động và sống dậy tinh thần Phật giáo qua nếp sống cá nhân và gia đình mình.

II. PHẬTGIÁO HỮU ÍCH HAY VÔ ÍCH :

Phật tử tại gia lâu nay có quan niệm sai lầm, khi nói đến Phật sự là đinh ninh cúng chùa, cất chùa, trai nguyện, công quả v.v... lãng quên yếu tố căn bản “Làm sống dậy lời Phật dạy”. Giả sử có người phê bình: Phật giáo chỉ lý thuyết suông không ích lợi gì cho quần chúng. Phật tử chúng ta có chấp nhận lời phê bình này không? Hẳn là không.Nhưng muốn cải chính, chúng ta căn cứ vào đâu để chứng minh sự hữu ích củaPhật giáo đối với quần chúng. Căn cứ vào sự cầu nguyện quốc thới dân an làm bằng chứng được chăng? Huyền diệu quá, quần chúng không tin nổi. Căn cứ vào sự cúng chùa đời sau được phước chăng? Xa xôi quá, quần chúng không thể nhận tới. Còn bao nhiêu chứng cứ nữa thảy đều cao siêu khó thấy. Quần chúng đòi hỏi có sự lợi ích thiết thực, chính mắt họ trông thấy mới chịu tin. Vì thế, Phật tử tại gia phải cố gắng thực hiện, lấy gia đình mình làm cứ điểm lợi ích thiết thực của Phật giáo để trả lời mọi nghi ngờ và phê bình củaquần chúng.

Hơn nữa một vị Tăng đứng lên giảng hạnh Từ bi, nhẫn nhục v.v... quần chúng cho đó là một mớ lý thuyết khô khan không thể thực hiện được. Nếu vị Tăng ấy chính bản thân thực hiện hạnh Từ bi, nhẫn nhục, quần chúng lại bảo dĩ nhiên ông ấy phải làm được. Vì ông khôngcó gia đình, không lo sinh kế, còn chúng tôi phải bảo bọc gia đình, phải losinh kế, làm sao bì mấy ông ấy được. Chỉ có người Phật tử tại gia vẫn sống trong hoàn cảnh như họ mà thực hành được đạo đức mới là việc đáng cho họ chú ý. Phật giáo hữu ích hay vô ích chính do sự thực hiện hay không của hàng Phật tử tại gia vậy.

III. PHẦN TU TẬP :

Muốn cho quần chúng thấy cái hay, cáiđẹp của Phật giáo, Phật tử tại gia trước hết lấy giáo lý điêu luyện cá nhân mình, chính bản thân mình là phản ảnh trung thành của Phật giáo. Sự kiện đầu tiên trong việc điêu luyện mình là Quy Y và Thọ Giới.

A. Quy Y - Thọ Giới: Quy Y là đặt cho mình một lý tưởng, vạch một lối đi. Phật là mục tiêu cao cả để ta nhắm. Pháp là đường lối tiến đến mục tiêu ấy, Tăng là người hướng dẫn ta đi đúng đường lối tiến lên mục tiêu đã nhắm. Cho nên Quy Y là định hướng của người Phật tử. Quy Y rồi cá nhân mình không còn cái khổ phiêu bạt linh đinh của conngười vô lý tưởng.

Năm giới cấm là phần thiện tiêu cực của Phật tử. Giữ trọn năm giới là nhân cách con người được đầy đủ và bảo đảm một con người toàn vẹn ở tương lai. Sự thảm khốc của cảnh tương tàn tương xác. Sự khổ đau cướp giựt lẫn nhau. Sự xấu xa của gia đình thường luân bại lý, sự nghi ngờ trong xã hội điêu ngoa, sự say sưa ở trà đình tửu điếm, người Phật tử đều vượt khỏi những cái tủi nhục này. Ngược lại người Phật tử luôn luôn bảo vệ sinh mạng nhau, sẵn sàng tôn trọng tài sản của nhau, biết giữgìn can thường đạo lý sống chân thành tự trọng và lúc nào cũng sáng suốt khôn ngoan. Chỉ giữ năm giới cá nhân đã khỏi sa vào hố trụy lạc, gia đình được êm ấm tin yêu. Nếu toàn thể xã hội biết giữ năm giới thì hạnh phúc thay cho cuộc sống thanh bình! [Muốn biết rộng về Tam Quy Ngũ Giới nên xem quyển Tam Quy Ngũ Giới cùng một tác giả.]. Tuy nhiên, đã thực hành phần thiện tiêu cực, chúng ta cần phải tiến lên phần thiện tích cực, tức là học năm hạnh của Phật.

B. Năm hạnh của Phật: Năm hạnh căn bản của Phật, là con Phật ai ai cũng phải học và thực hành. Ở đây trong phạmvi Phật tử tại gia áp dụng năm hạnh vào đời sống thực tế để tạo cho mình mộtnếp sống đẹp đẽ và đem lại cho gia đình, cho xã hội an lạc, thuận hòa vàmỹ lệ. Năm hạnh là: Từ Bi, Nhẫn Nhục, Hỷ Xả, Tinh Tấn, Trí Tuệ.

1. Từ Bi: Tự tâm ta phát hiện lòng thương chân thật, lòng thương này được biểu lộ trong hành động, ngôn ngữ chia vui sớt khổ cho nhau. Phật tử tại gia; đối tượng thực hiện lòng thương này là cha mẹ, anh em, vợ con, sau cùng là thân thuộc hàng xóm. Trong gia đình,lúc nào người Phật tử cũng đem lại sự an vui cho cha mẹ, anh em, vợ con, không bao giờ làm cho ai buồn khổ. Nếu cha mẹ, anh em, vợ con có điều gì đau khổ chính mình phải tìm cách giải cứu san sớt cho được vơi đi. Tức nhiên phải thông cảm nhau vui cùng vui, khổ chung chịu khổ. Tình thương chân thành làsợi dây liên lạc siết chặt mọi người trong gia đình thành một khối, thiếu nógia đình có thể rời rạc đến rã tan. Ngoài ra, đối với thân thuộc, hàng xóm chúng ta cũng thông cảm chia vui sớt khổ cho nhau. Những khi hoạn nạn, những lúc đau buồn của người thân thuộc nên coi như là hoạn nạn đau buồn của chính ta, cố gắng tìm cách giải cứu. Chỉ có chiếc gàu tình thương chân thật mới tát vơi được dòng sông đau khổ.

