Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Là Điều Có Thật

18/02/201109:25(Xem: 10433)
Hạnh Phúc Là Điều Có Thật

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang


416

Thay lời tựa

1.
"Hạnh phúc là điều có thật." Hẳn sẽ có những độc giả cho rằng đây là một điều khá ngây ngô để nói lên, vì mỗi người trong chúng ta, có ai lại không một lần đã từng nếm trải cái gọi là "hạnh phúc"?

Vấn đề ở đây là, thế nào là hạnh phúc trong quan điểm của mỗi người, điều đó còn có khá nhiều khác biệt. Và nếu như quý vị có phần nào đồng ý với những trang viết sau đây, thì câu hỏi đặt ra: "Hạnh phúc có thật hay chăng?" sẽ không phải là một câu dễ trả lời như nhiều người vẫn tưởng.

2.

Với một số người – có lẽ là đa số – thì hạnh phúc dường như là cảm giác chúng ta có được khi thỏa mãn điều gì. Trong cơn khát cháy bỏng, một ly nước lọc đơn sơ cũng là nguồn mang lại hạnh phúc. Khi đang đói, một củ khoai lùi thơm nóng cũng có tác dụng tương tự. Chúng ta sung sướng được thỏa mãn đúng nhu cầu mình đang cần. Cơm no áo ấm, vợ đẹp con ngoan... hay nói rộng ra những vấn đề khác mà chúng ta cho là to tát hơn, quan trọng hơn, cũng đều tương tự. Một nông dân thu hoạch được mùa, một thương gia làm ăn có lãi, một bác sĩ có đông bệnh nhân, một chính trị gia giành được nhiều sự ủng hộ từ quần chúng... Nói chung, khi những nhu cầu của chúng ta được thỏa mãn, đều mang lại cho chúng ta cảm giác sung sướng. Và nếu chúng ta nhìn sâu vào vấn đề hơn chút nữa, chúng ta sẽ thấy ra một điều thú vị là, cảm giác mà chúng ta gọi là hạnh phúc đó, nó nhỏ nhoi hay to lớn không tùy thuộc vào những gì ta có được, mà là vào sự cần thiết của chúng ta nhiều hay ít, cấp bách hay hòa hoãn... Khi ta thật đói, một bữa ăn đơn sơ có thể làm ta sung sướng vô cùng; nhưng khi không có nhu cầu ăn uống, việc được mời dự một bữa tiệc thịnh soạn cũng chỉ là không đáng kể.

3.

Một số người khác cho rằng hạnh phúc là được sống, được làm theo những gì mình mong muốn, và như vậy cũng có nghĩa là phù hợp với nền giáo dục, đạo đức, tín ngưỡng... mà họ được đào luyện từ thuở nhỏ. Với những người này, sự thành tựu vật chất tuy không phải bị phủ nhận hoàn toàn, nhưng được xem là thứ yếu, và vai trò quan trọng để có được cái gọi là hạnh phúc phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố tinh thần, hay tình cảm. Chẳng hạn như, người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi được sống với người mình yêu thương, cho dù cuộc sống ấy có thiếu thốn, vất vả... Hoặc người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi được theo đuổi một mục tiêu lý tưởng của đời mình, cho dù phải chịu nhiều gian nguy, khốn đốn. Lý tưởng càng mạnh mẽ, tình cảm càng sâu xa... thì người ta càng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc hơn khi được thực hiện những gì mình mong muốn.

4.

Trong cả hai cách hiểu trên, hạnh phúc đều có một trạng thái đối nghịch mà chúng ta gọi là đau khổ, khi không được thỏa mãn những nhu cầu của mình. Khi đói không được ăn, khát không được uống, mong cầu không thỏa mãn hoặc làm ăn thua lỗ... chúng ta đều phải nếm trải trạng thái không có hạnh phúc. Có một câu nói lên được ý tưởng này: "Hạnh phúc là sự tạm dừng của những đau khổ." Nghe có vẻ bi quan, nhưng chính những cách hiểu hạnh phúc như trên đã dẫn đến phát biểu rất chính xác này.

Và hạnh phúc như vậy quả thật là quá mong manh! Vật chất vốn không thường tồn, và những nhu cầu, mong muốn của chúng ta thì không giới hạn. Vì thế, chúng ta luôn sống trong trạng thái mong đợi nhiều hơn là thật sự được trải nghiệm cái gọi là hạnh phúc ấy. Ngay cả tình cảm của chúng ta cũng không phải là một cái gì tuyệt đối bất biến. Yêu thương hôm nay, ngày mai chán ghét; thỏa mãn lúc này, bất mãn lúc khác... Chúng ta luôn xoay vần theo những biến đổi quanh ta và trong chính bản thân ta, và hạnh phúc chỉ như một ngọn hải đăng xa vời lúc nào cũng nằm về phía trước, trong khi thực tế quanh ta thường xuyên là sóng gió ảm đạm mịt mù...

5.

Chính từ những suy nghĩ trên, đôi khi chúng ta thường hoang mang tự hỏi: "Hạnh phúc, phải chăng là một điều có thật?" Những khổ đau dập dồn đến với ta và những người quanh ta kéo dài đến nỗi đôi khi làm tiêu tan đi niềm hy vọng mong manh về một ngày mai tươi sáng. Chúng ta hoài nghi về tính cách tạm bợ của những gì ta đạt được, và hoài nghi cả về sự tồn tại của một trạng thái được xem là hạnh phúc. Bởi vì nếu nó được sản sinh từ những gì vốn là tạm bợ, thì dựa vào đâu để bản thân nó có thể có được sự tồn tại lâu dài? Hạnh phúc chân thật, vì thế, chỉ có thể là có thật và tồn tại cùng chúng ta trong cuộc sống khi nó không bị phụ thuộc vào những gì tạm bợ quanh ta. Và một trạng thái như vậy có thật hay chăng? Làm thế nào để mỗi người trong chúng ta có thể đạt đến? Đó là những nội dung mà chúng tôi sẽ cố gắng trình bày cùng độc giả trong cuốn sách này.

Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2013(Xem: 19498)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 9319)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
12/12/2013(Xem: 7631)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 7355)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
11/12/2013(Xem: 22764)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 7026)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 23165)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19076)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19395)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]