Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên

21/05/201320:47(Xem: 10845)
Ý nghĩa của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên
Ý nghĩa của bốn chữ 
Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên
Thích Giác Hoàng

Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình thường hay đặt một bài vị có ghi bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ. Vậy bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ này mang ý nghĩa gì trong văn hoá Việt Nam? 
 
Bài viết sau đây của Hòa thượng Thích Giác Hoàng sẽ thích nghĩa cho chúng ta hiểu rõ được vấn đề này hơn.
 
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. 
 
Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
 
Không biết bốn chữ này được xuất hiện trong văn bản nào sớm nhất, nhưng theo chỗ chúng tôi biết, bốn chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết bằng thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1728 - 1715) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà xuất bản Tp.HCM, 2000). Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông (trang 416) cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ này trong hai câu thơ:
 
"Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương"
 
(Đại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng).
 
Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392), vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ "cửu huyền thất tổ" như sau:
 
"Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ"
 
Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ "huyền" nào có nghĩa là "đời" cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ này được hiểu như là "đời", và có lẽ nên dịch là "thế hệ" thì chính xác hơn. Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
 
Một vị Hoà thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ "Huyền" ở đây vì chữ "Huyền" trong "cửu huyền" này vốn có nghĩa là "đen", vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là "huyền". Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là "cửu huyền".
 
Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
 
Như vậy, chữ "cửu huyền" bao quát hơn chữ "thất tổ". Vì "thất tổ" chỉ cho các thế hệ đi trước, còn "cửu huyền" không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là "Nhà Thờ Cửu Huyền" (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ "Cửu Huyền thất Tổ" (viết bằng chữ Hán). 
 
Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ "hương linh" chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là "bàn linh". Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ "Cửu Huyền" hoặc cả "Cửu Huyền Thất Tổ" chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng.
 
“Cửu Huyền thất Tổ” trong nền văn hoá Việt Nam
Theo cách nhìn tổng quát, văn hóa có hai phần đặc trưng, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nền văn hóa vật chất bao gồm các lĩnh vực thuộc khoa học kỹ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực thuộc học thuật, tư tưởng, tôn giáo và các loại hình giải trí, nghệ thuật.
 
Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không phải ở Việt Nam mới có, mà từ thuở nhà Hạ (2183-1752 trước TL), Thương/ Ân (1751-1112 trước TL), Chu (1111? – 249 trước TL) bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên rồi. 
 
Các vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng, hoặc cúng tổ tiên trong Thái Miếu. Nền văn hoá Việt Nam thời cổ và trung đại cũng vậy. Các vua chúa thường đi cúng tế nơi Thái Miếu, nơi đền thờ các vị khai quốc công thần. Còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng giỗ hàng năm.
 
Điều đáng nói ở đây, là nền văn hoá tinh thần nầy đã được duy trì, phát huy và thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam dù trải bao biến thiên lịch sử. Không phải đất nước nào cũng duy trì được nền văn hoá quý báu này. Trung Hoa, một trong 3 cái nôi văn minh nhân loại thời cổ, đến khi Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì nền văn hoá tinh thần bị hạ bệ, nhất là giai đoạn “Cách Mạng Văn Hoá” thì tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ người đào giếng” hoàn toàn bị xoá sổ, mà thay vào đó là nền văn hoá của “Mao Chủ tịch”.
 
Đại đức Minh Nghị đang du học bên Trung Hoa kể cho chúng tôi nghe, khắp đại lục Trung Hoa không có được một nhà có bàn thờ ông bà cha mẹ của mình. Vào nhà chỉ thấy hình của bác Mao Trạch Đông thôi! Các chùa chiền thì không thấy có nhà thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” hoặc “Vãng Sinh Đường”, thậm chí một số chùa chiền cũng không thấy có nhà thờ Tổ (Tổ đường). 
 
Khái niệm “thờ cúng” ông bà cha mẹ gần như bị lãng quên và họ còn cho đó là một nghi thức “cổ lổ xỉ”. Họ cho rằng “thờ cúng” là một hình thức mê tín dị đoan, nên đã cực lực loại bỏ! Thế là cả một nền văn hoá “Ẩm thuỷ tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn) tốt đẹp mấy ngàn năm, một truyền thống hiếu thảo “phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Kinh Thi)[1] đã từng làm xúc động bao con tim của bao thế hệ, nay không còn duy trì nữa. 
 