2. Nhẫn Nhục: Đã thương nhau thì phảihòa thuận nhịn nhường nhau. Nhất là đối với cha mẹ, dù mắng rầy quở phạtcó phần quá đáng, người Phật tử vẫn nhẫn nhịn cam chịu, không bao giờ dám totiếng chống đối. Đợi khi nào cha mẹ nguôi cơn giận, ta mới nhỏ nhẹ thưa lại những nổi hàm oan của ta. Với anh em, ta cũng nhẫn nhịn nhau những khi buồn tức, không nên để cho cơn giận dữ nổi lên làm phân ly tình cốt nhục. Nghĩa vợ chồng phải nhường nhịn nhau, khi chồng giận vợ nhường, khi vợ tức chồng nhịn, đợi qua cơn tức giận sẽ nhã nhặn khuyên bảo nhau. Bất cứ sự sống chung đụng nào nếu có đến hai người là có bực tức rầy rà. Thế nên, Phật tửphải khéo nhường nhịn nhẫn nại để giữ hòa khí vui đẹp trong gia đình. Có khi nhường nhịn người ngoài dễ hơn nhường nhịn người trong nhà. Bởi vì người ngoài coi nhau như là khách nhịn một chút cho qua, ít khi gặp lại nhau, người trong nhà ra vào gặp nhau nên có gì bực tức khó nhịn được. Tậpnhẫn nhục phải thực hiện ngay trong gia đình trước, khi ở gia đình đã thành công thì đối với người ngoài không khó. Có nhiều người đối đãi với bạn bèhàng xóm rất nhã nhặn vui vẻ, trái lại cư xử trong nhà thì thô bỉ cáu kỉnh. Đó là không biết thực hiện hạnh nhẫn nhục cho chính đáng. Nhẫn nhục bậc thấp nhất là những người có quyền thế bề trên, bậc trung là những người ngang hàng mình, bậc thượng là những kẻ dưới tay mình, Phật tử chúng ta phải tiến từ bậc thấp đến bậc cao tột cùng.

3. Hỷ Xả : Đã nhẫn nhịn được cần phảihỷ xả không nên ôm ấp buồn phiền trong lòng. Có khi ta nhịn được cơn tức giận, mà trong lòng còn cưu mang uất hận. Như vậy không sớm thì muộn khó tránh khỏi sự cãi vã nhau. Cho nên nhường nhịn nhau rồi, cần phải vui vẻ tha thứ cho nhau không bao giờ nhắc đến lỗi lầm ấy nữa. Đối với anh em, vợ chồng, con cháu sự hỷ xả rất thiết thực cần yếu. Đã là phàm tục như nhau thì cóai tránh được sự lỗi lầm, khi người này phạm lỗi lầm người kia vui vẻ tha thứ, lúc người kia phạm lỗi lầm người này sẵn sàng hỷ xả. Được vậy, tronggia đình sẽ giữ mãi được vẻ ấm êm tình hòa mục, bằng không thì khó thấy sự vui vầy. Cha mẹ luôn luôn có thái độ bao dung sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của con. Anh em rộng lượng dung thứ nhau cho tình cốt nhục thêm nồng. Vợ chồng vui vẻ tha thứ cho nhau để giữ một niềm thủy chung như nhất.

Tuy nhiên, vui vẻ tha lỗi nhau, khôngcó nghĩa không chỉ dạy nhắc nhở những lỗi lầm của nhau. Tinh thần Phật tử luôn luôn muốn xây dựng mọi người chung quanh mình được tốt đẹp, nếu thấy người có điều quấy liền nhắc nhở chỉ dạy, khi người nhận lỗi liền vui vẻ tha thứ. Ở trong gia đình người phạm lỗi phải can đảm nhận lỗi, người chỉ lỗi vui vẻ thứ tha. Không nên có tính cách thấy người tha lỗi mình cứ phạm lỗi mãi. Bầu không khí hòa nhã vui vẻ sẽ có nơi những gia đình nào người trong ấybiết nhẫn nhục hỷ xả cho nhau.

4. Tinh Tấn: Chuyên cần cầu tiến là sự tất yếu của con người hướng thượng. Phật tử tại gia là người sống trong cảnhtrần tục mà luôn luôn ôm ấp ý chí hướng thượng, lúc nào cũng cần cầu tiến.

Trước nhất, Phật tử tại gia chuyên cần chuyển hóa tâm niệm, hành động, ngôn ngữ xấu xa của mình trở thành tốt đẹp.Có gắng thế nào thấy mình hôm nay đã tốt hơn hôm qua. Tập quán xấu xa khắn chặt trong tâm thức ta đã lâu rồi không thể nhất đáng sửa đổi được ngay, phải là sự chuyên cần bền bỉ mới có thể thắng được nó. Giá trị tu tập là ở chỗ cố gắng cải hóa bản thân mình.

Thứ đến, Phật tử chuyên cần làm việc hằng ngày theo khả năng mình để đem lại cơm no áo ấm cho gia đình. Chúng ta còn mang xác thân này dĩ nhiên sự ăn mặc không thể thiếu được. Nếu cả ngày Phật tử bàn luận những lý thuyết cao siêu huyền diệu mà trong gia đình vợ con đói rách nheo nhóc, lý thuyết sẽ trở thành chất vị chua cay khiến vợ conchán sợ nó. Hơn nữa, Phật tử tại gia còn phải thực hiện đức Từ Bi của Phật, nên phải chuyên cần làm lụng may ra có dư giả chút ít để giúp đỡ những người tàn tật đói thiếu làm vơi phần nào đau khổ cho nhân loại.

Sau cùng, Phật tử chuyên cần chuyển hóa và điều hòa mọi người trong gia đình. Làm thế nào cả nhà đều chung thờ một lý tưởng, đều cư xử thuận hòa êm ả, đều theo một chiều hướng vươn lên. Được thế người Phật tử mới thấy tròn bổn phận của mình.

5. Trí Tuệ: Đạo Phật rất chú trọng phần trí tuệ. Có trí tuệ con người mới khỏi lạc lầm đau khổ. Dù người cố gắnglàm mọi việc lành, nếu thiếu trí tuệ phán đoán chưa hẳn việc làm ấy đã là lành. Phật tử chúng ta nếu thiếu trí tuệ không thể thành một Phật tử chân chánhđược.

