Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Ngày Phật Đản

22/05/201320:24(Xem: 6751)
Ý Nghĩa Ngày Phật Đản
phatdan-title

Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN
Thích Phước Đạt

y-nghia-ngay-Phat-dan-300x249Mỗi năm đến ngày Lễ Phật đản, người con Phật đều ôn lại lịch sử của Đức Bổn sư để chiêm nghiệm và hành trì. Từ khi Đức Bổn sư nhập Niết-bàn cho đến nay, hàng trăm nghìn quyển sách, thơ ca, huyền thoại đã được sáng tác để ca ngợi Ngài. Nhưng tất cả mọi lời tán thán, ca ngợi dù cho hay đẹp đến đâu, cũng không thể ngang cỡ con người hoàn thiện đó, hoàn thiện đến mức nhân loại đã suy tôn Ngài là bậc thầy của loài Trời và loài Người, là bậc tôn quý nhất trong cõi thế.

Thiết nghĩ cách tán thán và ca ngợi Ngài tốt đẹp nhất, làm vui lòng Ngài nhất có lẽ là học tập Ngài, cố gắng tối đa sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Ngài đã đi. Đó là con đường Bát chánh đạo, con đường Giới, Định, Tuệ. Con đường lấy giới, nếp sống đạo đức làm căn bản. Giới tức là 5 giới, 10 thiện đối với người tu tại gia; 10 giới đối với Sa-di; 250 giới đối với hàng Tỷ-kheo; 350 giới đối với hàng Tỷ-kheo ni.

Người Phật tử tại gia sống theo 5 giới, 10 thiện, người Phật tử xuất gia sống theo 10 giới, 250 giới và 350 giới… chính là những người “kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai một cách tốt đẹp nhất”, bởi vì giữ giới nghiêm túc là thanh tịnh như vậy là “thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chính trong chánh pháp, hành trì chánh pháp và tùy pháp”, và “Đó là sự cúng dường tối thượng đối với Như Lai”, như Phật đã dạy trong Kinh Niết-bàn.

Giới, Định, Tuệ là ba môn học cơ bản của đạo Phật. Phật tử chúng ta, dù tại gia hay xuất gia, không được thiên trọng bên nào. Giữ giới mà không tu định, tu tuệ thì chỉ hưởng được phúc báo sanh lên cõi Trời hay trở lại làm người, với chánh báo y báo tốt đẹp, thù thắng; điều đó vẫn chưa phải là đạo giải thoát giúp vượt khỏi biển khổ sống chết luân hồi. Nhưng nếu tu định mà không kết hợp với giữ giới, sống đạo đức, thì dễ lạc vào ma cảnh, mải mê với các chứng bệnh gọi là Thiền bệnh; và nếu tu tuệ mà không giữ giới tu phúc, thì chỉ đạt được trí tuệ thế gian, hay là trí tuệ khô cằn, không được thấm nhuần dòng nước tươi mát của phúc đức.

Đúng như Đức Phật từng dạy trong Kinh Đại Bát-niết- bàn: “Đấy là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn…”.

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông là một vị vua có bản lĩnh của một thiền sư. Tuy vua chuyên nghiên cứu về Thiền và giảng dạy Thiền, nhưng vua rất coi trọng đạo đức và giới luật. Trong “Thọ giới luận”, vua dẫn bài luận này như sau: “Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới như thầy thuốc giỏi, chữa được các loại bệnh, giới như ngọc minh châu, phá tan mọi tối tăm, giới như thuyền bè, vượt qua biển khổ. Giới như chồi ngọc, trang nghiêm pháp thân v.v.” (Khóa hư lục).

Giới luật Phật giáo có hai công năng: ngăn ác, làm thiện. Đúng như câu kệ 183 của Kinh Pháp Cú nói: “Không làm mọi điều ác, Thành tựu mọi hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy”.

Đạo đức của đạo Phật phân biệt rõ ràng thiện và ác. Gần đây, có một số ít người, chịu ảnh hưởng của thuyết hoài nghi phương Tây, cho rằng thiện và ác rất khó phân biệt, thậm chí họ còn nói: Cực ác là thiện và cực thiện là ác.

Phật tử chúng ta không thể có quan niệm sai lầm như vậy. Đối với chúng ta, hành vi thiện hay ác là rõ ràng minh bạch: Sát sanh là ác. Phóng sanh là thiện, hiếu sanh là thiện. Lấy của không cho là ác, bố thí là thiện. Tà dâm, sống tà hạnh là ác, sống chánh hạnh là thiện. Nói láo là ác, nói chân thật là thiện. Nói chia rẽ là ác, nói đoàn kết là thiện. Nói lời ác là ác, nói lời dịu hiền dễ nghe là thiện. Nói lời vô nghĩa, không đúng thời là ác, nói lời có ích, nói đúng thời là thiện.Tham là ác, không tham là thiện. Sân là ác, không sân là thiện. Tà kiến là ác, không tà kiến là thiện. Trên đây là 10 điều thiện và 10 điều ác theo Phật giáo. Sự phân biệt là rõ ràng dứt khoát. Đức Phật đã từng sử dụng một loạt hình ảnh thí dụ sinh động để phân biệt ranh giới giữa thiện và ác: “Thật là xa thật xa, khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa bờ biển bên này và bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa nơi mặt trời lặn và nơi mặt trời mọc. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là pháp của người thiện và pháp của kẻ ác”.

