Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên Trong Lò Sát Sanh Canada

25/12/201016:30(Xem: 9493)
Bên Trong Lò Sát Sanh Canada

BÊN TRONG LÒ SÁT SANH CANADA

Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

Từ 1985 đến 2008, tác giả là thú y sĩ ngành vệ sinh thịt (meat hygiene) của Canadian Food Inspection Agency CFIA.

Làm việc tại hầu hết các lò sát sanh vùng Québec cũng như các tỉnh bang miền đông Canada.

Ở ngay tuyến đầu của ngành thịt, hằng ngày người viết đã chứng kiến biết bao nhiêu là cảnh máu đổ thịt rơi, cùng những âm thanh la róng ghê rợn, hãi hùng của các sanh linh khốn khổ trước giờ bị hành quyết.

Thủ phạm chính là con người.

Toàn cầu hóa mậu dịch

Từ 12 năm gần đây, vấn đề toàn cầu hóa mậu dịch và yêu cầu cạnh tranh thương mãi không ngừng gia tăng nên kỹ nghệ thực phẩm đã làm áp lực với chánh phủ để thay đổi lề lối kiểm soát vệ sinh thịt. Lẽ dĩ nhiên trong chiều hướng có lợi và bớt khắt khe hơn cho họ. (Hình bên phải Bs Nguyễn thượng Chánh khám thịt ngựa tại quebec,2002)

Để đáp ứng vào tình hình mới, Canada noi gương đàn Anh Hoa Kỳ, cho đặt ra chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP nhằm giúp kỹ nghệ có thể sản xuất ra những sản phẩm trong lành để đáp ứng nhu cầu xuất cảng càng ngày càng gia tăng thêm lên mãi.

Luật kiểm soát thực phẩm đã thay đỗi từ đó.

Các nhà máy thịt không ngừng được canh tân hóa với những trang thiết bị vô cùng tối tân và hiện đại hơn xưa. Nhờ đó, vận tốc dây chuyền hạ thịt được tăng lên rất nhiều để có thể thỏa mãn nhu cầu sản xuất.

Các nhà máy nhỏ lần lần biến đi để nhường chỗ cho những tập đoàn kỹ nghệ to lớn hơn thống trị thị trường thịt, chẳng hạn như Olymel Flamingo, Maple Leaf v,v...







Inspectors và Thú y sĩ trong lò sát sanh.

*Giờ làm việc tại các nhà máy bò bắt đầu đúng 6:30 sáng khi thú y sĩ đã có mặt tại chỗ. Trong thực tế, tác già phải đến lúc 6 giờ để khám bò lúc còn sống (làm ante mortem inspection) ở các chuồng phía sau nhà máy và ký các phiếu nhập bò ở mỗi lô chuồng.

* Xong, đi một vòng làm preoperation inspection.Vào kiểm soát khu giết mổ thú, ngó trên ngó dưới coi có gì sai không: Rác rến ngày hôm trước có được dọn dẹp chưa? bàn, dao, kéo, cưa máy, sàn nhà, vách tường, hệ thống dây chuyền, có được rửa sạch sẽ không, các lavabocó đủ savon nước để rửa tay không, có đủ giấy chùi tay không, trần nhà có nhiểu nước xuống không, nước phải nóng ít nhất 85 độ C hoặc cao hơn để rửa và diệt trùng dao, kéo và mặt bàn , nhiệt độ phòng lạnh không được quá 4 độ C v,v...

Theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm, mỗi khi ra vào khu giết mổ, tất cả mọi người đều bị bắt buộc phải rửa tay cho sạch.

*Tất cả đều Ok, đúng 6:30 anh cai sẽ nhấn nút cho các dây chuyền của sàn mổ (kill floor) chạy .

* Bò từ các chuồng phía sau nhà máy được lùa vào khu giết. Chúng đi vào tử lộ có hình phểu hẹp dần, để cuối cùng con trước con sau, từng con một bước vào khung chuồng ép bằng sắt chật hẹp. Hết cục cựa được. Con nào đi chậm đều bị anh công nhân vừa la hét, vừa chửi thề, chích gậy điện vào mông làm con vật bắt buộc phải đi nhanh hơn.

*Bò bị bắn ngay giữa trán bằng một loại súng lục hay dụng cụ đặc biệt (captive bolt pistol) ló ra một cái lõi sắt 1cm đâm thẳng vào đầu làm nó ngã xuống một cái rầm bất tỉnh. Con vật không chết nhưng mất hết cảm giác đau đớn.

