Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin Cứu Ðộ Mẹ Ðất

25/01/201111:15(Xem: 13297)
Xin Cứu Ðộ Mẹ Ðất

Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu
xincuudomedat_thichtrisieuSách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.

Mục Lục

Part I
Lời nói đầu
I/ Mẹ Đất
II/ Mẹ Đất đang bị tàn hoại
1. Màng ozone bị thủng lỗ
2. Bầu khí quyển tăng nhiệt
3. Rùng cây bị đốn phá
4. Đất mầu thành đất muối
5. Sông biển thành cống rãnh
Part II

III/ Mẹ Đất bệnh thì chúng sinh bệnh
1. Xã hội nô lệ hóa
2. Tỵ nạn thiên nhiên
3. Không khí, nước và thức ăn ô nhiễm
IV/ Nguyên nhân Mẹ Đất bệnh
1. Sự u mê, tham lam, ích kỷ
2. Gương xưa châu Đại Dương
V/ Xin cứu độ Mẹ Đất
1. Phật pháp bất ly thế gian pháp
2. Sống đời tỉnh thức
3. Hiếu sinh và tình thương nhân loại
4. Thiểu dục tri túc
5. Thông điệp

Lời nói đầu

Từ nay cho đến năm 2000, có nhiều người đang chờ đợi một tai họa lớn lao khủng khiếp sẽ xảy đến trên Trái Đất, vì có nhiều sấm ký thuộc vài tôn giáo khác nhau đã nói đến cuộc thay đời đổi thế. Như trong đạo Chúa, sách thánh kinh Khải Huyền (Apocalypse) có nói đến ngày tận thế, tức cuộc chiến đấu cuối cùng giữa hai mãnh lực thiện và ác, giữa Thiên Chúa và quỷ Satan. Trong cuộc chiến này, nhân loại trên địa cầu sẽ bị tàn sát và tiêu diệt gần hết bởi chiến tranh, thiên tai, bão lụt, hạn hán, cướp bóc v.v... Sấm Trạng Trình cũng có nói đến việc chết bảy còn ba, chết hai còn một lúc đó thiên hạ mới được thái bình. Một số tín đồ của Đạo Cao Đài, Hòa Hảo, theo sấm ký của Huỳnh Giáo Chủ và các bậc tôn sư của họ, cũng đã lo chuẩn bị tu nhân tích đức, làm lành lánh ác để đón chờ ngày tận thế và hội Long Hoa. Ngoài ra còn nhiều đạo giáo khác cũng đang sửa soạn cho cuộc đổi đời, như phong trào New-Age (Kỷ nguyên mới) của Mỹ, họ ca ngợi và rao giảng tình thương cùng những sự tu tập mới lạ, hầu có thể tiếp nối thích ứng với kỷ nguyên mới, tức kỷ nguyên Bảo Bình (Ere du Verseau) bắt đầu từ năm 2000 trở đi. Theo họ, con người trong kỷ nguyên mới này sẽ có đời sống đạo đức, tâm linh rất cao, không còn bám víu vào những chủ nghĩa duy vật, không còn đam mê vật chất, biết sống an vui hạnh phúc trong tình thương chân thật. Ở cuối kỷ nguyên Song Ngư (Ere du Poisson), con người mặc dù có tiến bộ về khoa học, nhưng trình độ tâm linh còn nghèo nàn, ấu trỉ và thoái hóa ! Chỉ biết lấy, nhận mà không biết cho và chia xẻ. Chỉ biết vơ vét làm giàu cho mình, còn kẻ khác nghèo đói thì mặc kệ. Chỉ biết hưởng thụ khoái lạc vật chất nhất thời mà không ý thức được hậu quả tai hại về sau.

Riêng trong đạo Phật của chúng ta không thấy nói gì về sự biến chuyển của cuối thế kỷ 20. Thiết nghĩ không cần phải có sấm ký của Phật hay Tổ để lại mới nhận ra được rằng quả đất đang lâm nguy. Chỉ cần thấy nhân là có thể đoán biết quả sẽ ra sao ? Nhưng chúng ta đâu có để ý thực tại, còn mải mê tầm chương trích cú, dịch kinh giảng luận, đi tìm chân lý trong kinh sách, trong khi đó kinh sách không phải là chân lý mà chỉ là những ngón tay chỉ mặt trăng. Chân lý cần được tìm thấy trong thực tại sống động, vậy mà chúng ta vẫn còn cố gắng bám víu vào những hình thức cũ xa xưa. Chúng ta chỉ hạn cuộc Đạo Phật của mình trong việc xây chùa, đắp tượng, hay việc ăn chay, tụng kinh, niệm Phật. Phải chăng vì thế mà Phật Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại không hấp dẫn thu hút và truyền bá được cho người Tây Phương ?

Chúng ta vẫn thường nói những câu như: Phật Pháp bất ly thế gian pháp, hay Phật tại thế gian bất ly thế gian giác v.v... Như vậy chúng ta phải hành động ra sao ?

Nếu tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội thoái hóa, Phật tử làm ăn thất nghiệp, hao hụt thì lấy tiền đâu ra cúng chùa ? Nếu ngày mai cả vùng tiểu bang California bị động đất mạnh và sụp xuống biển thì mấy chục ngôi chùa sẽ dời đi đâu ? Hay là chùa ai sụp thì cứ sụp, chùa tôi đã có Phật độ lo chi!

Đạo Phật là đạo tỉnh thức. Đã đến lúc chúng ta cần tỉnh thức lớn, không những chỉ tỉnh thức cuộc đời là bể khổ mà cần tỉnh thức thêm rằng quả Đất của chúng ta ở đang lâm nguy và mong rằng tất cả Phật tử cùng nhau đóng góp vào việc cứu độ Trái Đất.

Kundreul Ling, đầu Xuân 1993

Thích Trí Siêu

WP: Diệu Hỷ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2015(Xem: 8206)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 10293)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 10077)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 8092)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7499)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7509)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 8191)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 15210)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 12348)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
17/01/2015(Xem: 9040)
Jean-Paul Ribes sinh năm 1939, một nhà văn và nhà báo chuyên về Tây Tạng, và cũng là một người tu tập Phật Giáo đã hơn bốn mươi năm. Ảnh chụp ngày 27 tháng 4, năm 2008, trong một cuộc phỏng vấn của một chương trình Phật Giáo trên đài truyền hình quốc gia Pháp) Người ta thường xem phi-bạo-lực là một trong các phẩm tính tự nhiên của Phật Giáo. Điều này quả hết sức đúng. Thế nhưng sự phi-bạo-lực ấy có phải là một trong các mục tiêu hay chỉ là một phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật Giáo? Câu hỏi thật tế nhị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]