Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật xưa và nay

11/04/201100:43(Xem: 21064)
Đạo Phật xưa và nay

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

Thích Hạnh Bình

Mục Lục

- Lời nói đầu
Phần I. Đạo Phật xưa và nay

Phần II. Đức Phật theo quan điểm của Thượng toạ bộ

Phần III. Đời sống người xuất gia dưới thời đức Phật còn tại thế

Phần IV. Niềm tin theo đạo Phật

Phần V. Ý nghĩa chữ ‘xả’ trong đạo Phật

Phần VI. Ý nghĩa pháp sám hối trong đạo Phật

Phần VII. Nói năng như chánh pháp

Lời nói đầu

Sau khi xuất bản tác phẩm “Tìm hiểu đạo Phật nguyên thủy”, có một số người thắc mắc hỏi tại sao tôi là người xuất gia tu học theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, nhưng lại nghiên cứu Phật giáo Tiểu thừa (Nguyên thủy)? Trước nhất, xin xác nhận rằng, tôi xuất gia trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, là đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Tân (Chùa Thiền Lâm), pháp đệ của cố HT. Thích Đổng Minh. Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa, tôi không được nghiên cứu Phật giáo Tiểu thừa. Đứng về mặt nghiên cứu, tìm hiểu lời Phật dạy, với tôi không có sự phân biệt Đại hay Tiểu, tất cả đều là Phật pháp, chẳng qua là ngang qua dòng thời gian và không gian,mỗi giai đoạn lịch sử có những yêu cầu khác nhau, có điểm đặc thù riêng của nó, vì để đáp ứng con người và thời đại đó, cho nên Phật giáo hình thành các hệ tư tưởng Tiểu thừa hay Đại thừa, tông pháikhác nhau. Sự dị biệt của các tông phái chỉ mang ý nghĩa, đứng từ một góc độ khác để lý giải vềgiáo pháp của Phật, vì mục đích thích ứng giải quết những vấn đề mà con người xã hội đó yêu cầu quan tâm, nhưng tinh thần giáo dục của Phật vẫn không khác. Điều đó biểu thị qua nội dung và hình thức trình bày của một bản kinh, luật hay luận, nó phản ảnh cách suy tưlý giải của con người trong xã hội đó. Như vậy ý nghĩa của những tác phẩm này luôn gắn liền với bối cảnh cụ thể của xã hội đó.

Hơn nữa, đề cập đến Phật giáo Ấn Độ là đề cập đến cả quá trình phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ, nghĩa là khi đạo Phật xuất hiện cho đến khi đạo Phật bị mai một ở Ấn Độ. Trong quá trình diễn biến đó, chúng ta không nên cắt xén, lấy một giai đoạn lịch sử nào hay một hình thái sinh hoạt nào, để rồi vội vã đi đến kết luận Phật giáo Ấn Độ phải như thế này, không phải như thế kia. Càng buồn cười hơn nữa, đôi khi chúng ta lấy một quan điểm nào đó không liên hệ gì đến Phật giáo Ấn Độ, lại tự cho rằng đó là lời Phật dạy. Theo tôi, muốn tìm hiểu Phật giáo Ấn Độ là gì, trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu toàn bộ quá trình phát triển tư tưởng của Phật giáo ở Ấn Độ. Nếu không như vậy sẽ rơi vào trường hợp ngộ nhận, thiếu khách quan.

Theo lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo ở Ấn Độ, Phật giáo bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy, kế đến là Phật giáo Bộ phái và sau đó là Phật giáo Đại thừa, đó là ba giai đoạn Phật giáo mang tư tưởng khác nhau của Phật giáo Ấn Độ, nếu chúng ta không muốn nói, đôi khi có sự xung đột thậm chí phủ nhận lẫn nhau. Điều đó gợi ý cho chúng ta hiểu rằng, tư tưởng Phật giáo Ấn Độ phát triển theo quá trình từ trước đến sau, từ Phật giáo Nguyên thủy đến PhậtGiáo Đại thừa, hay nói một cách khác nó phát triển theo một qui luật của nó. Sự xuất hiện và hình thành tư tưởng nào trong xã hội là nhu cầu thực tế mang tính tất yếu, nhằm giải quyết nhu cầu cụ thể của xã hội đó, không phải là vấn đề mang tính thần thoại như chúng ta đã hiểu.