Muốn có trí tuệ, Phật tử trước phải phá những cái tin tưởng sai lầm. Tin đồng bóng, sâm quẻ, tướng số v.v... là những hiện tượng mê mờ. Đành rằng đôi khi tướng số cũng đoán trúng, nhưng đó chỉ là do nhân quả nghiệp báo của chúng ta mà thôi. Trong sách tướng có câu: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh; tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt”. Nghĩa là người có tâm tốt mà không có tướng tốt; tướng tốt sẽ tùy tâm tốt phát hiện, người tướng tốt mà không tâm tốt, tướng tốt sẽ theo tâm tiêu diệt. Như vậy, tất nhiên tùy tâm niệm, hành động tốt xấu của chúng ta, theo nhân quả sẽ hiện ra tướng tốt xấu nhất là sự ỷ lại thần quyền là hiểm họa tiêu diệt trí tuệ của chúng ta.

Để được khai thông trí tuệ, người Phật tử phải học Kinh điển Phật giáo. Chúng ta chưa có thể tự phát trí tuệ, phải nhờ ngọn đuốc trí tuệ của Phật chiếu phá mê mờ cho ta. Những lời vàng ngọc trong kinh điển là do Phật chứng Nhất thiết trí phô diễn còn ghi lại. Chúng ta ycứ vào đó làm nền tảng khiến trí tuệ khai phát. Nếu không chịu học hỏi giáolý, người Phật tử ấy chỉ là tấm bia không khác. Vả lại, người ấy muốn tựtu hay chuyển hóa người cũng không biết lấy đâu làm phương hướng.

Nhận xét chân chánh là căn bản của trí tuệ. Người Phật tử nhận xét sự vật trong vũ trụ theo hai chiều Nhân Quả và Nhân Duyên.

Đứng về chiều thời gian, vạn vật thành bại, hư nên, tốt xấu... đều theo định luật nhân quả. Như muốn có lúa ta phảigieo hạt lúa, vun phân xới đất làm cỏ, mưa, nắng, sương và chăm sóc, ngănngừa sâu bọ là những điều kiện phụ trợ. Có đủ những điều kiện ấy, trải qua một thời gian, ta sẽ được những bông lúa. Từ nhân hạt lúa, đến quả nhiềubông lúa, bản thân cây lúa có đủ những yếu tố bổ trợ và phá hoại. Không giản dị có hạt lúa sẽ có bông lúa. Thuyết nhân quả gồm có chánh nhân, trợ nhân, nghịch nhân. Hạt lúa đem ra gieo là chánh nhân, phân, đất, nước... là trợ nhân; mưa, nắng, thuận mùa là thuận nhân; sâu bọ, nắng hạn, bão lụt là nghịch nhân. Đó là phân tích tổng quát, nếu phân tích chi tiết còn lắm điều phiền toái. Nhân quả liên chuyền cả ba thời: Quá khứ, hiện tại, vị lai. Chúng ta muốn phán xét một việc phải nhìn suốt ba thời, không nên cắt xén từng đoạn mà đoán định.

Đứng về mặt không gian, không một vậtnào tự nó hình thành; phải do nhiều nhân duyên chung hợp; muôn vật trong vũtrụ đều liên hệ nương nhờ nhau, “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Cái nhà không tự có, sở dĩ có là nhờ cây, gạch, ngói, xi-măng, sắt, cát v.v... Bao nhiêu điều kiện chung hợp lại. Nếu một trong những điều kiện quan trọng ấy thiếu, cái nhà khó thành tựu. Trong kinh Phật, khi nói đến sự tương quan, tương duyên của vạn vật thường lấy bó lau làm thídụ. Bó lau sở dĩ đứng vững được nhờ nhiều cây nương nhau, nếu ngã đi một vài cây thì bó lau cũng phải ngã. Sự liên hệ chằng chịt giữa cuộc đời mật thiết nhau như thế.

Lý Nhân Quả, Nhân Duyên bao quát cả vũ trụ và nhân sinh, nhưng Phật giáo lấy nhân sinh làm đối tượng, nên hai thuyết lý này được áp dụng triệt để vào sự tu tập của con người.

Người hiểu rõ lý Nhân Quả áp dụng vàosự tu tập bản thân sẽ được những đức tính tốt:

1- Can đảm không kêu than oán trách, khi gặp cảnh khổ đến với mình. Vì biết do nhân mình đã tạo trong hiện tại, hoặc quá khứ còn thừa.

2- Dũng tiến tu thiện, vì biết gieo nhân lành sẽ được hưởng quả lành.

3- Cẩn thận khi sắp làm, sắp nói, vì sợ gây nhân xấu sau chịu quả xấu.

4- Không ỷ lại, vì biết mọi việc do mình tạo nhân, mình hưởng quả không phải sức thiêng liêng nào ban.

5- Không kiêu căng trong cảnh giàu sang, vì biết nhờ nhân lành đời trước nếu khởi hành động xấu sau này sẽ chịu quả khổ.

Người đạt được lý Nhân duyên đối với xã hội có nhiều ý niệm hay:

1- Không ích kỷ, vì biết mình và người tương quan nhau, người khổ tức mình khổ.

2- Không chán ghét xã hội muốn trốn tránh, vì biết mình không thể ly khai xã hội được.

3- Tích cực lợi tha, vì biết người tốt là mình tốt.

4- Không quá khổ đau khi thấy sự hoạidiệt, vì biết có hợp phải có tan.

Biết nhận xét và áp dụng lý Nhân Quả,Nhân Duyên như vậy là người có trí tuệ tự tạo cho mình một cuộc sống linhhoạt hợp lý.

C. Tụng niệm: Để thêm sức mạnh vào sự cải đổi bản thân người Phật tử nếu đủ phương tiện mỗi ngày dành ra mười lăm đến hai mươi phút đến trước bàn Phật tụng kinh niệm Phật, hoặc tham Thiền theo pháp quán Ngũ đình tâm. Giờ phút tụng niệm phải chí thành khẩn thiết chuyên giữ ba nghiệp thanh tịnh. Trọn ngày người tại gia lăn lộn với trần tục làm sao khỏi dính vài vết nhiễm ô trong tâm niệm. Đến trước bàn Phật tụng niệm là cốt gột rữa những vết nhơ ấy khiến tâm hồn được thanh tịnh. Trước khi tụng niệm, Phật tử mặc một bộ y phục sạch sẽ, thắp hương, lên đèn thơm tho sáng suốt, tượng Phật ngự trên bàn tịch tịnh tôn nghiêm, bầu không khí thanh khiết này chuyển hóa tâm hồn trở thành thanh tịnh. Giờ phút tụng niệm trang nghiêm thành kính giúp ta thêm vững lòng tin và lãng quên mọi sự buồn đau gian khổ.

