Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:03(Xem: 12736)
Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

273lientricanhsach


Mục lục

Lời tựa
Chương I: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Buông xuống
2. Xả
3.Thực tiễn
4. Nói một thước, chẳng bằng thực hành một tấc
5. Nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật
6. Phóng sinh”tam thí” đều đủ
7.Phóng sinh trả lại nợ giết hại từ trước
Chương II: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Chỉ nương pháp niệm Phật sẽ được qua biển sinh tử
2. Nguyên nhân Như Lai ra đời
3. Người niệm phật có đại phước báo
4. Phước báo trời, người
5. Giới-Định-Tuệ
6. Lấy giới làm thầy
7. Phóng sinh là bậc nhất
8. Ra sức thực hành giới không giết hại và phóng sinh
9. Người học Phật nên ăn chay trường
10. Ăn thịt giống như uống thuộc độc
Chương III. LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Không nên có ý bày tỏ giữ bản quyền
2. Thuyết pháp cần đơn giản, rõ ràng
3. Sửa đổi thói quen xấu
4. Phản tỉnh
5. Cẩn thận lựa chọn đạo tràng
6. Linh Sơn chỉ tại trong tâm
7. Làm tốt bổn phận
8. Thành khẩn và nề nếp làm tròn bổn phận
9. Nhìn rõ, buông xuống
Chương IV: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Lo việc nhà mình, không lo việc nhà người
2. Kiểm điểm chính mình
3. Cải vỏ không ( nói hay làm dở)
4. Ăn thịt phạm giới sát sinh
5. Khuyên nhắc mình ăn chay
6. Người có trí tuệ
7. Giác ngộ sẽ biết được sai lầm
8. Tro tàn
9. Tâm cung kính chính là sự thành thật
10. Cẩn thận từ lúc ban đầu
Chương V: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Chọn pháp môn thích hợp
2. Luôn luôn siêng năng lau chùi
3. Phật với Phật mới có thể biết rõ
4. Thiền thâm diệu vô thượng
5. Thần chú thật giản đơn và chân thật
6. Niệm Phật bằng với việc tụng hết thảy kinh
7. Niệm Phật không thể nghĩ bàn
8. Niệm Phật là hạnh chánh
9. Một môn thâm nhập
10. Học Phật chính là sửa đổi thói quen xấu
11. Có quả ắt có nhân
Chương VI: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Niềm tin sâu
2. Nguyện cấp thiết
3. Ra sức thực hành
4. Tự hỏi lương tâm
5. Phát tâm Bồ-đề
6. Cần thiết ghi nhớ “ tám chữ”
7. Thành thật niệm Phật
8. Lấy giới làm thầy
9. Giới chính mình không phải giới người khác
10. Tấm gương soi
Chương VII: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Niềm tin là nguồn đạo, là mẹ của các công đức
2.Quay lại cầu nơi mình
3. Không nên tự tay giết hại
4. Được thành hạnh nhẫn nhục
5. Bệnh chấp Lý bỏ Sự
6. Sống chuyển thành chín, chín chuyển thành sống
7. Như người gần hương thân có mùi hương
8. Giáo dục từ gia đình
9. Xả được
Chương VIII. LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Nắm lấy cơ duyên
2. Ngày nay đã qua
3. Vô thường
4. Không nên chấp trước
5. Như mộng, huyễn,bọt nước, bóng ảnh
6. Tức một tức ba
7. Cẩn thận lựa chọn pháp môn
8. Nương tự lực hay nương Phật lực?
9. Niệm Phật là cứu cánh chân chánh
10. Muôn thứ bệnh đều từ sát sinh đưa đến
Chương IX: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Tự tánh tự độ
2. Phát tâm lâu dài
3. Bí quyết niệm Phật
4. niệm Phật lớn tiếng
5. Giới là gốc vô thượng Bồ-đề
6. Căn bản của việc học Phật
7. Tam vô lậu học
8. Giới-Định-Tuệ
9. Bàn luận việc binh trên giấy là lời nói suông
10. Cách hành trì của người học Phật
Chương X: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Nhẫn nhục
2. Quán chiếu chính mình
3. Xả
4. Sám hối
5. Tội từ tâm khởi, đem tâm sám hối
6. Lễ lạy 88 vị Phật
7. Lễ Phật sám hối
8. Răn nhắc và thúc giục
9. Chớ quên tâm ban đầu
10. Nội công và ngoại công
Chương XI: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Ăn chay, phóng sinh
2. Bài tập quan trọng
3. Thường xuyên quán chiếu chính mình
4. Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả
5. Nhà mình chính là đạo tràng
6. Người học Phật gương mẫu
7. Khó hành đạo, dễ hành đạo
8. Sự quan trọng của thiện tri thức
9. Không nên phát nguyện suông
10. Nền tảng của sự tu hành
Chương XII: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Hạnh đại hiếu ở thế gian