* Giò sau bị kéo lên cao, đúng lúc anh công nhân dùng dao thật bén, khứa ngang qua cổ con bò một cách ngọt sớt đứt cả khí quản, thực quản và hai động mạch cổ carotide. Máu chảy vọt ra òng ọc thấy lạnh người ớn xương sống.Lối trên một phút thì hết máu và con bò thật sự chết.

Dây chuyền tiếp tục chạy tới.

*Lột da bằng máy như chúng ta lột cái áo.

*Đầu bị cắt rời ra treo lên móc có đánh số thứ tự séquenceđể chờ inspectorkhám.Nếu nhận thấy điều lạ thường thì anh ta sẽ nhấn chuông gọi thú y sĩ đến xem và quyết định.

Bắt đầu từ đây là giai đoạn khám sau khi mổ (làm post mortem inspection)

*Công nhân mổ bụng bò, lôi nội tạng, đồ lòng, tim phổi, bao tử, lá lách, ruột, gan, tử cung ra ngoài để hết trên mâm khá to của bàn di động chạy xong xong cùng một vận tốc và đối diện với quầy thịt tương ứng đã được xẻ đôi và có đánh số thứ tự.

*Các inspector(trình độ cán sự) được bố trí đứng dọc theo bàn và phía vách. Người thì khám các hạch vùng ruột, thận, gan, ngưòi khác thì được bố trí đứng trên cao để khám vùng mông và chân sau của bò là những nơi thường có các abcèsvà dễ bị nhiễm phân nhất.

Tại Canada, chỉ có lưỡi, tim, gan và thận mới được giữ lại làm thức ăn cho người.

Trường hợp có yêu cầu đặc biệt của các sắc tộc, các phần như bao tử, lá lách, phổi, vú bò, ngầu pín, mới được giữ lại bằng không thì cho chạy vô khu phế thải để được chở đi hủy bỏ.

*Khi inspector thấy nội tạng hoặc quầy thịt có gì khác thường, họ sẽ gắn lên đó một étiquettehay held tag.Công nhân cho quầy thịt exitra đường dây chuyền dẫn đến nơi khám của thú y sĩ.

*Thú y sĩ sẽ cho lệnh cắt thẻo bỏ một phần thịt bệnh.Đây là partial condemnation

Cắt bỏ vùng có abcèsviêm sưng, khớp chân bị viêm, hoặc vùng bị nhiễm phân, vùng thịt bầm dập. Ghi vào computer trọng lượng bị cắt bỏ cùng lý do. Xong xuôi, cho phép công nhân đóng dấu Canadaapprovedlên phần quầy thịt còn lại và đẩy vào phòng lạnh.

*Trường hợp nghi ngờ, cần phài thử thêm test, thú y sĩ sẽ gắn lên quầy thịt một étiquette đặc biệt và đem giam nơi riêng biệt trong phòng lạnh, khóa lại, chờ kết quả testtrong vài ba ngày.

*Trường hợp phải hủy bỏ condemnnguyên cả quầy thịt.

Đó là total condemnationnhư thấy trong các ca nhiễm trùng huyết nặng septicemia, cancer như lymphosarcomaở bò già (trung bình có 4-5 ca trong ngày), quầy thịt quá đỏ vì còn ứ quá nhiều máu imperfect bleeding, quầy thịt quá ốm emaciation, thịt và mỡ có màu quá vàng gọi là hoàng đản icterus, quá nhiều nhọt mủ khắp nơi multipleabcess, viêm đa khớp polyarthritis, viêm màng bụng với tràn dịch peritonitis with ascite,viêm tử cung nặngmetritis, có mùi lạ thườngabnormal odor, thoái hóa mỡ fatty degeneration(lớp mỡ lỏng le),nhiễm phân toàn diệnextensive contamination , quầy thịt bị bầm dập nặngextensive bruising v,v...

Thú y sĩ ghi vào computer tại chổ lý lịch của con thú cùng lý do condemn. Quầy thịt sau đó được cắt cho rớt xuống sàn nhà, và đẩy ra phía sau nhà máy.

*Tất cả các sự hủy bỏ sau khi mổ vừa kể được gọi là post mortem condemnation

*Thú cũng có thể bị condemnlúc còn sống (vì bệnh quá nặng, sốt cao, quá ốm yếu)...khi vừa mới được chở đến lò sát sanh đó là antemortem condemnation.