Nếu trường hợp không thể có bàn Phật mà không có thì giờ rãnh rổi, mỗi ngày trước khi đi ngủ, Phật tử nên ngồi yêntịnh độ năm đến mười phút để kiểm điểm lại hành động trong ngày và tưởng nhớnăm hạnh của Phật. Có thế, ta mới biết lỗi lầm mà tránh và cố gắng tiến lên theo các hạnh lành.

IV. PHẦNPHẬT SỰ :

Lý Nhân Duyên đã cho ta thấy trong vũtrụ không có một vật nào đơn độc tự sống. Đã có sống tức liên hệ nhau, giữa mình và mọi người, mình và vạn vật. Bởi sự liên hệ ấy, người Phật tử không thể tự tu riêng mình, buộc phải cảm hóa những người chung quanh mình cùng tu.

A. Cảm hoá gia đình: Những người gần nhất với Phật tử tại gia là cha mẹ, anh em, vợ con. Tuy mỗi người có quyền tôn thờ một lý tưởng riêng, nhưng trong gia đình mà lý tưởng khác nhau là cái cớ khiến tình thương lợt lạt. Phật tử cố gắng cảm hóa gia đình không phải là độc tài, cái gì mình theo bắt trong gia đình phải theo, mà vì muốn đem lại tình thương và hạnh phúc cho gia đình. Cha mẹ là bậc bề trên, kẻ làmcon thương cha mẹ không gì hơn khuyên cha mẹ hướng về đạo đức. Nếu cha mẹ đã Quy Y Tam Bảo, người con phải tạo những trợ duyên tốt cho cha mẹ tiến lên trong việc đạo đức. Nếu cha mẹ chưa biết Phật pháp, người con cố gắng khuyên giải và tự mình thể hiện những cái đẹp Phật giáo để cha mẹ trông thấy cáihay mà trở về đạo pháp.

Tình cốt nhục muốn được sâu đậm thiếttha là anh em phải chung thờ một lý tưởng. Nếu anh em chưa biết Phật giáo người Phật tử nên hướng dẫn đến với đạo. Nhưng trước tự bản thân mình phảitheo, sống thực theo các hạnh Từ bi, Nhẫn nhục v.v... để anh em nhìn vào ta thấy được cái gì cao đẹp. Những nét đẹp nơi ta sẽ chuyển hóa tâm hồn huynh đệ ta hướng về Phật giáo.

Đối với vợ hoặc chồng, người Phật tử sẽ áp dụng Phật giáo cư xử trong gia đình khiến vợ hoặc chồng cảm thấy Phật giáo đem đến cho gia đình một ân huệ quý báu. Không nên bắt buộc vợ hoặc chồng theo Phật giáo mà phải tự mình làm cao đẹp Phật giáo để bạn mình cùng chuyển hướng theo.

Con cháu trong nhà, người Phật tử phải khéo huấn luyện dạy dỗ chúng những gương hay hạnh tốt trong Phật giáo khiến chúng thấm nhuần Phật giáo từ thuở bé. Nhất là Pháp Lục Hòa hằng giảng dạychúng ăn ở cư xử với nhau thành nếp hòa thuận, tin yêu, không nên hững hờ cho chúng còn bé không cần biết đạo đức, đến khi chúng khôn lớn chưa từng biết gì về đạo Phật nghe ai nói gì hay theo, chừng ấy kẻ làm cha mẹ hối hận đã muộn.

Hương vị đạo đức từ cá nhân thấm dần vào gia đình đến khi toàn cả gia đình đều bát ngát mùi hoa Ưu Đàm, đó là Phật tử tại gia đã thành công một nhiệm vụ gần.

B. Cảm hóa láng giềng : Hương vị đạo đức của từng gia đình các Phật tử sẽ nhiễm lây sang hàng xóm. Trong xã hội tương quan này, cái gì hay dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến những người chung quanh, cái gì dỡ cũng thế. Cho nên Phật tử lấy đạo đức thực tự bản thân, gia đình cảm hóa người lân cận là điều căn bản chân chánh. Chúng ta không cần khoe khoang Phật giáo hữu ích, cao siêu, v.v... chỉ cần các Phật tử biết sống thực theo Phật giáo. Phàm làm việc gì người ta mong kết quả lợi ích, theo Phậtgiáo cũng thế. Phật tử tại gia muốn cảm hóa những gia đình bên cạnh mình hướng về Phật giáo, trước phải đem Phật giáo làm lợi ích thiết thực trong giađình mình thì sự cảm hóa mới có hiệu quả. Ngược lại, nếu người mà nhìn vào gia đình của các Phật tử dẫy đầy một màu thù hận, buồn khổ thì khó mong kết quả. Dù Phật tử ấy học thuộc lòng năm mười quyển kinh, tài hùng biện tuyệt diệu đi nữa cũng không thể hướng dẫn người chung quanh mình đến đạo được.Muốn lợi tha quyết định trước phải tự lợi.

