Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Nghiên Cứu Phật Học Trong Ba Mươi Năm

28/05/201309:51(Xem: 8359)
Những Nghiên Cứu Phật Học Trong Ba Mươi Năm

Edward Conze
NHỮNG NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC
TRONG BA MƯƠI NĂM

Thích Nhuận Châu dịch

VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ

Edward Conze (1904-1979)

Edward_ConzeGiới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật. Trong suốt gần 25 năm sau, chúng ta ít thấy bản dịch nào của E. Conze xuất hiện, nhưng sự cống hiến của Ông trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học không dừng lại ở những gì chúng ta biết được một cách đầy thán phục với phong cách của bậc thầy qua tác phẩm hiếm hoi mà chúng ta được tiếp cận về Ông.

Điều đáng thán phục nhất là ông không dừng lại ở phong cách của một nhà nghiên cứu, một học giả tinh thông, mà ông đã tiến rất xa, vượt qua các học giả cùng thời với ông và nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, để thực sự làm một hành giả thể nhập. Điều nầy thể hiện qua những trang khảo cứu của ông, khi đề cập đến phần uyên áo của tư tưởng, ông bao giờ cũng giữ một tinh thần tôn kính đúng mực, không bao giờ có sự phê phán thiên lệch dựa trên tư kiến. Chúng ta để ý qua những vấn đề ông trình bày trong tập sách mỏng nầy, khi đề cấp đến những vấn đề tế nhị như Tiểu thừa, Đại thừa, ông không bao giờ có ý phê phán chủ quan, hoặc nói theo những người khác đã nói, mà luôn luôn thể hiện tấm lòng tôn trọng giáo pháp. Hoặc khi đề cập đến những vấn đề rất phức tạp như Mật tông, ông luôn luôn có cách lý giải rất sáng suốt, tinh tế để người đọc không bị rơi vào sự hiểu lầm, không nhìn đạo Phật bằng định kiến hoặc hiểu bằng khái niệm.

Tuy nhiên, Ông cũng có những nhận xét rất sâu sắc và táo bạo, như khi ông nhận định về Thân Loan, người xiển dương Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, và sự đối chiếu với phương pháp hành trì của Phật giáo Thượng toạ bộ ở Tích lan:

Chủ nghĩa duy lý chính thống của Phật giáo Tích Lan có cái nhìn về đạo Phật vốn như bị cắt xén và bần cùng hoá như tính chất duy tín ngưỡng (fideism) của Thân Loan, và không ngẫu nhiên mà cả hai (Thân Loan và Phật giáo Tích Lan) đều được đặt vào vùng địa lý ngoại vi của thế giới Phật giáo.” (Thirty years of Buddhist studies).

Sở dĩ thành tựu được những điều đáng nói trên, là do ông đã chuyên tâm tu tập đạo Phật thật sự như một hành giả. Đó là thời gian ông đã thực hành theo tinh thần của ngài Phật Âm (Buddhaghoṣa) trong luận giải mang tính chỉ nam đối với Phật giáo Nguyên thuỷ là Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimarga), mà trong thời gian chiến tranh, ông đã sống và tu tập thiền định trong một chiếc xe lưu động caravan tại khu rừng New Forest. Ông đã áp dụng phương pháp thiền tập theo sự hướng dẫn của Ngài Phật Âm qua bộ luận nầy và ít nhiều đã đạt được một vài mức độ khả quan trong kinh nghiệm hành thiền. Ông chia xẻ cảm nhận của mình về bộ luận nầy như sau: “... Như tất cả những tác giả ở thế gian này, Buddhaghosa cũng có những khuyết điểm. Nhưng đó chỉ là những lỗi nhỏ, và ông đã soạn một trong những tác phẩm đạo học vĩ đại nhất của loài người. Nếu phải chọn một cuốn sách độc nhất để mang theo với mình ra một hoang đảo thì đây sẽ là cuốn sách của tôi” (...Like all human authors, Buddhaghosa has his faults. But these are minor irritants, and he has composed one of the greatest spiritual classics of mankind. If I had to choose just one book to take with me on a desert island, this would be my choice) ”