*Những năm gần đây, để tránh hiểm họa bệnh bò điên mad cow disease, tất cả bòkhi đến nhà máy mà vẫn còn nằm (downer cow), không đứng lên nỗi đều bị giết bỏ hết.

*Cuối ngày, sẽ có công ty chuyên môn đến thu lượm xác thú, các phần thịt bị condemn, nội tạng, cùng những phế thải chở về nhà máy Rendering plantcủa họ để đốt bỏ, hoặc để biến chế thành thức ăn gia súc và các phụ phẩm giết mổ v,v...

*Thú y sĩ ký giấy condemnation certficatechứng nhận những quầy thịt đã bị hủy bỏ hoặc những thú bị giết bỏ trước khi hạ thit.

*Ngoài ra, thú y sĩ cũng có nhiệm vụ phải ký tất cả chứng từ xuất cảng export certificatecủa nhà máy.


Thay đổi trách nhiệm

Theo quan niệm mới, Cơ quan Kiển tra thực phẩm CFIA được xem như một đối tác, người làm ăn chung hay partnercủa kỹ nghệ thịt.

Có thể nói vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của nhà máy và của kỹ nghệ thực phẩm. Chính họ, hay nói rõ hơn là bộ phận kiểm tra chất lượng quality controlcủa nhà máy có bổn phận phải theo dõi các khâu sản xuất cũng như làm những testscần thiết về phẩm chất và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày xưa, các nhiệm vụ nêu trên đều do các kiểm tra viên của chánh phủ đảm trách.

Ngày nay, các nhân viên của chánh phủ cũng làm một số tests về vi trùng học và hóa chất tồn dư residuestrong thịt nhưng phần lớn trách nhiệm của họ chủ yếu nhắm vào việc kiểm tra sổ sách và việc làm của bộ phận kiểm tra chất lượng của nhà máy.

Đường lối làm việc nầy rất mới mẻ so với 20 năm về trước.

Ngày xưa các inspectorsvà thú y sĩ là những người có toàn quyền sinh sát, cho phép nhà máy chạy hay ngưng vì một vi phạm nào đó.

Ngày nay, nếu thú y sĩ nhấn nút Stopmà không có lý do chánh đáng thì sẽ mệt với họ lắm. Vì khi đó toàn bộ hệ thống dây chuyền cũa nhà máy từ sau ra trước đều ngưng lại hết. Cả trăm công nhân đều phải đứng chờ. Nhớ là lương trung bình của họ là 17$/giờ (nhà máy heo Olymel, Quebec).

Kỹ nghệ thực phẩm có rất nhiều thế lực. Họ có thể ảnh hưởng dễ dàng đến các quyết định của chánh phủ.

Vấn đề cắt giảm ngân sách và giảm bớt nhân viên chánh phủ làm việc trong nhà máy cũng là một vấn nạn cho Cơ Quan Kiểm Tra thực Phẩm CFIA. Các người còn lại phải làm việc nhiều hơn, chủ yếu là những công việc hành chánh. Tối ngày phải lo làm báo cáo đủ loại để gởi về trung ương theo yêu cầu của các xếp lớn xếp nhỏ. Người ta gọi đó là làm quản trị hay gestion.

Rồi còn programlàm việc kiểu nầy, program kiểu nọ thỉnh thoảng được trung ương CFIA ở thủ đô Ottawa đề thêm ra để thay thế các programcũ mà mọi người đã từng quen làm từ nhiều năm qua.

Tất cả các inspectorvà thú y sĩ đều phải thay phiên nhau theo học những khóa tu nghiệp đặc biệt để làm việc.

Nguyễn Thượng Chánh.


Mặt trái của kỹ nghệ thực phẩm

http://nguoivietboston.com/?p=29873

Chương trình HACCP và vệ sinh an toàn thực phẩm

CFIA. HACCP System Documentation

http://www.inspection.gc.ca/english/fssa/polstrat/haccp/manue/fseppasa3e.shtml

H.A.C.C.P (đọc là Assep), hay Hazard Analysis Critical Control Points, là một hệ thống rất khoa học áp dụng trong kỹ nghệ kiểm soát thực phẩm, nhằm bảo đảm một chất lượng tốt và một tính vệ sinh an toàn tối đa.

Việc kiểm soát bao gồm tất cả các khâu, từ nguyên liệu, nuôi trồng, sản xuất, hạ thịt, biến chế, bao bì, bảo quản và chuyên chở đến nơi tiêu thụ.