C. Cư xử với bạn đạo: Chúng ta muốn cảm hóa người chưa biết đạo trở về với Phật giáo, nếu trong tình đạo hữu cùng nhau mà cư xử bất nhã, hoặc giận hờn thù nghịch nhau thì người ngoài làm sao dám bước chân vào đạo. Cho nên, người Phật tử biết thương đạo, thương quí thầy, là bạn đạo phải cư xử với nhau rất hòa mục, thương yêu nhau như con một cha. Tuy rằng bạn đạo không phải tình cốt nhục, nhưng cùng thờ một lý tưởng, cùng tôn Đức Thích Ca là Từ Phụ thì đâu khác tình cốt nhục. Những đều chia rẽ buồn phiền nhau là làm nhục cho đạo, làm đau khổ cho quý thầy, ngườiPhật tử chân chánh không nên có. Đã là phàm phu như nhau, làm gì tránh khỏi những ưu điểm và khuyết điểm. Anh em một cha chưa hẳn tánh tình giống nhau, huống chi bạn đạo là con nhiều nhà mà có thể giống hệt nhau được. Biết như vậy, khi gần nhau chúng ta nên thấy những điểm tốt của bạn nhiều hơn và sẵn sàng tha thứ những điều dở của bạn. Huynh đệ hạp ý nhau được phần nào tốt phần ấy, đừng tham lam muốn bạn mình giống hệt mình. Chung lo việc đạo phải đặt lý tưởng lên trên hết, những tự ái cỏn con gắng dẹp qua một bên. Biết thương yêu nhau, đùm bọc nhau là Phật tử làm đẹp cho Phật giáo khiến những người ngoài thèm muốn đến với đạo. Phật sự quan trọng là Phật tử phải sốnghòa thuận vui vẻ với nhau.

D. Tham gia việc từ thiện: Phật tử biết tu theo hạnh Từ Bi của Phật đối với những kẻ sẵn sàng thương xót. Phật tử tùy khả năng cứu giúp những người chung quanh mình khi họ gặp những hoàncảnh khổ đau. Cứu trợ người là hành động đẹp khiến người ta cảm mến trở về với Phật giáo. Ngoài ra, Phật tử tùy sức sẵn sàng góp công vào những việc từ thiện xã hội. Lòng từ bi bao giờ cũng vui vẻ chia cơm sớt áo cho người đói rách cùng khổ. Có người tụng kinh rất sành, niệm Phật rất nhiều, nhưng gặp người nguy khổ đến nhờ cứu giúp thì gương mặt lạnh lùng như sắt đá. Chúng ta không phải tu với Phật và chỉ nhớ cảnh Cực-lạc ở phương tây, mà phảitu với chúng sanh, nhớ cảnh đau khổ của chúng sanh ra tay cứu giúp. Gặp người đau khổ, chúng ta nên đặt mình trong hoàn cảnh của họ để cùng thông cảm nỗi khổ đau với họ. Sự giúp đỡ nhiều ít không quan trọng, quan trọng ở chỗ thông cảm nỗi khổ của họ hay không. Tuy giúp của ít mà thông cảm nỗi khổ đau của họ, còn hơn giúp của nhiều mà lạnh lạt vô tình. Bố thí là phương tiện đầu hướng dẫn người về với Phật giáo.

E. Đối với Tam Bảo: Người Phật tử đã làm bổn phận trong gia đình, ngoài xã hội, còn có trách nhiệm gần gũi liên lạc với ngôi Tam Bảo.

1. Tránh hai thái độ cực đoan: Sự liên lạc giữa Phật tử với Tam Bảo là lẻ dĩ nhiên không thể thiếu được. Nhưng tới lui lo lắng phải có chừng mực, giới hạn không nên đi quá trớn. Có một ítPhật tử tại gia thuần tín đối với Tam Bảo: Hoặc là chồng thì ỷ quyền chồng trọn ngày chạy lo Phật sự, bỏ phế việc làm ăn nhà cửa, chẳng thiết đến vợ con để vợ con sống cơ cực nheo nhóc. Đó là cái cớ khiến vợ con phiền trách chán nản đạo đức, đôi khi khởi ác ý đối với Tam Bảo là khác. Hoặc là vợ ỷ taycầm chìa khóa xuất phát cúng kiếng bất chấp chồng con, nhiều khi quên cảsự đủ thiếu no đói trong gia đình, có bao nhiêu đều đóng góp vào chùa cả đến khi chồng con hay được đâm ra oán trách Tăng Ni lánh xa Phật giáo. Thế là mất cả lòng tin tưởng trong gia đình, sống trong cảnh ngờ vực nhau. Tuy nhiên, cúng chùa lo Phật sự là có phước, nhưng phước chỉ riêng mình để vợ hoặc chồng con hủy báng Tam Bảo, lánh xa Phật giáo, phước nhỏ ấy đâu đủ bù tội lớn kia. Hơn nữa, người láng giềng nhìn vào gia đình đạo Phật mà buồn tẻ, cắng đắng như vậy, còn ai dám theo Phật giáo. Thế là, vô tình Phật tử xúi giục người xa lánh Đạo Phật.

Ngược lại, có một ít người tin Phật mà bất chấp chùa chiền, không cần biết đến Tăng Ni chỉ ở nhà tụng kinh niệmPhật cho thế là đủ. Đành rằng tu là tự sửa đổi tâm tánh, hành động của mình cho tốt đẹp, đi chùa không phải là làm cho mình tốt. Nhưng, ly khai chùachiền, Tăng Ni nhờ ai chỉ dạy phương pháp sửa đổi tâm tánh ? Lại nữa, ngườiPhật tử tại gia mà không liên lạc với chùa chiền, Tăng Ni thì không phải là Phật tử. Vì trong kinh Phật đã dạy, cư sĩ là người gần gũi phụng sự Tam Bảo. Tam Bảo là chỗ y cứ cho mọi người hướng về Phật giáo, nếu ta tách rời chùa chiền, Tăng Ni tức nhiên sự liên lạc truyền bá Phật giáo bị cắt đứt: Hệ thống truyền bá không còn, nhất định Phật giáo sẽ đi đến tiêu diệt. Như vậy, chúng ta tin Phật mà trở lại làm tiêu diệt Phật giáo.

Tóm lại hai hạng người trên: một bên tín ngưỡng nồng nhiệt chỉ biết chùa mà không biết đến gia đình; một bên chỉ biết gia đình, không cần biết biết đến chùa, hai thái độ đều mang đến Phật giáo sự hoại diệt. Phật tử chân chánh dè dặt đừng dẫm dấu hai hạng người này.

