Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử Hòa Điệu Sống

25/02/201116:54(Xem: 7794)
Thử Hòa Điệu Sống

THỬ HÒA ĐIỆU SỐNG
Võ Đình Cường
thuhoadieusong_vodinhcuong
MỤC LỤC
Thay Lời Tựa
Lý Tưởng
Hình Phạt
Sống với Hiện Tại
Số Phận hay Rủi May
Mở Rộng Lòng
Nghĩa Thời Gian
Chân Thành
Tin Tưởng
Hạnh Phúc
Đẹp Vĩnh Viễn
Lời Cuối

********************

Thay Lời Tựa

Anh với em thật chưa bao giờ quen biết. Đôi mắt nhiệt thành, đôi môi cương quyết, hai bàn tay rắn chắc, vồ vập ấy, anh đã mường tượng như đã trông thấy năm bảy lần trên đường anh qua. Nhưng những dáng điệu ấy chắc gì chỉ của riêng em? Tuổi hai mươi nào lại có những dáng điệu giống nhau, phát lộ từ những tâm hồn nhiệt thành với cuộc đời, anh hăm hở với sự sống.

Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ, những đường tươm máu, gai đời rạch nát trên đôi tay, bởi cái gì cũng muốn nắm bắt, những vết trầy, những chấm rỗ, đá sỏi trên đường đã châm thủng đôi chân, bởi chỗ nào cũng muốn dẫm đến.

Vì tại sao em đày đoạ tâm hồn, dày vò xác thịt, tự hiến dâng mình cho một kẻ trầm hương cho một lò thí nghiệm lớn, anh đã biết, nên không trách móc mà chỉ thương xót em. Vào độ tuổi em, anh cũng đã từng quằn quại với bao câu hỏi luôn luôn quay cuồn cuộn trong đầu óc nóng ran, đã từng phân vân uất ức giữa bao thái độ trái ngược của sự sống, mà vẫn không tìm ra được ý nghĩa thích đáng cho cuộc đời.

Thế nghĩa là anh đã trải qua một phần nào tâm trạng khắc khoải của em, cho nên hôm nay, tình cờ gặp nhau trên một nẻo đường, tuy chưa hẳn đã quen nhau, anh đã hiểu em nhiều lắm. Với nét nhăn trước tuổi, với dáng điệu trầm tư, em ngồi đó mà anh tưởng như đối diện với chính anh, cách mười năm trước. Bổng nhiên một nguồn yêu thương tràn ngập tâm hồn, anh nhận thấy cần được xích lại gần em, đặt bàn tay mát dịu trên trán nóng hổi của em, và cần được bàn bạc cùng em năm bảy câu tâm sự mà anh đã nghiền ngẫm bấy lâu với một người em bây giờ không còn nữa.

Những tâm trạng ấy, anh không đặt ra. Chúng tự nảy nở lúc cần phải nảy nở, như làn chớp của hai luồn điện gặp nhau, như hoa trái đến thời tiết nhất định của chúng. Nhưng nếu chúng ta không biết giải quyết bằng cách này hay cách khác, chúng sẽ ung thối và đầu độc suốt cả cuộc đời. Bao nhiêu hoa trái đáng lẽ tốt tươi phải héo hắc tự chồi non bởi thiếu một ánh nắng. Bao nhiêu thanh niên chưa bước ra khoải ngưỡng cửa cuộc đời, bổng trở thành ông cụ già bi quan, bạc nhược, kéo đời mình lê thê qua những ngày tàn ảm đạm. Bởi vì đâu? vì không tìm ra nghĩa sống vậy!

Trong lúc tuổi hai mươi mở rộng cửa ra trước cuộc đời mới lạ, bao nhiêu câu hỏi gắt gao, tới tấp, dồn dập đến xâm chiếm tâm hồn anh. Không thầy, không bạn anh đã lần hồi tự tìm lấy những lời giải đáp, nhờ một ít giáo dục, một ít kinh nghiệm và rất nhiều ảnh hưởng của Phật giáo.