Và người đã có ảnh hưởng lên tâm thức ông nhiều nhất, như để tạo một lực phóng cho ông đến chân trời cao rộng đấy vinh quang nầy chính là D.T. Suzuki, sự tiếp xúc ý nghĩa đầu tiên của Conze đối với Đạo Phật vẫn là ở tuổi trung niên, tức là đầu Thế chiến thứ hai và nhất là khi ông đọc các tác phẩm của D.T Suzuki. Và từ đó, Edward Conze đã cống hiến trọn đời mình cho Phật Giáo, nổi bật nhất là phiên dịch và chú giải Kinh Bát Nhã. Chúng ta thấy được tinh thần đó qua lời đề tặng D.T Suzuki nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của ông trong tác phẩm The Development of Prajñāpāramitā Thought, do Yamagucchi biên tập, ấn hành ở Kyoto năm 1960.

Sau nầy, sự ngưỡng mộ đầy tinh thần tri ân đó đã làm cho hai người gắn kết với nhau để tạo ra được nhiều hoa trái, đó là sự cộng tác để hình thành tác phẩm On Indian Mahāyāna Buddhism, hoàn thành năm 1968.

Chúng ta nghe một người cùng thời với Conze, Tiến sĩ Arthur Waley nhận định về phong cách và tư tưởng ông như sau: “Đối với Tiến sĩ Conze, những câu hỏi mà Phật Giáo đặt ra và trả lời là những vấn đề sống động và ông luôn luôn liên kết những câu hỏi này với lịch sử và với thực tại.”

Về văn hệ Bát-nhã, Edward Conze là người có thẩm quyền hàng đầu về Kinh Bát Nhã (Mahāprajanapāramitā Sūtra). Trong tác phẩm “Wisdom Books” ông nói về những kinh sách dung chứa tất cả những giáo lý cốt tủy của Đại Thừa mà trong nhiều thế kỷ đã được phổ biến ở Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ và Tây Tạng. Ông làm cho những giáo lý này dễ hiểu bằng cách giải thích tất cả những từ ngữ và đa số những luận điểm trong Kinh Kim Cương (Diamond Sutra) và Tâm Kinh Bát Nhã (Heart Sutra). Các nhà nghiên cứu Phật Giáo nói rằng “đây là chiếc chìa khóa vô giá đưa đến trí huệ hoàn hảo vốn là điều quan tâm của tất cả những nhà tư tưởng sáng tạo.” (this is an invaluable key to that perfection of wisdom which was once the concern of every creative thinker). Ông là giáo sư Ấn Độ học ở Đại học Washington. Ông có công trong việc thiết lập một chương trình Tiến sĩ Phật Học. Dù thế nào đi nữa, thành quả thực sự của ông trên hai mươi năm sau đó là phiên dịch và sớ giải hoàn tất 30 kinh sách các loại thuộc hệ tư tưởng Bát-nhã, kể cả hai bản kinh quan trọng nhất của Đại thừa Phật giáo là Bát-nhã Tâm kinh (Hṛdaya) và Kinh Kim Cang.

Trong hai thập niên sáu mươi và bảy mươi, ông đã đi diễn thuyết ở nhiều trường Đại học ở Mỹ, và ông đã được các sinh viên nhiệt liệt tán dương công đức, nhưng ông lại bị Ban Giám Hiệu các trường Đại học và một số đồng nghiệp phản đối.

Ông là người đã góp phần đưa đạo Phật vào Âu Châu, tiếp sức cho công trình bậc Thầy đi trước là Suzuki. Ông nói về Phật giáo Âu Châu như sau: “Các nhà truyền giáo Dòng Tên (Jésuit) của Ky-tô giáo trong thế kỷ 17 và thế kỷ 18 đã biết khá chính xác về đạo Phật Trung Hoa và Nhật Bản, nhưng một triết gia người Đức, Athur Schopenhauer, là người đầu tiên làm cho Âu Châu biết về Phật giáo như một tín ngưỡng sống thực. Không biết gì về kinh sách Phật Giáo, chỉ được hướng dẫn bởi triết lý của Kant, một bản dịch tiếng La Tinh từ một bản dịch tiếng Ba Tư của Áo nghĩa thư (Upaniṣad) của Ấn Độ giáo và sự thất vọng với cuộc đời, đến năm 1819, Schopenhauer đã lập một hệ thống triết lý với chủ trương “Phủ nhận ý chí sống” (Negation of the Will to live) và xem sự cảm thông là hạnh cứu rỗi độc nhất, và do đó có khuynh hướng rất giống tinh thần từ bi của Đạo Phật. Những ý tưởng của Schopenhauer được trình bày một cách sống động và dễ đọc đã có ảnh hưởng lớn ở Lục địa Âu Châu. Richard Wagner đã có ấn tượng mạnh mẽ với giáo lý Phật giáo và trong những năm gần đây Albert Schweitzer sống một cuộc đời giống Schopenhauer đã đề ra”.