2. Tránh quan niệm danh tướng: Cúng chùa, làm Phật sự ta nên gạt bỏ danh, tướng ra ngoài. Nếu người còn ôm ấp danhtướng trong lòng ra lo việc đạo, khi bị khai thác trúng chỗ thì làm việc quay cuồng, cúng dường bất kể, rủi gặp việc bất mãn thì không thèm bước chân đến chùa có khi phỉ báng Tam Bảo là khác. Công đức cúng dường Tam Bảo thênh thang vô lượng không nên hạn cuộc nó trên tấm bảng nhỏ hẹp, trong những lời khen dễ dàng. Phật tử làm việc đạo là vì bảo vệ Tam Bảo thường còn ởthế gian, vì truyền bá đạo pháp lợi ích chúng sanh không phải vì danh vìtướng. Cúng chùa, lo đạo là do lòng chân thành mộ đạo phát tâm của Phật tử,đừng vì những lời tán thưởng, vì cho người khác biết mình có đạo tâm. Đẹp đẽthay ! Những người thầm lặng lo việc đạo. Bỉ ổi nhất, những kẻ ôm cái ngã to tướng đội lớp hy sinh Phật sự. Thật là Phật tử lo đạo thường thường mà thật tâm vì đạo, còn hơn những người cả ngày chạy lo Phật sự mà vì danh tướng của mình. Có khi người ta bỏ được danh lợi ở đời, mà bị kẹt cái danh trong đạo, thật đáng thương!

3. Tư cách Phật tử chân chánh đối vớiTam Bảo: Tư cách đúng đắn của Phật tử, khi ra làm việc đạo không nghĩ đến cáingã của mình không bao giờ thấy mình là người có công lớn. Không vì tiếng khen mà cố gắng, không do lời chê mà thối lùi. Vui vẻ phấn khởi làm Phật sự chỉvì Tam Bảo mà thôi. Khi lo việc đạo do sự đồng ý vui vẻ trong gia đình, không qua mặt khuất lấp người trong nhà, lúc nào cũng giữ thái độ đường đường chánh chánh, kính trọng Tam Bảo là điều kiện cho mọi người quy y hướng về Tam Bảo, không phải làm sang trọng Tam Bảo mà mọi người đều xa lánh khinh thường sự thịnh suy còn mất của ngôi Tam Bảo, người Phật tử chân chánh thấy vui khổ như sự thành bại trong gia đình mình. Người biết quý kính Tam Bảo làphải thương yêu chúng sanh, vì chúng sanh là nhân duyên chánh Tam Bảo xuất hiện. Chỉ biết Tam Bảo mà không biết chúng sanh là một sai lầm lớn của Phật tử, Phật tử cố gắng khêu sáng ngọn đèn Tam Bảo để chúng sanh thấy mà hướng về.

V. PHẬT TỬ TẠI GIA PHỔ BIẾN VÀ LINH ĐỘNG PHẬT GIÁO :

Phật tử tại gia ở chung đụng với quầnchúng, hoàn cảnh sinh sống cũng như họ, nếu thực hiện được đạo đức mới đángcho quần chúng chú ý. Nếu mỗi Phật tử tại gia đều sống gần giống lời Phật dạy, Phật giáo tự nhiên phổ khắp quần chúng. Bởi vì nhân tính bao giờ cũng xu lợi, muốn khuyên bảo làm việc gì phải thấy lợi ích hiển nhiên họ mớilàm. Chúng ta kêu gọi khuyên nhủ quần chúng hướng về Phật giáo nhưng điềukiện lợi ích chưa đủ chứng tỏ, đừng hòng quần chúng chịu theo. Do đó, người Phật tử tại gia phải áp dụng Phật giáo xây dựng gia đình mình được êm ấm hạnh phúc là chứng cứ xác thực để quần chúng lấy đó làm tiêu chuẩn hướng về Phật giáo. Hình dáng Từ bi, Nhẫn nhục, Hỷ xả v.v... đều biểu lộ qua con người Phật tử, ấy là bài thuyết pháp sống linh động và rất hiệu quả. Nếu Phật tử chỉ học giáo pháp bằng lý thuyết suông, không làm sống dậy một điểm nào qua con người mình. Người ấy không phải chân chánh Phật tử. Vì cá nhân họ không biết dùng Phật giáo để tu tập, lại là mục tiêu cho quần chúng khinh thường Phật giáo. Giả sử có những vị giảng sư giảng rất hấp dẫn linh động, đã khô cổ, khan giọng kêu gọi quần chúng Quy Y Tam Bảo, chỉ gây hào hứng nhất thời cho quần chúng chứ không mong kết quả nếu rãi rác bên cạnh quần chúng có các gia đình đã quy y Phật giáo đôi ba năm mà hành động, cử chỉ, tâm tánh năm này không khác năm xưa, sự rầy ra, giận dỗi, ghét, oán thì cũng y hệt mọi gia đình khác. Quần chúng thấy quy y Phật giáo cũng bằng thừa, khônglợi ích gì cho gia đình, cho xã hội, như gia đình anh A, chị B đã quy y Phậtgiáo nhan nhãn trước mắt kia mà thôi. Đó chính là Phật tử tự đưa Phật giáo đến chỗ vô dụng đối với quần chúng. Khi quần chúng thấy sự có mặt của Phật giáo là thừa thải, thử hỏi Phật giáo còn có thể sống được không ? Ảnh hưởng sâu đậm to tác nhất đối với quần chúng là hình ảnh cá nhân và gia đình của các Phật tử tại gia. Phật giáo sẽ phổ biến khắp quần chúng, khi nào Phậttử tại gia biết áp dụng Phật giáo vào nếp sống gia đình. Phật giáo rất linhđộng hữu ích khi cá nhân Phật tử biết thực hiện theo lời Phật dạy.

Trách nhiệm truyền bá Phật giáo trongquần chúng phần lớn do cư sĩ. Cư sĩ là hình ảnh gần gũi thiết thực nhất với quần chúng cho nên các vị Bồ-tát đa số hiện thân cư sĩ, như đức Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Dược Vương v.v... Các Ngài muốn gần gũi thân thiết để hóa độ quần chúng nên phải mang hình thức giống họ. Tinh thần Đại Thừa Phật giáo là tích cực lợi tha, mang nước Từ Bi chan rưới khắp quần chúng nên hình dáng cư sĩ rất cần thiết thích hợp. Phật tử tại gia phải ý thức trách vụ quan trọng to tát của mình gắng thực hiện cho được phần nào nhiệm vụ.

