Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên

21/05/201320:47(Xem: 9002)
Ý nghĩa của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên
Ý nghĩa của bốn chữ 
Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên
Thích Giác Hoàng

Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình thường hay đặt một bài vị có ghi bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ. Vậy bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ này mang ý nghĩa gì trong văn hoá Việt Nam? 
 
Bài viết sau đây của Hòa thượng Thích Giác Hoàng sẽ thích nghĩa cho chúng ta hiểu rõ được vấn đề này hơn.
 
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. 
 
Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
 
Không biết bốn chữ này được xuất hiện trong văn bản nào sớm nhất, nhưng theo chỗ chúng tôi biết, bốn chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết bằng thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1728 - 1715) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà xuất bản Tp.HCM, 2000). Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông (trang 416) cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ này trong hai câu thơ:
 
"Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương"
 
(Đại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng).
 
Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392), vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ "cửu huyền thất tổ" như sau:
 
"Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ"
 
Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ "huyền" nào có nghĩa là "đời" cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ này được hiểu như là "đời", và có lẽ nên dịch là "thế hệ" thì chính xác hơn. Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
 
Một vị Hoà thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ "Huyền" ở đây vì chữ "Huyền" trong "cửu huyền" này vốn có nghĩa là "đen", vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là "huyền". Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là "cửu huyền".
 
Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
 
Như vậy, chữ "cửu huyền" bao quát hơn chữ "thất tổ". Vì "thất tổ" chỉ cho các thế hệ đi trước, còn "cửu huyền" không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là "Nhà Thờ Cửu Huyền" (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ "Cửu Huyền thất Tổ" (viết bằng chữ Hán). 
 
Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ "hương linh" chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là "bàn linh". Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ "Cửu Huyền" hoặc cả "Cửu Huyền Thất Tổ" chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng.
 
“Cửu Huyền thất Tổ” trong nền văn hoá Việt Nam
Theo cách nhìn tổng quát, văn hóa có hai phần đặc trưng, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nền văn hóa vật chất bao gồm các lĩnh vực thuộc khoa học kỹ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực thuộc học thuật, tư tưởng, tôn giáo và các loại hình giải trí, nghệ thuật.
 
Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không phải ở Việt Nam mới có, mà từ thuở nhà Hạ (2183-1752 trước TL), Thương/ Ân (1751-1112 trước TL), Chu (1111? – 249 trước TL) bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên rồi. 
 
Các vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng, hoặc cúng tổ tiên trong Thái Miếu. Nền văn hoá Việt Nam thời cổ và trung đại cũng vậy. Các vua chúa thường đi cúng tế nơi Thái Miếu, nơi đền thờ các vị khai quốc công thần. Còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng giỗ hàng năm.
 
Điều đáng nói ở đây, là nền văn hoá tinh thần nầy đã được duy trì, phát huy và thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam dù trải bao biến thiên lịch sử. Không phải đất nước nào cũng duy trì được nền văn hoá quý báu này. Trung Hoa, một trong 3 cái nôi văn minh nhân loại thời cổ, đến khi Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì nền văn hoá tinh thần bị hạ bệ, nhất là giai đoạn “Cách Mạng Văn Hoá” thì tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ người đào giếng” hoàn toàn bị xoá sổ, mà thay vào đó là nền văn hoá của “Mao Chủ tịch”.
 
Đại đức Minh Nghị đang du học bên Trung Hoa kể cho chúng tôi nghe, khắp đại lục Trung Hoa không có được một nhà có bàn thờ ông bà cha mẹ của mình. Vào nhà chỉ thấy hình của bác Mao Trạch Đông thôi! Các chùa chiền thì không thấy có nhà thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” hoặc “Vãng Sinh Đường”, thậm chí một số chùa chiền cũng không thấy có nhà thờ Tổ (Tổ đường). 
 
Khái niệm “thờ cúng” ông bà cha mẹ gần như bị lãng quên và họ còn cho đó là một nghi thức “cổ lổ xỉ”. Họ cho rằng “thờ cúng” là một hình thức mê tín dị đoan, nên đã cực lực loại bỏ! Thế là cả một nền văn hoá “Ẩm thuỷ tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn) tốt đẹp mấy ngàn năm, một truyền thống hiếu thảo “phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Kinh Thi)[1] đã từng làm xúc động bao con tim của bao thế hệ, nay không còn duy trì nữa. 
 
Thật buồn thay cho một nền văn hoá có bề dày nhất nhì trong lịch sử văn minh nhân loại, và cũng là một nền văn hoá được đánh giá là tôn trọng chữ hiếu bậc nhất trong lịch sử nhân loại, thế mà ngày nay lại thiếu vắng tinh thần tri ân và báo ân!
 
May mắn thay, văn hoá Việt Nam, dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt, vẫn ấm áp trong tiếng hát hời ru con muôn thuở:
 
“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7289)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5704)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 5017)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6259)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9908)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 7304)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 17025)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5324)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 15245)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567