Trên thực tế, những diễn biến xã hội và sự suy tư của con người có mối quan hệ thiết thân. Sự đổi thay từ hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng đến cách suy tư của con người hay ngược lại. Cũng vậy, khi xã hội phát triển đổi thay, Phật giáo muốn tồn tại và phát triển cũng phải theo đó thay đổi hình thức sinh hoạt, ngay cả cách suy tư. Đây chính là nhân tố làm cho Phật giáo tự mình hình thành tư tưởng Tiểu thừa, Đại thừa, tông phái khác nhau. Điều chúng ta cần chú ý là, bất cứ giải pháp nào dù hay đến đâu, nó cũng chỉ có giá trị khi nó được gắn liền với sự kiện cụ thể của lịch sử, và sẽ trở nên vô nghĩa khi bối cảnh lịch sử của nó không còn nữa. Điều đó cho chúng ta nhận thức, mối quan hệ thiết thân giữa tư tưởng và bối cảnh lịch sử, không thể tách rời nhau, và sự hình thành giữa tư tưởng này với tư tưởng khác cũng có mối quan hệ sâu sắc và chằng chịt, thậm chí là quan hệ đối kháng. Từ đó chúng ta suy ra, sự xuất hiện tư tưởng của Phật giáo Đại thừa không thể tự nhiên mà có, nó phải bắt nguồn từ Phật giáo trước đó, là tư tưởng của Phật giáo Bộ phái, cụ thể là Hữu Bộ. Như vậy, nếu chúng ta muốn thấu rõ và xiển dương tư tưởng Phật giáo Đại thừa, điều trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là tư tưởng của Phật giáo Bộ phái. Thử hỏi, nếu chúng ta không hiểu nguyên nhân tại sao xuất hiện tư tưởng Phật giáo Đại thừa, vì sao Phật giáo Đại thừa phản bác tư tưởng Tiểu thừa và phản đối điều gì; nếu chúng ta không đọc kinh sách Tiểu thừa thì bằng cách nào chúng ta hiểu được tư tưởng của Phật giáo Đại thừa? Cũng vậy, nếu muốn nắm rõ tư tưởng Phật giáo Bộ phái, chúng ta cũng không thể bỏ qua không tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy, tức là hai hệ kinh điển Nikāya và A-hàm (Āgama). Đây chính là lý do tại sao tác phẩm "Tìm hiểu đạo Phật Nguyên thủy” cũng như tác phẩm này ra đời. Thật ra, hai tác phẩm này chỉ là những tuyển tập của những bài viết ngắn, nhằm gợi ý và lý giải một số vấn đề tư tưởng trong Phật giáo Nguyên thủy. Nó sẽ là những cơ sở lý giải cho công việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ trong tương lai của tác giả.

Hy vọng phương pháp nghiên cứu này, giúp cho người làm công tác nghiên cứu Phật học phát hiện nhiều điều mới lạ thú vị hơn, trong sự nghiệp nghiên cứu Phật giáo ở Ấn Độ.

Tác phẩm “Đạo Phật xưa và nay” là tuyển tập với nhiều chủ đề khác nhau, là những chuyên đề nghiên cứu Phật học Ấn Độ, một số bài đã được đăng tải trên các website và một số tập san Phật giáo. Nội dung những bài viết này, tác giả căn cứ vào những kinh điển A-hàm và Nikàya để giới thiệu những quan niệm cơ bản về Phật học. Qua đó, nó cũng biểu hiện sự dị đồng giữa Phật giáo Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ hay Đại thừa và Tiểu thừa.

Phật giáo luôn luôn lấy con người làm đối tượng giáo dục, do đó giáo lý của đức Phật luôn luôn gắn liền với con người, những ưu tư của con người chính là ưu tư của đức Thế Tôn cách đây hơn 2500 năm. Tinh thần giáo dục của Ngài vẫn còn đó và có giá trị tuyệt đối, vượt lên trên cả về mặt thời gian và không gian.

Về mặt hình thức, Phật giáo ở Ấn Độ được phân chia Đại thừa và Tiểu thừa, nhưng xét cho cùng trong hai hệ thống giáo lý của hai trường phái lớn này, không một bản kinh luật luận nào lại không đề cập đến yếu tố “Giác ngộ và giải thoát”. Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc, tức là sự giải thoát. Đó là mục tiêu, là tinh thần cốt lõi của Phật giáo, nếu Phật giáo thiếu hai yếu tố này không còn là Phật giáo. Như vậy, trong Phật giáo có những hình thức Đại thừa hay Tiểu thừa, Thiền tông hay Tịnh độ tông… chỉ là hai hình thức giáo dục khác nhau cùng chỉ chung một điểm giác ngộ và giải thoát trong đạo Phật, do vì con người và xã hội không đồng cho nên Phật giáo phải vay mượn nhiều hình thức khác nhau để giáo hóa chúng sanh, nó không phải là sự mâu thuẫn trong giáo lý của Ngài.

Trong lần tái bản,tôi đã sửa lại đôi chỗ, nhưng cũng khó hoàn thiện, rất mong độc giả chỉ điểm. Xin chân thành tri ân.

Tác giả cẩn bút,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2021(Xem: 9076)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5231)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5377)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5852)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4691)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5286)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4877)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5521)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 5033)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9789)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]