VI. TRÁCH VỤ TĂNG NI ĐỐI VỚI CƯ SĨ:

Nói thế, hình như tôi tước quyền truyền bá Phật giáo của Tăng Ni đặt hết gánh nặng lên vai cư sĩ. Sự thật khôngphải thế, Tăng Ni có nhiệm vụ giáo hóa quần chúng phần lý thuyết. Lý thuyết chỉ có khả năng hướng dẫn lý trí khiến người ta cảm mến Phật giáo nhưng thực tế sống động phải là hình dáng cư sĩ thường sinh hoạt bên cạnh họ. Hoàncảnh, nếp sống Tăng Ni, là hình ảnh cao đẹp nhưng rất xa xôi chỉ để làm mục tiêu siêu thoát cho hàng Phật tử hướng về.

Quần chúng bao giờ cũng tránh khổ tìmvui, Phật giáo lúc nào cũng ban vui cứu khổ nên rất thích hợp nhu cầu cùng khổ. Vui có chia ba thứ: vui hiện tại, vui vị lai, vui giải thoát. Cứu giúp người khỏi cái khổ đói rách v.v... là ban vui hiện tại. Khuyên người bỏ áctu thiện làm những điều phước đức để đời sau hưởng quả báo an lạc là ban vui vị lai. Chỉ dạy người tu hành đạt được chân lý Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên v.v... siêu thoát vòng trầm luân sanh tử là ban vui giải thoát. Vui hiện tại, vui vị lai, hàng Phật tử có thể ban bố được. Vui giải thoát chỉdành riêng giới xuất gia hướng dẫn. Mục đích chính của Phật giáo là cứu người khỏi cái khổ trầm luân, ban cái vui giải thoát. Ban cái vui hiện tại, vui vị lai chỉ là bước đầu hướng người vào cửa đạo. Chư vị Bồ-tát ra tế độ chúng sanh trước cái vui hiện tại sau mới đưa đến cái vui giải thoát. Hai phái Phật tử xuất gia và tại gia chung sức tiếp độ chúng sanh, kẻ ban vuihiện tại, người hướng dẫn đến vui giải thoát, có thế mới đạt được mục đích chung cục của Phật giáo và mới phổ biến khắp cả chúng sanh.

Tăng Ni bao giờ cũng giữ hình ảnh giải thoát. Hình ảnh giải thoát không có nghĩa là cái đầu hay chiếc áo mà phải là chất vị thấm nhuần trong con người của tăng Ni. Những lời nói những cử chỉ của Tăng Ni đều biểu lộ hình ảnh giải thoát. Những lúc sống lăn lộn với trần tục đã mệt mỏi trở về chưa nhìn thấy hình ảnh giải thoát, cảm nhận đức tính Từ Bi, hòa nhã, nghe những lý thuyết cao siêu của Tăng Ni, người cư sĩ nghe lòng nhẹ nhàng an ổn. Cho nên Tăng Ni phải giữ nguyên chất vị giải thoát, thể hiện đức hạnh Từ Bi, hòa nhã và thông đạt giáo lý. Đừng bao giờ Tăng Ni bước sang lãnh vực cư sĩ, cũng như lãnh vực cư sĩ bước lầm vào lãnh vực Tăng Ni.

VII. KẾT LUẬN :

Chúng ta không nên đóng khung Phật giáo trong khuôn khổ tín ngưỡng nhỏ hẹp, khiến quần chúng nhìn vào thấy Phật giáo là cái xác chết khô khan. Chúng ta phải linh động Phật giáo cả mọi khíacạnh, nguồn sinh lực Phật giáo dồi dào qua hành động ngôn ngữ của các Phậttử tại gia. Phật tử biết áp dụng phần nào lời Phật dạy vào cá nhân và gia đình thì Phật pháp sẽ trường tồn và phát triển mãi mãi. Trách nhiệm hoằng hóaPhật giáo là ở Tăng Ni, phổ biến Phật giáo linh động trong quần chúng là do cư sĩ. Giờ rảnh nói chuyện thân mật trong gia đình, hoặc đi thăm người láng giềng đau yếu... đều là những buổi thuyết pháp linh động của cư sĩ. Cách ăn ở trong nhà, sự đối xử hàng xóm hợp đạo lý ấy là bài thuyết pháp sống của Phật tử tại gia. Phật tử tại gia thực hiện được nhiệm vụ mình, mới thật là người hộ đạo chân chánh.