Đối với Phật tử châu Âu, những trứ tác của ông là tài liệu nghiên cứu tu tập Phật pháp quý báu không thể bỏ qua được.

Ông sinh ngày 18-03-1904 tại Forest Hill, Lewisham, London trong một gia đình gốc Đức. Cha của ông trước la một nhân viên ngoại giao, sau lại quản lí một quan toà tại Düs seldorf, CHLB Đức. Conze trưởng thành và được giáo dục tại Đức (lúc này mang tên Eberhard thay vì Edward sau này) và nơi đây, ông sớm biểu hiện những cá tính đặc thù: sự cảm nhận nhạy bén cho những vấn đề xã hội, lòng căm phẫn trước những trào lưu ‘ái quốc cực đoan của toàn Đức quốc xã’, lòng yêu thiên nhiên và một cuộc sống tĩnh mịch ở thôn quê.

Năm lên 13, Conze đã có dịp nghe chút ít về Phật giáo. Ông học triết, tâm lí và Ấn Độ học tại những đại học Tübingen, Heidelberg, Kiel và Köln. Tại Hei delberg, Max Walleser – một trong những người đầu tiên dịch kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sang tiếng Đức – đã hướng dẫn ông vào Đại thừa Phật pháp (1924/25) và qua Heinrich Rickert, ông cũng có dịp làm quen với Thiền tông (j: zen). Năm 1928, ông làm luận án Tiến sĩ tại Köln với tựa đề Danh từ Huyền học của Franciscus Suarez S. J. (g: Der Begriff der Metaphysik bei Franciscus Suarez S.J.).

Ông là một trong những học giả, dịch giả Phật giáo vĩ đại nhất ở Tây Phương. Là nhà nghiên cứu đứng đầu trong tất cả các tông phái Phật Giáo, ông thông thạo những ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ và Nhật Bản.

Năm 1932, ông cho xuất bản tác phẩm Phương thức đối lập. Bình luận về lí thuyết Duy vật biện chứng (g: Der Satz von Wider spruch. Zur Theo rie des Dialek ti schen Mate rialismus). Từ 1933 trở đi, ông sinh sống bằng cách dạy tâm lí và triết học tại Oxford và London. Các tác phẩm của D. T. Suzuki và một học giả Ấn Độ Har Dayal lại hướng dẫn ông trở về với Phật giáo. Từ 1943-49, ông nghiên cứu rất nhiều về Ấn Độ học, gia nhập giáo hội Phật giáo tại London (e: Buddhist society) và cũng tổ chức nhiều buổi thuyết giảng. Trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã cho xuất bản khoảng 20 quyển sách và hơn 100 tiểu luận về những vấn đề của Phật giáo và chính những tác phẩm này đã làm cho tên ông lan truyền khắp mọi nước. Ông đã từng thuyết giảng tại Wisconsin, Madison (Wisconsin, 1963/64), Washington, Seattle (Washington, 1965/68), Bonn (1969/79) và Berkeley, Santa Barbara (1972/ 73).

Năm 1973, Conze đình chỉ việc thuyết giảng, lui về quê nhà tại Sherborne, Somerset và từ đây chuyên chú vào việc nghiên cứu Phật học. Trọng tâm nghiên cứu của ông chính là tư tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa, và về vấn đề này, ông đã xuất bản hàng loạt tiểu luận. Ông cũng đã dịch sang Anh ngữ và xuất bản nhiều bộ kinh thuộc hệ này.

