Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta

08/04/201316:45(Xem: 8337)
Quán Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Quán Âm Bồ Tát Là Huynh Đệ Của Chúng ta

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa



Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Nhân dịp vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Đề Hải xin đăng một bài giảng của Hòa Thượng vào ngày 16 tháng 3 năm 1976 trong dịp Quán Âm Thất.

Quán Thế Âm Bồ Tát Là Huynh Đệ Của Chúng Ta

Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Chúng ta ngày ngày niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, song "Quán Thế Âm" nghĩa là gì? "Quán" là quán xét âm thanh ở thế gian. "Quán" cũng là nhìn, nhưng không phải nhìn bên ngoài, mà là nhìn tâm của chúng sanh, xem chúng sanh nào tâm không còn vọng tưởng lăng xăng. Không còn vọng tưởng, tâm rỗng không, tức là khai ngộ. Do đó câu kệ nói rằng: "Thập phương cùng tụ hội, Đồng học Pháp Vô-vi." Niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng là một pháp vô vi. "Vô vi" là không làm nhưng chẳng gì là không làm -- tức là dạy chúng ta chớ khởi vọng tưởng vậy. Khi bạn niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát" thì Quán Thế Âm Bồ-tát cũng niệm bạn -- hai bên cùng niệm nhau giống như bạn nhớ tưởng người thân, thì người thân của bạn cũng nhớ tới bạn vậy. Chúng ta và Quán Thế Âm Bồ-tát, từ vô lượng kiếp đến nay, chính là bà con trong Đạo-pháp, thân thích trong Phật-pháp. Bà con kể từ lúc nào? Tính từ thời Đức Phật A Di Đà đấy! Đức Phật A Di Đà là Giáo-chủ cõi Cực Lạc ở Tây Phương và cũng là sư-phụ của Quán Thế Âm Bồ-tát. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát giúp Đức Di Đà hoằng dương pháp môn Tịnh-Độ. Chúng ta chính là bạn đồng môn với Đức Quán Thế Âm Bồ-tát. Đức Quán Âm Bồ-tát là vị anh cả đối với tất cả chúng sanh nào chưa vãng sinh cõi Cực Lạc, và do đó, chúng sanh là em của Ngài. Nói như vậy thì rõ ràng Ngài và chúng ta là bà con rất gần. Do đó, hễ mình nhớ tới anh mình, thì anh mình cũng nhớ tới mình. Mình là em của Đức Quán Âm, và Đức Quán Âm là anh của mình. Có người nói: "Tại sao Đức Quán Âm có thể là anh của mình đặng? Nói như vậy chẳng phải là quá đáng chăng?" Chẳng những Đức Quán Âm xem chúng ta như em, Ngài còn xem tất cả chúng sanh là em út cả. Nếu không thế, thì sao Ngài lại tầm thanh cứu khổ? Vì sao hễ chúng sanh gặp khó khăn, Ngài liền cứu giúp? Đó là vì Ngài xem chúng sanh như tay chân ruột thịt của Ngài vậy, cho nên Ngài mới không sợ gian khổ, đi cứu độ tất cả chúng sanh đang đau khổ ở cõi Ta Bà này. Vì thế các bạn chớ quên người anh trong Đạo-pháp của mình -- hễ chúng ta niệm một tiếng Quán Thế Âm Bồ-tát, Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng liền nhớ niệm tới chúng ta. Khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, chính là chúng ta kêu gọi người anh của mình. Khi Đức Quán Thế Âm Bồ-tát gọi tên chúng ta, chính là Ngài gọi các đứa em, tức là các Bồ-tát tương lai, các vị Phật tương lai vậy. Nếu xem Quán Thế Âm Bồ-tát như vậy, chúng ta càng phải thành tâm, càng phải khẩn thiết niệm tên người anh ruột trong Đạo-pháp này, chớ để lỡ cơ hội. Khi niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ cúi đầu