Phương pháp nầy, tiên khởi đã được cơ quan Không Gian NASA Hoa Kỳ áp dụng trong việc sản xuất thức ăn thức uống cho các phi hành gia. Những năm gần đây, với khuynh hướng toàn cầu hóa mậu dịch, H.A.C.C.P đã trở nên một yêu cầu bắt buộc của kỹ nghệ thực phẩm trên khắp thế giới.

Đây là điều kiện cần thiết để có thể xuất cảng.

Một nhà máy được chứng nhận H.A.C.C.P (certified H.A.C.C.P) sẽ có rất nhiều lợi điểm về mặt khuyến mãi và xuất cảng.

Chương trình H.A.C.C.P do nhà máy thiết lập và chiụ trách nhiệm thi hành. Bộ phận kiểm soát chất lượng (Quality Control) của họ có nhiệm vụ theo dõi tất cả các giai đoạn sản xuất, làm các tests thử nghiệm về hóa học, vi trùng học và thực thi các điều đã được trù liệu trong H.A.C.C.P…

Theo những định kỳ nhất định, cơ quan kiểm tra thực phẩm của chánh phủ sẽ đến nhà máy để thanh tra, hay gọi là làm auditđể kiểm soát về mặt sổ sách tất cả hồ sơ H.A.C.C.P và coi họ có thật sự tôn trọng chương trình nầy hay không...

H.A.C.C.P gồm có các giai đoạn chính như sau:
* Phân tích, tìm ra tất cả các điểm nguy cơ (risks) có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất.
* Xác định những điểm, những giới hạn cần được kiểm soát và khống chế (gọi là những CCP hay critical control points).
* Xác định những độ sai lệch tối đa được cho phép.
* Đề ra những biện pháp sửa chữa mỗi khi một CCP không thể khống chế được.
* Áp dụng việc kiểm tra do nhà máy thực hiện.
* Thiết lập hồ sơ tất cả các thủ tục và kết quả kiểm tra.
Ý niệm H.A.C.C.P còn rất mới lạ đối với nhiều người. Áp đặt một chương trình H.A.C.C.P vào một nhà máy không phải là chuyện đơn giản. Vấn đề thiếu nhân sự chuyên môn có thể am tường mọi khía cạnh của H.A.C.C.P là một trở ngại chánh yếu! Chương trình nầy thật sự hữu hiệu và có ích lợi trong việc bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nếu nó được những người trách nhiệm thi hành một cách nghiêm túc, không gian dối, không che lấp bớt những yếu điểmhay những nguy cơ cần được khống chế trong lúc sản xuất và trong suốt vòng đời của sản phẩm.

Canh tân nhà máy, cải tiến trang thiết bị.

Có rất nhiều trang thiết bị mới đã xuất hiện trong các lò sát sanh để giúp giết nhanh và giết được nhiều thú hơn ngày xưa gấp bội.

Nhiều khâu, trước kia do công nhân làm, nay thì họ được thay thế bằng máy móc hay được thế bằng robotv,v...

Tại các lò sát sanh lớn Canada, vận tốc hạ thịt trung bình trong một giờ:

-gà :8 000 con

-Heo: 350 -400 con

-Bò: 50-60 con

Ngày xưa, lấy búa đập đầu.

Khi mới bắt đầu đi làm năm 1985, tác giả đã chứng kiến nhiều lò sát sanh nhỏ tại Canada đã dùng búa đập đầu dê, cừu và bò con. Đây là kiểu giết thú vô cùng đau đớn và dã man. Đôi khi đập trật vuột, con thú còn dãy dụa và la róng dữ dội nên họ phải đập bồi thêm một hai cú nữa cho nó mới thật sự chịu nằm yên. Thấy sao quá nhẫn tâm. Sau đó thì kiểu giết trên đã bị cấm.

Dưới áp lực của các nhóm bảo vệ súc vật, luật giết thú tại lò sát sanh đã được sửa đổi và cải thiện nhiều:

Đó là cách “giết nhân đạo”.

Giết một cách nhân đạo (Humane slaughter)

Theo y đức tại các quốc gia Tây phương, kỹ thuật hạ thịt phải được thực hiện thế nào để cho con vật chết thật nhanh, không đau đớn và giảm tối đa sự sợ hải trước khi bị giết.
Đó là phương pháp “giết nhân đạo” . Thoạt nghe có hơi ngược đời và “ đạo đức giả”.

Luật là thế đó nhưng đôi khi trong thực tế ít được tuân hành một cách đúng mức.