Thật buồn thay cho một nền văn hoá có bề dày nhất nhì trong lịch sử văn minh nhân loại, và cũng là một nền văn hoá được đánh giá là tôn trọng chữ hiếu bậc nhất trong lịch sử nhân loại, thế mà ngày nay lại thiếu vắng tinh thần tri ân và báo ân!
 
May mắn thay, văn hoá Việt Nam, dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt, vẫn ấm áp trong tiếng hát hời ru con muôn thuở:
 
“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2015(Xem: 10265)
Phật từng lên tiếng dạy ta: “Những người tu đạo như là khúc cây Trôi trên dòng nước cuồng quay Khôn ngoan thì hãy trôi ngay giữa dòng Ai muốn vớt cũng khó lòng Quỷ thần ngăn chặn cũng không dễ gì
12/07/2015(Xem: 6179)
Bên ngoài trời vẫn mưa khiến cho mọi thứ trở nên buồn bả và ảm đạm hơn. Một bà lão đầu tóc đã bạc phơ với bộ bồ rách nát, vội vàng bước chân vào một quán vắng, chỉ có hai người thanh niên đang ngồi bàn bạc một điều gì đó. Trước mặt họ là hai tô mì bốc khói và nóng hổi. Bà đến bên bàn với lời lẽ như van nài: “Xin hai cậu làm ơn làm phước, giúp cho già này chút đỉnh để sống đỡ qua ngày”. Một cậu có vẻ mặt hơi sáng sủa mới thò tay vào túi lấy ra tờ năm ngàn định tặng cho bà lão, nhưng khi ấy cậu lại cất tiền vào túi, và lễ phép hỏi bà rằng: “Trời đã tối và mưa từ chiều đến giờ chắc bà đói bụng lắm rồi, con xin mời bà tô mì nóng để lót dạ nhé! Bà lão rất là vui vẻ và cám ơn chàng niên hết lời, vì có một buổi tối no đủ. Chàng niên liền gọi chủ quán cho một tô mì đặc biệt giá gấp đôi tô mì bình thường.
07/07/2015(Xem: 8465)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Honda Center vào ngày đầu tiên của Hội Nghị Thượng Đỉnh Toàn Cầu về Từ Bi tại Anaheim, California July 5, 2015
06/07/2015(Xem: 9546)
thumbnail.php?file=035___SK___Phien_Nao_Va_Benh_Tat__R__1_200646710Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần. Giữa thân và tâm có sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau. Khoảng 5.000 năm trước, sách Hoàng Đế Nội kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Quốc đã từng đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặt vấn đề tu dưỡng tinh thần lên vị trí hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh. Ngành Tâm lý học và Bệnh học hiện đại cũng cho biết các trạng thái tinh thần gồm có hai loại là tích cực và tiêu cực. Vui mừng, hoan hỷ, thương yêu, lạc quan, tin tưởng… là những trạng thái tinh thần tích cực có lợi cho sức khỏe. Buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, bất mãn, ghen ghét, đố kỵ, bi quan, chán nản… là những trạng thái tinh thần tiêu cực có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.
06/07/2015(Xem: 7085)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
03/07/2015(Xem: 10013)
1. Bí mật của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Đừng lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi và hãy có được chín giờ ngủ mỗi đêm. 2. "Mang theo thông điệp tình yêu, lòng khoan dung, và sự tha thứ." 3. "Hãy xem nhân loại là đồng nhất, sau đó không có cơ sở để giết hại lẫn nhau. Tôi yêu đời sống của tôi. Mọi người đều có quyền được sống hạnh phúc. Hầu hết các vấn đề gây ra bởi con người. Giết chóc, bắt nạt, bóc lột. Chúng ta phải tìm giải pháp dài hạn. Điều này rất khó khăn.
01/07/2015(Xem: 13307)
Hề chi một phận đời riêng Buông hơi nằm xuống mà nghiêng đất trời Thiếu ta, đời cũng vậy thôi! Ta là hạt bụi giữa đời bao la..
01/07/2015(Xem: 24058)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 19587)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 11307)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]