2. Đức khiêm tốn tự hổ thẹn
3. Mục đích của sự tu hành
4. Tự thanh tịnh ý mình
5. Không có chỗ trụ tâm
6. Vô thường
7. Nương pháp chẳng nương người
8. Chỉ và Quán
9. Cần học làm Phật, không cần giỏi Phật học ( lý thuyết)
10. Tức tâm tịnh độ
Chương XIII: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Trì giới
2. Thường sinh tâm hổ thẹn và sám hối
3. Hổ thẹn
4. Ngã mạn
5. Hữu lậu
6. Phạm giới thành hữu lậu
7. Kiểm nghiệm lại lỗi lầm
8. Giới luật
9. Siêng năng hành pháp lễ Phật sám hối
10. Phật pháp suy vi
11. Khiêm tốn tự xét mình
Chương XIV: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Thời mạt pháp niệm Phật dễ thành tựu
2. Giới luật là căn bản
3. Cố gắng gìn giữ giới luật
4. Phương pháp đốt sáng đèn tâm
5. Danh và lợi
6. Cẩn thận đề phòng danh lợi
7. Một lời khai thị bình thường chân thật
8. Biển danh lợi
9. Xa hẳn danh lợi
Chương XV: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Niệm Phật được qua sinh tử
2. Niệm phật càng về sau càng quan trọng
3. Mạng sống có hạn
4. Biển bổn nguyện của Phật Di-đà
5. Thành thật
6. Thành thật niệm Phật
7. Đệ tử Phật chân chính
8. Học Phật chân chính
9. Đối tượng của học tập
10. Thật thà là quý, bình thường là phước
Chương XVI: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1. Đầy đủ lòng tin và tâm nguyện
2. Nói nhiều nhưng làm ít
3. Người có tín nguyện chân thật rất ít
4. Kiểm nghiệm lòng tin và hạnh nguyện
5. Nên phát nguyện
6. Phát nguyện
7. Nhân duyên căn lành và phước đức
8. Quả đất
9. Pháp môn tâm địa
Chương XVII: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Hạnh phàm phu thấp kém
2. Giặc vô thường cuối cùng phải đến
3. Uốn nắn chính mình
4. Một câu niệm Phật nhiếp hết tất cả
5. Niệm Phật chính là thiền
6. Niệm Phật chính là mật
7. Niệm Phật chính là giáo
8. Niệm Phật chính là giới-định-tuệ
9. Đại Bồ-tát Văn-thù và Phổ Hiền đều niệm Phật
10. Pháp môn đặc biệt
11. Bình thường rất cao, thành thật rất diệu
12. Lấy thân làm phép tắc
Chương XVIII: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Tượng Phật chính là đức Phật
2. Hiểu và hành
3. Không hiểu biết nhưng có thực hành
4. Có hiểu biết không có thực hành
5. Ấn chứng của sự tu hành
6. Cần phải đích thân thực hành
7. Niệm Phật tức là Giới-Định-Tuệ
8. Đại pháp thọ dụng đời nay
9. Lấy đó làm gương
10. Phép tắc của sự tu hành
11. Bình thường, thật thà
Chương XIX: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Phật pháp chú trọng ở thực hành
2. Ăn thịt bằng với tội giết hại
3. Người ăn thịt đoạn dứt hạt giống tình thương
4. Ăn thịt cầu công đức tất chẳng thành tựu
5. Chẳng biết tốt xấu
6. Tu pháp niệm Phật là vững vàng nhất
7. Tham tiền chẳng phải việc dễ
8. Hãy nhanh quay về niệm Phật
9. Nghiệp chướng
10. Nỗ lực tiêu trừ nghiệp chướng
11. Phật pháp tiêu trừ nghiệp chướng
Chương XX: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Then chốt thành công của sự tu hành
2. Gặp thiện tri thức là nhân duyên lớn
3. Chuyển mê thành ngộ
4. Mắt mù dẫn người mù
5. Phương pháp phân biệt thiện tri thức
6. Nghĩ cho kỹ xem cho rõ
7. Bức tranh vẽ thiện tri thức đẹp nhất
8. Nên làm người mắt sáng
Chương XXI: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Việc đại ác ở trần gian
2. Việc thiện lớn nhất trên đời
3. Hết sức vô lý
4. Được không bằng mất
5. Lựa chọn
6. Hai điều kiện quan trọng nhất
7. Phóng sinh tức trả tự do cho chư Phật vị lai
8. Phóng sinh và nước từ bi Tam-muội
9. Đạo lý phóng sinh rất sâu
10. Không giết hại, phóng sinh; việc đơn giản, lý lại sâu
11. Phật pháp là môn giáo dục giác ngộ
Chương XXII: LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Một câu danh hiệu Phật
2. Đại si cuồng
3. Quy định thời khoá
4. Ngừng và diệt tham, sân, si
5. Không giết hại, nên ăn chay
6. Ăn thịt là thói quen rất xấu
7. Hoàn tất vào một lần này
8. Phóng sinh đền lại nợ giết hại từ trước
9. Ăn thịt và hữu lậu
10. Hai việc cùng tiến hành
11. Ăn thịt là đại ác
12. Phóng sinh là làm việc thiện lớn