Tuy nhiên, thực hiện toàn vẹn nhiệm vụ là điều rất khó, Phật tử tại gia nên tiến dần theo khả năng và phương tiện của mình. Làm thế nào sau thời gian Quy Y Tam Bảo, mỗi tháng mỗi năm, người chung quanh nhìn vào ta thấy đã tiến mỗi ngày mỗi khác hơn trước. Trong kinh Ưu Bà Tắc mỗi khi dạy một hạnh tu, sau cùng đức Phật kết thành câu: “Ngườitại gia giữ được rất khó vì nhiều nhân duyên ràng buộc”. Biết là khó, nhưng chúng ta đã quyết tâm tu tiến phải cố gắng vượt lên, không vì khó mà e dè luisụt làm mất ý chí hướng thượng của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2015(Xem: 6798)
Trước tình hình thay đổi khí hậu của trái đất cũng như tình trạng thực phẩm tại Việt nam đang bị nhiễm hóa chất nặng nề thì ăn chay là giải pháp hữu hiệu góp phần to lớn bảo vệ thế giới và sức khỏe loài người. Với tâm nguyện đó mà chương trình Ngày An lạc kỳ 5 tại chùa Pháp Vân đã được diễn ra vô cùng thành công với chủ đề “Ươm mầm yêu thương”, đọng lại trong tâm chúng con sự an lạc và từ ái tràn đầy. Khác với 4 kỳ trước, Ngày An lạc kỳ 5 lần này được diễn ra cả ngày, từ 7h sáng tới 17h chiều, trong yên lặng, với sự dẫn dắt của Thượng tọa Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Nội và cư sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books.
03/12/2015(Xem: 8991)
Báo chí thế giới hiện đang đồng loạt đưa tin về việc người sáng lập ra mạng xã hội Facebook - Mark Zuckerberg - tuyên bố sẽ hiến tặng 99% cổ phần Facebook để phục vụ cho các mục đích từ thiện. Tuyên bố này được đưa ra khi vào ngày thứ 3 vừa qua, Zuckerberg và vợ - cô Priscilla Chan đã đón con gái đầu lòng - Max. Tổng trị giá số cổ phần mà Zuckerberg dự kiến hiến tặng hiện có trị giá vào khoảng 45 tỉ đô la. Tất cả những điều này họ làm vì sự ra đời của cô con gái nhỏ - Max. Một lá thư xúc động đã được ông chủ Facebook đăng tải lên trang cá nhân với một tiêu đề giản dị: “Lá thư gửi tới cho con gái của chúng tôi”:
02/12/2015(Xem: 9489)
Chúc Mừng Bạn chuẩn bị bước vào cửa Không Riêng tặng bạn Đồng Túy sẽ thế phát xuất gia vào ngày 4-11-2015 Hôm nay phủi tóc- bụi trần Bạn ơi, có thấy lâng lâng vui buồn? Chút buồn xin gởi lệ tuôn Niềm vui giữ lại luôn luôn trong lòng Vui vì đã toại ước mong Bước chân thanh thản, cửa Không đi vào. Lòng mình cũng thấy nao nao Mừng vui cho bạn, nghẹn ngào tủi thân Tâm thành với mối tương lân Cầu mong bạn sẽ chuyên cần tấn tu Mai này giữa chốn phù du Bạn tôi là một nữ tu vẹn toàn.
02/12/2015(Xem: 7141)
Hôm thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2015 vừa qua, ở Paris có xảy ra vụ khủng bố lớn ai cũng kinh hoàng. Liền chỉ ba ngày sau, thứ 2 ngày 16, ngay đầu tuần, Rollins College có tổ chức buổi hội thảo về Hoà Bình. Họ kể về biến cố tang thương và mời chia sẻ quan điểm mỗi người. Ngay từ khi bước vào phòng mình đã thấy vui vì trong phòng còn dán một poster lớn về sự kiện Thiền Đi do giáo sư Maroon tổ chức mời mình hướng dẫn ngày 11 tháng 11. Sau buổi hội thảo, nhân viên trong phòng này bảo sự kiện đã xảy ra rồi nhưng họ có tham dự và thấy trân quý buổi thiền ấy nên vẫn còn giữ lại ít lâu, chưa vội tháo xuống dù đang có mấy sự kiện cũng quan trọng.
01/12/2015(Xem: 14265)
Ngày thứ ba 1-12-2015, thầy, khoảng 25 Thầy, Cô giáo Trường Tiểu Học Thomastown đã viếng thăm và tìm hiểu giáo lý Đạo Phật, TT Trụ Trì Nguyên Tạng đã tiếp phái đoàn và giới thiệu tổng quát về giáo điển của Đạo Phật, sinh hoạt của TV Quảng Đức cũng như hướng dẫn ngồi thiền. Mục tiêu cuộc viếng thăm này là để làm quen và mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở tôn giáo. Sắp tới nhà trường sẽ cho các học sinh đến chùa để tìm hiểu giáo lý như là một buổi học ngoại khóa.
01/12/2015(Xem: 8659)
Bốn sự kiện lớn về Đức Phật diễn ra gắn liền với cây xanh là: 1. Đức Phật Đản Sanh dưới cây Hoa Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni. 2. Đức Phật thành đạo dưới góc cây Bồ Đề. 3. Đức Phật Chuyển Luân thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. 4. Đức Phật nhập Niết Bàn dưới hai cây Song Thọ trong rừng Ta La.
01/12/2015(Xem: 8110)
Được quí vị quan hoài, thương tưởng đến tâm nguyện hành thiện của chúng tôi trên xứ Phật. Cuối tuần qua, nhân dịp lễ Thanks Giving (26-Nov-2015) chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang cho đời chút ấm lúc Đông sang. Xin tường trình buổi phát quà từ thiện tại làng Armoba- Bodhgaya, được bảo trợ bởi những Tấm Lòng:
29/11/2015(Xem: 10716)
Chúng ta cần có một động cơ thích đáng cho việc lắng nghe giáo huấn; bằng khác đi chúng ta sẽ mất một cơ hội để xây dựng một năng lực tích cực lớn là phước đức và hòa nhập giáo huấn này vào trong sự tương tục tinh thần của chúng ta.
28/11/2015(Xem: 9933)
Đoạn video về cuộc trò chuyện cảm động giữa cha con người Pháp gốc Việt về vụ khủng bố Paris, trong đó ít nhất 128 người chết, đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong cuộc phỏng vấn của chương trình Le Petit Journal, đài Canal+, phóng viên hỏi bé trai Brandon liệu bé có hiểu lý do những kẻ cực đoan giết người ở Paris tối ngày 13/11 hay không. Brandon, người đang thăm một khu vực tưởng niệm bên ngoài nhà hát Bataclan cùng cha, trả lời: "Có ạ, vì họ rất rất xấu xa". "Và chúng ta phải rất cẩn thận vì chúng ta phải dọn nhà đi nơi khác". Chính lúc này, người cha Angel Le tham gia vào cuộc trò chuyện cảm động về cuộc tấn công. Ông đảm bảo với con trai rằng họ sẽ không rời bỏ Paris vì "nước Pháp là nhà mình".
28/11/2015(Xem: 10026)
Trong kinh Pháp Cú có câu "Sabba danam dhammadanam jinati" có nghĩa là "Hiến dâng Đạo Pháp - hay Sự Thật - vượt hơn tất cả các hiến dâng khác", thế nhưng sự hiến dâng đó quả khó thực hiện bởi vì cần có một chút vốn liếng nào đó để có thể hiến dâng. Tuy nhiên dường như mỗi người trong tất cả chúng ta đều sẵn có một thứ vốn liếng mang tính cách bẩm sinh, đấy là tình thương yêu trong trái tim mình. Tình thương đó đôi khi cũng không quá mơ hồ và trừu tượng mà có thể hiện ra rất cụ thể qua nếp sống và cung cách hành xử của chính mình, đấy là quyết tâm mang lại sự "an toàn" và "không sợ hãi" cho tất cả chúng sinh, kể cả những côn trùng nhỏ bé. Việc bố thí sự "không sợ hãi" và hiến dâng sự "an toàn" cho tất cả chúng sinh thật hết sức đơn giản: chỉ cần tuân thủ giới luật "không sát sinh", và đấy cũng là giới luật quan trọng nhất trong Phật giáo. Dưới đây là một bài viết của Hòa Thượng Parawahera Chandaratana về ý nghĩa của sự bố thí trong Phật giáo Theravada. Ông là một nhà sư
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]