Năm 1979, ông cho ra hồi kí với tựa đề The Memoirs of a Modern Gnostic. Ông luôn luôn tự cho mình là một người có cá tính mâu thuẫn. Conze có một cái nhìn, một cảm nhận sâu sắc cho những vấn đề, nhân sinh quan khác biệt của thế kỉ này. Quyển hồi kí của ông đã chứng tỏ khả năng, nghệ thuật ‘bao dung nhiều quan điểm’ của ông. Đối với Conze, lối sống có thể chấp nhận được là lối sống của người Anh> Đạo lí có thể chấp nhận được là Phật pháp.

Ông là một con người tiên phong, người mở đường, và là một tấm gương sáng ngời cho thế hệ Phật tử Tây Phương sau ông trong việc học hỏi, nghiên cứu, dịch thuật và tu tập theo Phật Giáo. Ông đã làm việc không mệt mỏi và cống hiến hết tài năng của mình cho nền Phật Học Tây Phương cho đến hơi thở cuối cùng, ông qua đời ngày 24 tháng 9 năm 1979 tại nhà riêng của ông ở Sherborne, thành phố Dorset, phía Tây Nam Anh Quốc, thọ thế 75 tuổi.

Trong số những tác phẩm khác để lại cho đời của ông là bản dịch “Hiện Quán Trang Nghiêm Luận” (Abhisamayālaṃkāra-śāstra) xuất bản 1954; Selected Saying) xuất bản năm 1955; “Kinh Kim Cương Bát-nhã” (Vajracchedika Prajñāpāramitā) biên tập và chuyển ngữ năm 1957; “Tiểu Phẩm Bát Nhã” (Aṣṭasahasrika Prajñāpāramitā), bản dịch năm 1958; Buddhist Scripturesbiên tập năm 1959; The Prajñāpāramitā Literature, xuất bản năm 1960; A Short History, xuất bản năm 1961; The Large Sutra on Perfect Wisdom, xuất bản 1961; “Thủ bản Gilgit Tiểu Phẩm Bát-nhã; The Gilgit Manuscript of the Aṣṭadasasahasika Prajñāpāramitā) biên tập và dịch năm 1962.

Tổng hợp theo tài liệu:
William Peiris (1973) The Western Contribution to Buddhism.(1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India
• Sangharakshita (1996) Great Buddhists of the Twentieth Century. Windhorse

Người dịch

Thích Nhuận Châu

XEM NỘI DUNG PHIÊN BẢN PDF: NHỮNG NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC TRONG BA MƯƠI NĂM



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 7572)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8102)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13299)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9488)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
17/06/2020(Xem: 6051)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
16/06/2020(Xem: 6809)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.
16/06/2020(Xem: 5969)
Dharamshala, ngày 9/6/2020: Ngài Khensur Geshe Tashi Tesering, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng cư trú tại Queensland, Australia, cựu trụ trì Tu viện Gyudmey, nằm trong Danh sách Danh dự Sinh nhật Nữ hoàng 2020 vào hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020.
13/06/2020(Xem: 9323)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con ngườisẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sốnghiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo, thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác,thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
13/06/2020(Xem: 6496)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’) Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
13/06/2020(Xem: 7887)
Ngay từ những ngày đầu khi mới có lệnh cách giản xã hội (social distancing) TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng đã Việt dịch tất cả những tin tức liên quan đến đại dịch đang xảy ra tại Úc và trên thế giới nhiều lần trong ngày cho tất cả những Phật tử trong và ngoài nước trên Viber Đại Gia Đình Quảng Đức và tôi nhờ duyên may nên cũng có tên trong danh sách này . Nhưng vài ngày sau là Thầy Trụ trì đã bắt đầu livestream cho các buổi công phu khuya bắt đầu từ 5:30-6:30 a m mỗi ngày và buổi chiều tiếng đại Hồng chung như chuẩn bị cho những giờ công phu tịnh độ tối của các chùa Đại thừa khi chưa có đại dịch . Rồi sau đó là các buổi sám hối Hồng danh cũng được livestream vào tối ngày 14 âm lịch và tối 29, hay 30 âm lịch mỗi tháng . Thành tâm ngưỡng phục oai nghi của các Ngài , không có mặt Phật tử mà buổi lễ nào cũng trang nghiêm vô cùng , mãi đến 2/6 /2020 số người lạy sám hối được tăng thêm dần dần từ 5 đến 20
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]