Lời tựa

Thời đại mạt pháp, các bậc Thánh Hiền ngày càng xa. Phật pháp suy vi, tà sư nói pháp nhiều như cát sông Hằng. Tà trí, tà kiến đầy khắp thiện hạ. Đáng tiếc cho chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng, huệ cạn phước mỏng, người học phật đi trên đường chánh rất ít, kẻ chìm đắm lại nhiều. Thậm chí rất nhiều người thêm nhiễm tri kiến mà mị, ra vào làm con cháu nhà ma, gieo xuống đời vị lai nhân khổ địa ngục mà không tự biết. Xét kỹ nguyên nhân này, chính là không gặp thiện tri thức, không tìm đúng đường chánh, tu hành chẳng như pháp không thể đắc lục, mất hết thời gian tiền của và tâm lực, cuối cùng không được một chút lợi ích thực của Phật pháp.

May mắn biết bao, chúng ta ở vào thời mạt pháp, còn có thể gặp được một vị thiện tri thức hiếm có. Đây chính là pháp sư Viên Nhân, là vị Đạo sư của chúng ta. Sư phụ đã 90 tuổi, ở ẩn nơi am trong núi, tu hành thanh tịnh đến nay hơn 30 năm. Trên sự tu hành, sư phụ cẩn thận tuân theo lời dạy của Phật Đà, chính là hết lòng chân thật chấp trì một câu Thánh hiệu Nam mô A-di-đà-phật, đồng thời lấy pháp môn tịnh độ hành trì và giáo hoá mọi người. Khuyên khắp tất cả mọi người đến hỏi han về Phật pháp là chuyên nhất niệm Phật cầu sinh Tây Phương, tuyệt đối không xen tạp và mơ hồ.

Về mặt hành trì, sư phụ sinh hoạt hàng ngày có thể tỉnh thì tỉnh, có thể tiết kiệm thì tiết kiệm, tất cả đều hết sức đơn giản và mộc mạc. Sư phụ yêu cầu chúng ta lấy giới làm thầy. Chỗ chỗ nghiêm ngặt giữ vững giới luật, nơi nơi lưu tâm cẩn thận để công đức của mình khỏi rỉ chảy mất. Sư phụ hết sức nhấn mạnh người niệm Phật cần nhanh chóng ăn chay, bởi vì ăn thịt chính là sát sinh. Mỗi ngày ăn thịt là đồng thời mỗi ngày phạm vào giới sát sinh. Kết oán mối thù truyền kiếp, tương lai báo ứng hết sức đớn đau, lại thêm trở ngại sự nghiệp lớn vãng sinh của chúng ta còn thiếu từ lâu vô biên vô lượng. Vả lại, việc phóng sinh chính là tích cực trả món nợ từ đời quá khứ đến nay do chúng ta giết hại vô số. Hơn nữa, trong qúa trình phóng sinh tâm từ bi của người học Phật thu được nhiều điều bổ ích, lại cùng với đông đảo chúng sinh kết duyên sâu rộng, hiện tại và vị lai đều có ảnh hưởng không thể nghĩ bàn.

Sư phụ nhấn mạnh Phật giáo là một cách thức giáo dục thực tiễn. Chỉ nói mà chẳng luyện tập một chút cũng không đến chỗ lợi ích thực sự. Sư phụ dùng thân giáo thị hiện một vị tu hành mẫu mực, chân thật. Không nói lời cao xa, nghiên cứu thực tiễn, dạy bảo tất cả người học Phật phát tâm lâu dài. Đem Phật pháp thật sự thực hiện trong sinh hoạt của chúng ta. Bản thân mình ra sức thực hành, nỗ lực. Đó là người học Phật chân chánh.

