Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Là Điều Có Thật

18/02/201109:25(Xem: 8790)
Hạnh Phúc Là Điều Có Thật

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang


416

Thay lời tựa

1.
"Hạnh phúc là điều có thật." Hẳn sẽ có những độc giả cho rằng đây là một điều khá ngây ngô để nói lên, vì mỗi người trong chúng ta, có ai lại không một lần đã từng nếm trải cái gọi là "hạnh phúc"?

Vấn đề ở đây là, thế nào là hạnh phúc trong quan điểm của mỗi người, điều đó còn có khá nhiều khác biệt. Và nếu như quý vị có phần nào đồng ý với những trang viết sau đây, thì câu hỏi đặt ra: "Hạnh phúc có thật hay chăng?" sẽ không phải là một câu dễ trả lời như nhiều người vẫn tưởng.

2.

Với một số người – có lẽ là đa số – thì hạnh phúc dường như là cảm giác chúng ta có được khi thỏa mãn điều gì. Trong cơn khát cháy bỏng, một ly nước lọc đơn sơ cũng là nguồn mang lại hạnh phúc. Khi đang đói, một củ khoai lùi thơm nóng cũng có tác dụng tương tự. Chúng ta sung sướng được thỏa mãn đúng nhu cầu mình đang cần. Cơm no áo ấm, vợ đẹp con ngoan... hay nói rộng ra những vấn đề khác mà chúng ta cho là to tát hơn, quan trọng hơn, cũng đều tương tự. Một nông dân thu hoạch được mùa, một thương gia làm ăn có lãi, một bác sĩ có đông bệnh nhân, một chính trị gia giành được nhiều sự ủng hộ từ quần chúng... Nói chung, khi những nhu cầu của chúng ta được thỏa mãn, đều mang lại cho chúng ta cảm giác sung sướng. Và nếu chúng ta nhìn sâu vào vấn đề hơn chút nữa, chúng ta sẽ thấy ra một điều thú vị là, cảm giác mà chúng ta gọi là hạnh phúc đó, nó nhỏ nhoi hay to lớn không tùy thuộc vào những gì ta có được, mà là vào sự cần thiết của chúng ta nhiều hay ít, cấp bách hay hòa hoãn... Khi ta thật đói, một bữa ăn đơn sơ có thể làm ta sung sướng vô cùng; nhưng khi không có nhu cầu ăn uống, việc được mời dự một bữa tiệc thịnh soạn cũng chỉ là không đáng kể.

3.

Một số người khác cho rằng hạnh phúc là được sống, được làm theo những gì mình mong muốn, và như vậy cũng có nghĩa là phù hợp với nền giáo dục, đạo đức, tín ngưỡng... mà họ được đào luyện từ thuở nhỏ. Với những người này, sự thành tựu vật chất tuy không phải bị phủ nhận hoàn toàn, nhưng được xem là thứ yếu, và vai trò quan trọng để có được cái gọi là hạnh phúc phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố tinh thần, hay tình cảm. Chẳng hạn như, người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi được sống với người mình yêu thương, cho dù cuộc sống ấy có thiếu thốn, vất vả... Hoặc người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi được theo đuổi một mục tiêu lý tưởng của đời mình, cho dù phải chịu nhiều gian nguy, khốn đốn. Lý tưởng càng mạnh mẽ, tình cảm càng sâu xa... thì người ta càng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc hơn khi được thực hiện những gì mình mong muốn.

4.

Trong cả hai cách hiểu trên, hạnh phúc đều có một trạng thái đối nghịch mà chúng ta gọi là đau khổ, khi không được thỏa mãn những nhu cầu của mình. Khi đói không được ăn, khát không được uống, mong cầu không thỏa mãn hoặc làm ăn thua lỗ... chúng ta đều phải nếm trải trạng thái không có hạnh phúc. Có một câu nói lên được ý tưởng này: "Hạnh phúc là sự tạm dừng của những đau khổ." Nghe có vẻ bi quan, nhưng chính những cách hiểu hạnh phúc như trên đã dẫn đến phát biểu rất chính xác này.