Theo đạo Phật, thiện hay ác là thiện ác từ trong tâm, trong ý nghĩ, ngay khi tâm ấy, ý nghĩ ấy chưa bộc lộ thành lời nói và hành động nơi miệng và thân. Vì từ trong tâm khởi lên ý nghĩ ác mà chúng ta không ngăn chặn kịp thời thì lời nói và hành động ác sẽ nối tiếp ngay theo sau, dẫn tới quả khổ không thể tránh. Nhưng đối với Phật tử chúng ta, hằng ngày tu tập tâm, quan sát tâm, phòng hộ tâm, bất cứ một ý nghĩ nào bất thiện khởi lên, đều lập tức bị đoạn trừ… Dần dần tâm ý chúng ta trở nên thuần thiện, trong sáng. Tâm thiện thì cuộc sống an lạc và hạnh phúc. Tâm sáng thì thấy được sự vật như thật, thấy được chân lý, thấy đạo. Nên biết cái gì làm cho tâm chúng ta không được định tĩnh và mờ tối. Đó chính là những dục vọng thấp hèn, đó là các ý nghĩ, lời nói và hành động bất thiện. Nếu chúng ta nhờ tu tập mà xa lìa được dục, xa lìa được các pháp bất thiện thì tâm chúng ta sẽ sáng chói và định tĩnh.

Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được tất cả những nguy hại của dục vọng và pháp bất thiện thì mỗi cá nhân đều có thể nhàm chán và vĩnh viễn xa lìa chúng. Vai trò nhận thức đó thuộc về trí tuệ. Đó gọi là trì giới kết hợp với tu tuệ thì sẽ được quả lớn, lợi ích lớn. Muốn đoạn trừ được các dục, bắt nguồn từ tham, sân, si, người con Phật phải biết dựa vào lời Phật dạy, tìm hiểu bản chất của các dục là như thế nào, và tác động của chúng ra sao đối với thân tâm. Đức Phật thừa nhận vị ngọt của các dục, tức là niềm vui mà một dục vọng được thỏa mãn tạm thời đem lại cho chúng ta. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là vị ngọt của các dục?… Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, các hương do tỷ căn nhận thức, các vị do thiệt căn nhận thức, các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý hấp dẫn…”(Đại kinh Khổ uẩn, số 13, Kinh Trung Bộ).

Như vậy là đạo Phật thừa nhận, khi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với ngoại cảnh, như sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì có thể nảy sinh ra những cảm thọ hỷ lạc, ưa thích với mức độ khác nhau. Đức Phật gọi đó là vị ngọt của các dục. Nhưng ngay sau đó, Đức Phật phân tích sự nguy hiểm của các dục: “Do lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên mà một người phải trải qua bao nhiêu gian khổ để có được tài sản, phải chống đỡ lạnh, chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói, chết khát” (Trung Bộ kinh, dẫn trên).

Người ấy, nếu nỗ lực như vậy, siêng năng như vậy, mà kết quả không có gì, người đó sẽ buồn phiền than khóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh. ‘Ôi! Sự nỗ lực của ta thật là vô ích, sự siêng năng của ta thật sự không kết quả’. Này các Tỷ-kheo, đó là sự nguy hiểm của các dục” (Trung Bộ kinh, dẫn trên).

Rồi Phật tiếp tục phân tích trường hợp người ấy thu thập được tài sản lớn, nhưng lại phải lao tâm khổ trí để bảo vệ số tài sản đó “Làm sao để các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, và kẻ thừa tự không xứng đáng phung phí phá phách v.v.”. Và mặc dù tài sản được phòng hộ rất kỹ lưỡng như thế, nhưng cuối cùng vẫn bị mất mát, thế là người đó lại một phen nữa khổ não, buồn phiền, than khóc, vì của cải đã bị mất. Nói tóm lại, chưa có tài sản cũng khổ, có rồi cũng khổ, mất tài sản đi cũng khổ. Đó là cái khổ của dục vọng muốn có nhiều tài sản.

Đối với các loại dục vọng khác như về sắc đẹp, về danh vọng, về ăn uống, ngủ nghỉ, tình hình đại loại cũng như vậy. Vì dục vọng nguy hiểm như vậy, nên Đức Phật khuyên mọi người phải biết xuất ly các dục, sống nếp sống biết đủ, ít ham muốn, thay thế vị ngọt tạm bợ và thấp hèn của dục bằng niềm vui lâu bền, chân thực của ly dục, đảm bảo cho chúng ta một trạng thái tâm hồn an nhiên, tự tại, hài hòa.

Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn của năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.

Để tán thán một cách tốt đẹp nhất Đức Bổn sư chúng ta, nhân ngày Lễ Phật đản năm nay, mỗi người con Phật hãy một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che. “Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Sẽ chói sáng đời này, Như trăng thoát mây che” (Kệ 173, Kinh Pháp Cú).■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 152 | THÍCH PHƯỚC ĐẠT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 8726)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
04/04/2019(Xem: 8130)
Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng. Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!
02/04/2019(Xem: 7833)
Cuốn sách “Quan Âm Quảng Trần” được ra mắt cách đây 7 năm (2010), được in lần thứ hai và ba vào năm 2012 & 2014 tại NXB Tổng hợp, Phương Đông, và lần thứ tư này tại NXB Hồng Đức, Tp. HCM, Việt Nam. Trong lần in thứ tư này, tác giả vẫn giữ lại nội dung như lần đầu ra mắt. Tuy nhiên, để sách hữu dụng và phục vụ tốt hơn, kỳ này nhiều lỗi được chỉnh sửa, có thêm hình xen kẽ, nhiều thuật từ Pali với Phạn được đính kèm, có thêm phần tóm gọn và các câu hỏi đàm luận ở cuối mỗi chương và đặc biệt tác phẩm được chuyển gữ sang tiếng Anh: “The Commentary of Avalokiteśvara Bodhisattva. “ Tác giả muốn đặc biệt tri ân đệ tử Tỳ-kheo-ni Viên Quang đã giúp tác giả trong việc trình bày, xuất bản cũng như phát hành sách. Trường Đại Học Riverside, Tiểu bang Cali, Hoa Kỳ Mùa Xuân, ngày 07 tháng 01 năm 2018
30/03/2019(Xem: 9780)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
27/03/2019(Xem: 8785)
KHOÁ TU HỌC ‘THIỀN CHÁNH NIỆM’ DÀNH CHO GIỚI TRẺ VÀ NGƯỜI BẢN XỨ TẠI BANG NEW JERSEY-THIỀN VIỆN THANH TỪ (Thích Thiện Trí) Sau hai ngày hướng dẫn thiền "Chánh Niệm và khoá học Từ Bi Tâm" với Giáo Sư Thiele tại Đại Học Vanderbilt, tôi lại tiếp tục khăn gói lên đường tới Thiền Viện Thanh Từ tại bang New Jersey để hướng dẫn tiếp hai ngày cho khoá thiền mới dành cho giới trẻ và người bản xứ do Thầy trụ trì và giới trẻ tại Thiền Viện tổ chức.
25/03/2019(Xem: 5018)
Không hiểu sao dạo này chị hay khóc ! Hồ lệ đầy tràn ...cần phải làm vơi ? Đọc xong sách quý " Bánh xe cuộc đời " Bao xúc cảm ...chợt ....giọt dài giọt ngắn .
24/03/2019(Xem: 6851)
Khó giữ được tâm an khi con người và thế giới chung quanh thường xuyên chuyển động, loạn động… Tâm dễ vọng động khi quan sát, lắng nghe hình ảnh, âm thanh, tin tức (tốt hay xấu, lành hay dữ, vui hay buồn)… dù chỉ gián tiếp qua một màn ảnh nhỏ nơi bàn viết.
18/03/2019(Xem: 8087)
“Hãy Từ Bi Ngay Bây Giờ!Lãnh đạo với sự chánh niệm, quán chiếu và lòng từ bi” Với sự hướng dẫn của Tiến Sỹ William Thiele và Đại Đức Thích Thiện Trí, Tu sỹ Phật Giáo Việt Nam.Đây là hội thảo chuyên đề Mùa Xuân tại khoa Thần Học thuộc trường Đại Học Vanderbilt. Ngày 15 và 16 tháng 03 năm 2019. Thứ sáu, 1 giờ đến 5 giờ chiều và thứ bảy, 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tài trợ chương trình: do “Hội lãnh Đạo Đạo Đức” mang tên Cal Turner tài trợ.
09/03/2019(Xem: 11116)
Tại trời sinh như vậy! Ông phú hộ kia có 2 người con rể. Con rể cả tên Nho Thông là người thạo chữ nho. Con rể thứ hai tên Chất Phác là một anh nông dân cần cù. Một hôm muốn thử tài 2 con rể, phú hộ bèn bảo 2 người con rể đi thăm ruộng với ông. Đi một đỗi gặp bầy vịt đương lội dưới ao, ông chỉ bầy vịt rồi hỏi 2 người con rể :
07/03/2019(Xem: 7444)
NHẬN DIỆN PHẠM VI CỦA KHỔ ĐAU *** Nguyên bản: Identify the Scope of Suffering Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Tuesday, January 9, 2018
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]