Cuốn sách “Liên Trì Cảnh Sách” này là do đệ tử kết tập lời khai thị quý báu của sư phụ thường ngày, sắp xếp lại mà thành. Trong này chỉ rõ rất nhiều khuyết điểm vì lơ là mà chính chúng ta là người hiện tại học Phật thường phạm phải. Nguyên có thể đối với những người chân chánh có tâm tu hành, cần đời này liễu sinh thoát tử. Hy vọng mỗi một vị học Phật đều có thể nắm chắc và chính xác phương hướng tu hành, không đến nỗi điên đảo lầm loạn, luống uổng.

Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta. Chỉ nguyện những người cùng học Phật đều có thể chuyên tâm và hết sức ở nơi đây. Đối với sự nghiệp lớn vãng sinh của chúng ta, tất nhiên có ảnh hưởng quyết định và sâu xa.

Nam mô A-Di-đà Phật

Hội Phật giáo Liên Trì Công Đức

Kính ghi

THAY LỜI TỰA

Làm người, chúng ta nhiều hay ít đã được thọ nhận những lời giáo dưỡng hay lời nhắc nhở từ những bậc tôn trưởng đến trưởng thành, khôn ngoan và hiểu biết. Cha mẹ hay những người lớn quan hệ gia đình, với tình thương vì chúng ta mà răn nhắc chỉ bảo, mong chúng ta thành người hiền lành đạo đức.

Trong đạo cũng vậy, những lời của bậc thầy luôn dạy bảo sửa sai, nhắc nhở và thúc dục chúng ta, gọi là lời cảnh sách. Lời cảnh sách nói thẳng, mạnh mẽ, không trong văn chương; cũng có khi chỉ rõ lỗi lầm của người học và những hiện tại của hiện thời mà chúng ta đang chứng kiến. Lời cảnh sách có mục đích cảnh tỉnh và thôi thúc người học đạo nỗ lực tu tiến. Chỉ có người tu biết tu sửa mới cảm được những lợi ích trong lời cảnh sách của tổ sư.

Huynh đệ chúng tôi cũng vậy, khi đọc lời cảnh sách, thấy lời lẽ mộc mạc nhưng chân thật, trong đó luôn thể hiện tấm lòng thương yêu của Tổ sư như chính tình thương của người cha nghiêm nghị.

Cảm được lòng từ của Tổ sư, chúng tôi không ngại kiến thức hẹp hòi, phát nguyện dịch ra và ghi thành sách, mong chia sẻ đến những người có duyên.

Văn trong cảnh sách không như những tác phẩm giàu chất văn chương hoa mĩ, nhưng không thiếu sự khuyên răn nhắc nhở mang tình thương của mẹ hiền. Lại nữa, biển Phật pháp bao la, có nhiều người muốn tu hành, không biết nên nghiên cứu từ đâu và thực hành thế nào để đạt được mục đích. Những lời dạy trong tập cảnh sách này có giá trị giúp cho bất cứ ai dù có trình độ Phật học như thế nào cũng đều có thể hiểu và áp dụng để giải thoát khổ đau ngay trong đời sống hiện tại.

Cuốn sách không dám so sánh với nhiều tác phẩm khác về chất lượng ngôn từ, nhưng sẽ là tấm bản đồ hữu ích cho kẻ lữ hành lạc lối trên đường trở về cố hương.

Chúng tôi với tâm thành kính nhớ ơn thầy tổ, chư thiện hứu trí thức, đàn na thí chủ, với tâm hổ thẹn kính dâng lên thầy chúng tôi duyệt cho và được thầy hoan hỷ. Chúng tôi rất vui kính gửi đến quý bạn hữu để kết duyên lành trong ngôi nhà Phật pháp.

Tăng chúng chùa Linh Ẩn

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2018(Xem: 5461)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 4942)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8757)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5814)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
11/08/2018(Xem: 7345)
Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
11/08/2018(Xem: 7381)
THANH TỊNH TÂM Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học.
11/08/2018(Xem: 12838)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7335)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
09/08/2018(Xem: 10065)
Nghiệp tạo ra số phận và chỉ có đức năng mới thắng số mà thôi. Đức chính là đức độ tích lũy được thông qua những hành vi thiện thân khẩu ý đem lại. Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
07/08/2018(Xem: 9112)
Kính bạch Thầy, xã hội VN và thế giới càng ngày càng nhiều não loạn, có lẽ ít người được an bình như những người con Phật, con xin gửi đến Trang Nhà quangduc.com một bài thơ để tự sách tấn mình và cũng để tán dương công đức những Phật tử cống hiến điều thiện lành, mang niềm vui đến cho người, làm vơi bớt khổ đau cho kiếp người như việc gởi tịnh tài phụ giúp chữa bệnh của Hòa Thượng Bangladesh Ajitananda Mahathera , trên trang nhà hay giúp đở qua các hoạt động từ thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]