Và hạnh phúc như vậy quả thật là quá mong manh! Vật chất vốn không thường tồn, và những nhu cầu, mong muốn của chúng ta thì không giới hạn. Vì thế, chúng ta luôn sống trong trạng thái mong đợi nhiều hơn là thật sự được trải nghiệm cái gọi là hạnh phúc ấy. Ngay cả tình cảm của chúng ta cũng không phải là một cái gì tuyệt đối bất biến. Yêu thương hôm nay, ngày mai chán ghét; thỏa mãn lúc này, bất mãn lúc khác... Chúng ta luôn xoay vần theo những biến đổi quanh ta và trong chính bản thân ta, và hạnh phúc chỉ như một ngọn hải đăng xa vời lúc nào cũng nằm về phía trước, trong khi thực tế quanh ta thường xuyên là sóng gió ảm đạm mịt mù...

5.

Chính từ những suy nghĩ trên, đôi khi chúng ta thường hoang mang tự hỏi: "Hạnh phúc, phải chăng là một điều có thật?" Những khổ đau dập dồn đến với ta và những người quanh ta kéo dài đến nỗi đôi khi làm tiêu tan đi niềm hy vọng mong manh về một ngày mai tươi sáng. Chúng ta hoài nghi về tính cách tạm bợ của những gì ta đạt được, và hoài nghi cả về sự tồn tại của một trạng thái được xem là hạnh phúc. Bởi vì nếu nó được sản sinh từ những gì vốn là tạm bợ, thì dựa vào đâu để bản thân nó có thể có được sự tồn tại lâu dài? Hạnh phúc chân thật, vì thế, chỉ có thể là có thật và tồn tại cùng chúng ta trong cuộc sống khi nó không bị phụ thuộc vào những gì tạm bợ quanh ta. Và một trạng thái như vậy có thật hay chăng? Làm thế nào để mỗi người trong chúng ta có thể đạt đến? Đó là những nội dung mà chúng tôi sẽ cố gắng trình bày cùng độc giả trong cuốn sách này.

Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2011(Xem: 4954)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
27/08/2011(Xem: 16562)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
21/08/2011(Xem: 7321)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
21/08/2011(Xem: 5129)
Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân sỹ trí thức có tầm ảnh hưởng lớn đã và đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Họ là những người tiên phong, dám vượt qua rào cản định kiến của xã hội, của những học thuyết giáo điều cổ hủ, để chọn và đi theo lý tưởng cao đẹp của chính mình.
18/08/2011(Xem: 4673)
Con người giống như hoa sen. Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ củachính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo. “Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ 3 cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh. “Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng.Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước.Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt.Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Ph
18/08/2011(Xem: 8603)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
16/08/2011(Xem: 6868)
Bắt đầu từ hôm qua (13.08.11)mười ngàn người đã đến tham dự chương trình giảng huấncủa Đức Đạt-Lai Lạt-ma tại rạp Zénith của thành phố Toulouse (miền nam nước Pháp). Vị lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo sẽ còn lưu lại đếnngày mai để nói chuyện về đề tài Nghệ thuậtmưu cầu Hạnh phúc.
15/08/2011(Xem: 5302)
Trước khi ta thọ nhận một giáo pháp, điều quan trọng là việc cúng dường một mạn đà la để thỉnh cầu giáo huấn từ đạo sư. Khi chúng ta thực hiện điều này, điều thiết yếu là ta hiểu được tầm quan trọng của những câu kệ mà ta tụng niệm cùng với sự cúng dường. Với cúng dường dâng lên các cõi Phật Nền tảng này, tẩm đầy nước thơm, rải rắc nhiều bông hoa Trang nghiêm với núi Tu Di, bốn lục địa, mặt trời và mặt trăng, Nguyện tất cả chúng sanh lang thang trong luân hồi đều được đưa về tịnh độ, Om idam guru ratna mandala-kam-nir-yatayami. Con kính dâng mạn đà la này đến chư đạo sư tôn quý.
12/08/2011(Xem: 8459)
Tại sao tôi cảm thấy cô đơn và bất hạnh? Tại sao tôi sợ hãi và bất an? Theo giáo lý nhà Phật, có thể vì tôi đã thiếu ý thức và không chịu chăm sóc ngôi nhà của mình mỗi ngày. Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
10/08/2011(Xem: 5414)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567