xuống mà phải ngước đầu lên, biểu thị một tinh thần dũng mãnh, tinh tấn. Chớ làm ra vẻ rũ rượi, lờ đờ. Khi Đức Quán Thế Âm Bồ-tát thấy bạn có tinh thần tinh tấn, Ngài sẽ nói với bạn rằng: "Hãy mau nắm lấy tay ta!" Thế rồi, Ngài sẽ đưa bạn tới thế giới Cực Lạc. Có người nghĩ vẩn vơ rằng: "Tại sao Đức Quán Thế Âm Bồ-tát từ sáng đến tối cứ quan sát, quan sát, quan sát hoài, còn tôi thì chẳng được phép nhìn gì cả?" Bạn "nhìn" và Quán Thế Âm Bồ-tát "nhìn," hai cách nhìn khác nhau lắm. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát nhìn bên trong, còn bạn thì nhìn ra ngoài. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát nhìn tự tánh. Tâm tánh của Ngài giống như màn ra-đa, hiện ra tất cả mọi chúng sanh. Chúng sanh nào có vọng tưởng gì, Ngài đều biết hết. Ngài nhìn vào màn ra-đa bên trong, khác với cái nhìn của các bạn. Bởi vì chúng sanh ở cách xa Ngài quá, tuy rằng Ngài có ngàn tay ngàn mắt, song nếu dùng để nhìn vô lượng chúng sanh thì cũng không đủ dùng, không đủ nhìn. Do đó Ngài mới hồi quang phản chiếu (xoay ngược ánh sáng, chiếu rọi tự tâm), phản văn văn tự tánh (xoay ngược cái nghe, lắng nghe tự tánh). Ngài quan sát tự tánh của chúng sanh xem ai là kẻ đang chịu khổ; rồi Ngài đi cứu độ chúng sanh ấy. Nhưng bạn thì lại nhìn ra ngoài, quên bẵng trí huệ căn bản của mình. Do đó, cái nhìn của bạn với cái nhìn của Ngài hoàn toàn khác nhau. Có người lại nghĩ rằng: "Thầy ơi! Tôi không tin điều Thầy khai thị đâu! Vì sao tôi không tin? Vì Thầy nói chúng tôi là anh em với Quán Thế Âm Bồ-tát, song Ngài là bậc thánh còn chúng tôi là phàm phu; phàm phu làm sao có thể là anh em với bậc thánh đặng? Điều này không hợp lý nên tôi không tin." Tốt lắm! Bạn không tin cũng được, điều bạn nói cũng có lý. Song, lý lẽ này thuộc tri kiến của kẻ phàm; bởi vì bạn chưa thâm nhập Kinh Tạng, nên chưa có trí huệ rộng sâu như biển. Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Bồ-tát suy nghĩ như vầy: 'Ta với chúng sanh, từ vô thủy kiếp tới nay đã từng là anh em, cha mẹ, chị em, vợ chồng với nhau.' " Bạn nói bạn không tin, chẳng qua là vì bạn không hiểu rõ đạo lý Kinh Hoa Nghiêm đó thôi. Hơn nữa, chẳng những Bồ-tát nhìn chúng sanh như vậy mà ngay cả Phật, Ngài cũng xem chúng sanh "tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta." Nếu Phật xem chúng sanh như cha mẹ thì tôi nói Quán Thế Âm Bồ-tát xem chúng sanh như anh em, có gì là không hợp lý? Bạn nói bạn không tin, đó là do bạn không đủ trí huệ, thiếu kiến thức hoặc giả cái nhìn của bạn quá hạn hẹp đó thôi. Vì sao Phật muốn độ chúng sanh? Vì Ngài quan niệm "tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta." Vì cha mẹ của Ngài đang thọ khổ trong lục đạo luân hồi nên bất luận thế nào, Ngài cũng phải cứu họ, khiến họ được ly khổ đắc lạc. Mỗi ngày chúng ta đều niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, đều lạy Quán Thế Âm Bồ-tát; song khi Ngài hiện thân trước mặt chúng ta thì chúng ta lại chẳng hay biết. Do đó chúng sanh chúng ta thật rất đáng thương! Vì sao Quán Thế Âm Bồ-tát hiện ra trước mặt mà chúng ta không hay biết? Đây là thử thách cho ta (it is our big test). Khi bạn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn phải học làm sao để được như Ngài vậy. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát thì có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực; do đó, khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, chúng ta phải học làm sao cho có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực -- ai đối xử xấu với mình, mình chớ động tâm; ai mắng chửi mình, mình phải nhẫn lặng; ai đánh đập mình, mình hãy nhẫn chịu; thậm chí có ai giết hại mình, mình cũng phải chịu, coi như là trả nợ vậy! Thế nào là "trả nợ"? Ví như xưa kia mình không chửi rủa ai, thì sẽ không ai tới chửi rủa mình; xưa mình không đánh đập ai, thì cũng chẳng ai lại đánh đập mình. Vì sao có kẻ tới chửi rủa, đánh đập hay giết hại mình? Bởi vì xưa kia, khi mình còn si mê, mình đã từng chửi rủa, đánh đập, giết hại người khác; do đó, kiếp này mình gặp phải những hoàn cảnh như vậy, và mình nên cần phải thanh toán cho sạch nợ nần xưa kia. Khi xưa, vì si mê nên mình có nợ mà không trả. Ngày nay hiểu Đạo, mình phải chân thành trả sạch nợ kia. Hễ mình trả hết nợ thì sẽ thấy đặng Quán Thế Âm Bồ-tát và làm bà con trong Đạo Pháp với Ngài. Thế nên, đã niệm Quán Thế Âm Bồ-tát thì khi gặp ai chúng ta cũng chớ tìm lỗi lầm của họ. Hễ cứ xoi mói lỗi lầm của người thì mình chưa hết khổ, chưa chặt đứt gốc rễ đau khổ. Do đó các bạn hãy nhận định rõ ràng mọi cảnh giới, thấu suốt căn nguyên mọi sự. Học Phật-pháp, bạn phải biết vận dụng Phật-pháp. Nếu không biết vận dụng Phật-pháp, thì bất luận bạn tu bao lâu, Phật-pháp vẫn là Phật-pháp, mà bạn vẫn là bạn. Khi biết vận dụng thì bạn nhập làm một với Phật-pháp, không còn ngăn cách gì nữa. Nhẫn nại là pháp tối trọng yếu. Bạn phải nhẫn được những việc khó nhẫn. Ví dụ, bạn không thích bị chửi rủa, song hễ có ai mắng bạn, bạn hãy vui vẻ nhẫn nhịn. Tuy bạn không thích bị đánh đập, song hễ ai đánh bạn, bạn hãy vui vẻ chịu đựng. Bạn không muốn chết, vì mạng người quý báu lắm; song hễ có ai muốn giết bạn, bạn hãy xem như họ giải thoát một đời nghiệp chướng cho bạn -- họ chính thật là Thiện-tri-thức đấy. Các bạn ơi! Khi học Phật-pháp, chúng ta phải đổi ngược thái độ lại mà học, tu Đạo cũng phải đổi ngược thái độ lại mà tu! Thế nào là đổi ngược thái độ? Tức là hãy thích làm những việc mà xưa kia mình không ưa thích; việc mình chẳng ưa thì chớ bao giờ bắt kẻ khác làm. Nếu bạn cũng hệt như những kẻ tầm thường khác: chẳng thể nhìn suốt, chẳng thể buông bỏ, chẳng thể dứt trừ sự chấp trước vào cái "tôi" và vào cái "pháp," cứ giữ chặt bốn quan điểm phân biệt mình, người, chúng sinh và thọ-giả thì bạn sẽ có rất nhiều rắc rối phiền hà. Nếu bạn biết lùi một bước thì chuyện gì cũng tự nhiên yên bình như biển lặng trời trong. Khi học Phật-pháp, chớ học đòi thứ cao thâm diệu vợi, vì rằng: "Bình thường tâm thị Đạo, Trực tâm thị đạo tràng." (Tâm bình thường -- tâm không dục vọng -- là Đạo, Lòng thẳng thắn là đạo tràng, nơi tu hành.) Bởi thế chúng ta cần phải có tấm lòng chính trực, thẳng thắn khi tu hành. Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ có lòng tham lam. Đừng nghĩ: "Tôi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, tôi sẽ phát tài!" Đó là việc không thể có! Khi bạn không tham, giàu sang có thể tới; một khi nảy lòng tham, bạn sẽ chẳng được gì đâu. Khi niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn đừng khoe khoang: "Tôi tới chỗ nọ chỗ kia tham gia Thất Quán Âm. Bạn chưa hề tham gia thì đâu có bằng tôi!" Các bạn chớ khởi vọng tưởng như thế, cũng đừng ham danh, tham lợi hay thích hưởng thụ sung sướng. Lúc niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, hãy niệm một cách bình thường, chớ cầu cạnh bất kỳ việc gì. Đừng nên bắt chước những kẻ vừa niệm Quán Thế Âm Bồ-tát vừa nghĩ: "Tôi hiếm muộn không con, cầu xin Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cho tôi đứa con trai." Có người thì xin con gái; cũng có nhiều cậu niệm Quán Thế Âm Bồ-tát để cầu xin có đặng cô bồ xinh đẹp, và nhiều cô niệm Quán Thế Âm Bồ-tát để cầu gặp bạn trai -- những việc như thế đều chẳng thể được! Khi niệm danh hiệu Đức Quán Âm, hãy quét sạch những ý tưởng dơ bẩn ấy đi. Đừng nên có lòng tham lam, giận dữ hay si mê. Ví như ngày ngày mặc áo, chớ để ý áo đẹp hay không, chỉ cần ấm thân là tốt. Ngày ngày ăn cơm, chớ nảy lòng tham thức ngon vật lạ. Nếu có những ý tưởng ấy, bạn chẳng còn dùng chân tâm để niệm Quán Thế Âm Bồ-tát nữa. Nếu bạn quả thật thành tâm niệm đức Quán Thế Âm Bồ-tát, thì sao lại còn nghĩ tới chuyện ăn ngon, mặc đẹp? Các bạn đã quên những thứ ấy đi từ lâu rồi mới phải chứ! Chỉ có một cách là quên đi mọi chuyện thì chúng ta mới hợp nhất với Quán Thế Âm Bồ-tát đặng. Trong lòng chúng sanh, ai ai cũng sẵn có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Bây giờ chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ-tát chính là niệm Đức Quán Âm ở lòng mình. Có người nói: "Tôi tìm trong tâm, sao chẳng thấy tâm tôi đâu hết?" Nếu bạn không có tâm, bạn chẳng cần niệm Quán Thế Âm Bồ-tát làm gì. Bởi vì chính đó (tức là bạn không có tâm) là Quán Thế Âm Bồ-tát. Quán Thế Âm Bồ-tát chính là sự không có tâm, bởi vì Ngài hoàn toàn không khởi vọng tưởng, cũng chẳng có tham, sân, si. Ngài không bao giờ tính toán hôm nay mặc áo gì cho đẹp, ăn món gì cho thật ngon, hoặc muốn hưởng thụ đồ cúng dường gì. Ngài không chấp trước gì cả, không mong cầu gì hết. Việc Ngài làm là cứu độ chúng sanh, nguyện cho tất cả chúng sanh ly khổ đắc lạc, liễu sanh thoát tử, thành tựu Phật Đạo. Ngài không mong cầu gì ở chúng sanh cả. Ngài mong cho chúng sanh có thể chân chánh hiểu rõ Phật-pháp, hết sạch tham, sân, si. Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, chớ nghĩ lăng xăng suốt ngày: "Sáng ra chẳng ăn gì cả, tối lại cũng chẳng có trà uống, thật khổ quá mức! Chịu không nổi nữa rồi, mau mau cuốn gói chạy thôi!" Tu hành như vậy thật chẳng có giá trị gì cả!

Trích Đặc san Bồ Đề Hải,

số 31, 1997, California, USA,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5148)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5575)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4434)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 4983)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4563)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5275)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4775)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9493)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4880)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4122)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]