Anh không dám tự hào rằng những lời giải đáp ấy là những định luật chung của cuộc đời, hay những chân lý bất di bất dịch. Nhưng ít ra, anh có thể nói được rằng chúng đã đem lại cho anh sau những năm sóng gió tơi bời, lúc tuổi hai mươi vừa đẩy anh rời khỏi bến gia đình, sự định tĩnh của tâm hồn, một nghĩa sống vui tươi, lung linh sắc màu. . .

Đến đây, anh cần phải xin lỗi em về sự thân mật gần như sổ sàng trong cách xưng gọi “anh em”. Nhưng ngoài cách ấy, anh thấy không còn cách nào khác.

Anh muốn, nhưng bất kỳ ở trường hợp nào câu chuyện chúng ta sẽ bao trùm trong bầu không khí thân mật để dễ được cảm thông. Anh không muốn, thật tình không bao giờ muốn, làm một bậc thầy, làm một ông giáo, một vị giảng sư đạo mạo ... những chức vị ấy làm xa cách người nói và người nghe quá!

Anh đã ngồi ở ghế nhà trường, đã vào giáo đường, đã dự thính những buổi diễn thuyết … Ở những nơi ấy một ít lẽ tập truyền, cộng thêm uy thế của người giảng, đã làm người nghe phải khuất phục hơn là sung sướng công nhận, bị răn dạy hơn là cảm thông. Và kết quả là không lợi bằng những buổi thân mật ngồi nói chuyện bên nhau.

Vả lại, anh dám đâu tự đặt mình vào địa vị của một trong những vị trên. Thời gian chưa đến ghi dấu trên đầu đốt tuổi ba mươi, anh có đâu đủ kinh nghiệm và sự chín chắn của một bậc thầy để lên mặt dạy đời và giữ phần phân phát đạo đức. Làm một nhà giáo dục? Không, một trăm lần anh không muốn! Nếu có làm chức vụ ấy, anh cũng chỉ làm cho anh mà thôi. Anh thấy không thể giáo hoá ai khác hơn là tự giáo hoá lấy mình. Công việc ấy anh đã làm và sẽ còn làm mãi. Cho nên luôn luôn trước mặt mọi người, cũng như bây giờ trước mặt em, khi anh cần phải nói gì, anh thấy như đấy là cũng một dịp để tự nói với mình, tự căn dặn, tự vỗ về, tự khuyên nhủ lấy, và sau cùng, để soát lại suy tư một lần nữa.

Từ chối tất cả những chức tước trên, với em, anh chỉ muốn là một người anh, một người anh không độc đoán, không cố chấp, hiền từ ngồi bên em mà đàm đạo. Anh sẽ nắm tay em mà chỉ lại con đường tư tưởng mà anh đã đi qua, rồi để em tự liệu lấy.

Huế, mùa xuân năm 1975.

Source: thuvienhoasen

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2012(Xem: 8066)
Điều 1- Người Phật tử chân chính nương tựa đức Phật, người thầy dẫn đường giúp cho nhân loại biết cách hướng thượng, từ nay cho đến trọn đời không tu theo Trời, Thần, Quỷ, vật, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.
09/07/2012(Xem: 6609)
Điều 1- Người Phật tử chân chính, trước khi làm gì và đi theo quan điểm của ai, chúng ta cần phải tìm hiểu, suy tư chiêm nghiệm, sau khi thấy rõ lợi ích thiết thực, không làm tổn hại người vật, ngay khi đó chúng ta mới tin và bắt đầu thực hành theo.
07/07/2012(Xem: 9213)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
06/07/2012(Xem: 9595)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
05/07/2012(Xem: 15183)
Truyen Tam Phap Yeu Giang Giai
05/07/2012(Xem: 8072)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
04/07/2012(Xem: 9311)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
01/07/2012(Xem: 15160)
Ai mong ước trở về Chân-Thiện-Mĩ Cũng phải vào nguồn tỉnh thức tâm linh Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
26/06/2012(Xem: 7957)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 13381)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]