RSPCA. What do we mean by humane killing or slaughter?

http://kb.rspca.org.au/What-do-we-mean-by-humane-killing-or-slaughter_115.html

Phải làm cho thú không còn cảm giác đau đớn trước khi cắt cổ hoặc thọt huyết


*Trong các nhà máy, gà thì bị treo ngược hai cẳng lên trên, đầu thòng xuống phía dưới, kéo rê qua bể nước có điện cho bất tỉnh trước khi chạy qua máy cắt cổ.

- Mời xem video cách làm gà tại nhà máy. We feed the world. Les poulets

http://www.youtube.com/watch?v=f8cyDeIepCY


* Heo thì bị cho điện giật hai bên cổ phía sau lỗ tai, cho bất tỉnh (electronarcose) trước khi thọt huyết. Thay gì dùng điện, có nhà máy dùng kỹ thuật cho heo thở khí carboniqueCO2

*Bò, dê cừu thì dùng một loại súng hơi gọi là captive bolt pistol hay stunning gunbắn ngay giữa trán con vật, phá vỡ hệ thấn kinh trung ương làm nó bất tỉnh, nhưng tim vẫn còn đập, sau đó thì cắt cổ liền, máu thoát ra ọc ọc có vòi lạnh người trong hơn một phút thì con vật chết vì bị mất hết máu.

*Giết theo nghi thức tôn giáo abattage rituel:

Không được dùng điện hoặc bắn.

Đối với bò, dê, cừu và gà chỉ dùng cách cắt cổ con vật: đó là cách giết theo nghi thức Halalcủa đạo Hồi giáo, và cách giết Cachercủa Do Thái giáo.

Người Do thái và người Hồi giáo musulmankhông ăn thịt heo.

-Mời xem 2 Vidéo quay lén tại lò sát sanh Charal ở Metz, Pháp quốc. Chú ý: nếu yếu tim sẵn xin đừng xem.

Phim số 1: cảnh bò còn đau đớn sau khi bị cắt cổ - phim số 2: giết bò theo nghi thức Halal.

Charal: cruauté à l’abattoir.

http://www.arretsurimages.net/contenu.php?id=2289

*Tại nhà máy ở Quebec, nơi tác giả thường đến làm việc, ngựa bị giết bằng súng săn nòng 0.22 bắn ngay giữa trán.

­-Mời xem vidéo cảnh ngựa bị làm thịt :

CBC news Video-Horse slaughter in Canada


http://www.youtube.com/watch?v=_rHHUMMCtOw



Horse slaughter: uncovered cruelty (phim rùng rơn)





http://www.youtube.com/watch?v=D3YrZVKAcvc&feature=related

Theo luật thú y, lúc bị cắt cổ con vật bắt buộc không còn có một phản ứng nào cả, chứng tỏ là nó không có cảm giác đau đớn. Nếu trường hợp còn thấy phản ứng (dãy dụa, búng đá, kêu la...) thì anh cai sẽ được gọi đến để chỉnh lại máy móc dụng cụ, coi lại voltageđiện hoặc cho thay đổi người công nhân “ cắt cổ” hay saigneurthiếu kinh nghiệm...


Trong bất cứ các cách giết thú kể trên, con vật chết vì bị mất hết máu.

Không phải lúc nào con vật cũng chết một cách êm ái đâu

*Cần phải có một dòng điện khá mạnh. Khi giết heo, phải kẹp điện cực cho đúng chổ. Nếu làm sai, con vật sẽ tỉnh lại bất tử lúc vừa mới thọt huyết. Heo sẽ rất đau đớn và dãy dụa dữ tợn. Phải chích điện lại thêm một lần nữa.Mỗi lần chích điện là mỗi lần làm cho nó bị đau đớn thêm nữa.

*Trường hợp của gà, có con tự nhiên ngóc đầu lên lúc bị kéo qua bể nước có điện nên không bị điện giật bất tỉnh trước khi chạy qua máy cắt cổ tự động.

*Cho dù cách cho điện giật được thực hiện rất đúng nhưng nếu anh công nhân cắt cổ quá chậm lục, hoặc dao không bén, khiến con heo tỉnh lại bất thình lình nên nó sẽ rất đau đớn thêm nữa.

*Nhiệm vụ của thú y sĩ là kiểm soát coi cách giết có được thi hành đúng luật lệ không hầu giảm bớt tối đa sự đau đớn và sự sợ hãi của con vật.

Trường hợp con vật được chở đến nhà máy trong tình trạng bị gãy xương rất đau đớn (chân, hông, chậu, cột sống…),khó thở, thú y sĩ sẽ cho lệnh giết thịt ngay lập tức để tránh bớt sự đau đớn của con vật.

Kết luận

Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó giúp chúng đoán biết được việc sắp bị đem đi giết.

Khi bị lùa vào chuồng ép, có con thì rất im lặng, chấp nhận số phận, ánh mắt rươm rướm, đượm vẻ sầu não lạ thường. Ngược lại có con thì la róng, búng đá lung tung vì bản năng sinh tồn.

Người viết đứng cách đó vài ba thước, cảm thấy sao quá nhẫn tâm và xót thương vô ngần cho số phận của con vật khốn nạn. Chẳng qua đó là cái nghiệp của mọi sanh linh.

Phải chăng câu vật dưỡng nhơnlà một sự bào chữa của con người về quyền sát sanh để sống?

Nghĩ cho cùng những người ăn thịt, trong đó có tác giả và một số lớn các bạn, chúng ta cũng phải nhận chịu một phần trách nhiệm ./.

Tham khảo :

- Quý trọng sự sống. Đại sư Philip Kapleau- Nguyễn Văn Nhật (dịch). Thư viện Hoa Sen

/D_1-2_2-86_4-4291/

- Đạo đức Phật giáo và vấn đề môi trường, Thích Nguyên Hiệp. Nguồn Tập San Pháp Luân 68

/D_1-2_2-86_4-4292_5-15_6-1_17-342_14-2/

- John Robbins. Diet for a new America(bản dịch Pháp ngữ: Se nourrir sans faire souffrir)

Montreal, Nov 25, 2010

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại các lò sát sinh:

bentronglosatsanh-06

quầy thịt bò

bentronglosatsanh-05

ngựa chờ để hạ thịt

bentronglosatsanh-04

heo chở đi hạ thịt

bentronglosatsanh-03

giựt điện cho heo bất tỉnh rồi thọt huyết

bentronglosatsanh-02

cảnh gà bị treo lên để giết

bentronglosatsanh-07

Bò, dê cừu thì dùng một loại súng hơi gọi là captive bolt pistol hay stunning gun
bắn ngay giữa trán con vật, phá vỡ hệ thấn kinh trung ương làm nó bất tỉnh,
nhưng tim vẫn còn đập, sau đó thì cắt cổ liền, máu thoát ra ọc ọc có vòi lạnh người
trong hơn một phút thì con vật chết vì bị mất hết máu.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 20436)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/11/2021(Xem: 4744)
- Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà nặng thì thành tội; cái tôi huyền thì thành tồi; và cái tôi sắc thì thành tối.
22/11/2021(Xem: 18090)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải rộng trên nhiều phần đất khác nhau. Dịch phẩm này có hai giá trị to lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học:
20/11/2021(Xem: 4135)
Phật ơi! sao người không cho con có được một nhan sắc thật đẹp để vạn người mê, mỗi khi xuất hiện là được nhiều người yêu mến và vây quanh? - Ta đã cho con sức khoẻ. Chẳng phải con là cái đứa dễ ăn dễ ngủ,...và trong cơ thể không mắc phải các bệnh nan y đó sao? Phật ơi! sao người không cho con một bộ đồ hàng hiệu thật đẹp và sang trọng? - Ta đã cho con sự ấm áp, không phải chịu đựng những lãnh lẽo và giá rét vì không có vải để che thân.
19/11/2021(Xem: 5939)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Có ông trưởng giả rất ư là giàu Nhưng mà keo kiệt hàng đầu Cho vay nặng lãi, nào đâu thương người,
19/11/2021(Xem: 4275)
Được tin quý Thầy Tuệ Sỹ, GS Trí Siêu Lê Mạnh Thát và nhiều vị tôn túc sẽ thực hiện một Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp qua Zoom vào cuối tháng 11/2021, lòng con vui mừng xiết bao. Đó là những gì mà con, trong cương vị một người học Phật, đã chờ đợi từ lâu, từ rất lâu, từ nhiều thập niên, từ khi biết say mê tu học. Bản thân con không có học vị cao, duy chỉ nhiệt tâm ngày ngày tu học, tự biết rằng còn rất nhiều kinh luận cần phải đọc, cần phải học, cần phải nghiền ngẫm và cần phải chứng nghiệm, do vậy niềm vui này không thể nào kể xiết.
16/11/2021(Xem: 9861)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
14/11/2021(Xem: 5643)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
14/11/2021(Xem: 21257)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13407)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]