Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nuôi dưỡng trái tim nồng ấm

09/04/201301:34(Xem: 11732)
Nuôi dưỡng trái tim nồng ấm

NUÔI DƯỠNG TRÁI TIM NỒNG ẤM
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Phúc Cường trích dịch

nuoiduongtraitimnongam_01-contentNếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.

Gia trì tôn tượng TathagataTsal và truyền trao giáo pháptại Sikkim

Ravangla, Sikkim, Ấn Độ, ngày 25 tháng 3 năm 2013 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được chính phủ Sikkim thỉnh mời tới Ravangla để gia trì tôn tượng Tathagata Tsal bằng đồng cao 128 feet, một trong những tượng Phật lớn nhất trên thế giới. Ngài được cung đón theo đúng nghi thức truyền thống để cử hành đại lễ gia trì an vị tôn tượng mới.

Tại đây, ngài đã thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và mở các cánh cửa lên khán đài; tòa ngồi được sơn khắc rất công phu hình các bản tôn phẫn nộ ở các bức tường bên trong và những hình ảnh cuộc đời Đức Phật ở các bức tường bên ngoài. Ngài đã xem xét kỹ các hình ảnh một cách thán phục trước khi an tọa trên tòa. Buổi đại lễ gia trì có sự hiện diện của Goshir Gyaltsab Rinpoche, Thủ tướng Pawan Chamling và Tổng thống BP Singh của Sikkim cùng hàng chục ngàn các Phật tử tín tâm. Rất nhiều lời cầu nguyện đã được tán tụng, gạo cát tường thành tựu được rắc phía trước tôn tượng và nghi thức nhiễu quanh tôn tượng được thực hiện sau đó.

nuoiduongtraitimnongam_02

Đức Đạt Lai Lạt Ma ban gia trì cho tôn tượng Tathagata Tsal tại Ravangla, vương quốc Sikkim, Ấn Độ 25 tháng Ba năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Trong lời phát biểu, thủ tướng Pawan Chamling đặc biệt tri ân lên Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt tên cho dự án tôn tượng Tathagata Tsal và dành thời gian tới đại lễ gia trì ngày hôm nay. Ông nhấn mạnh rằng người dân Sikkim từ lâu đã sống trong sự hòa hợp và nhiều tín ngưỡng được tôn trọng nơi đây trong một tiểu bang với 328 chùa Phật giáo, 318 thánh đường Hindu, 74 nhà thờ Thiên chúa, 7 nhà thờ Hồi giáo và 2 thánh đường đạo Jain. Ông mong nguyện rằng quần thể tôn tượng Phật sẽ thu hút khách hành hương từ khắp nhiều nơi. Ông nói rằng chính phủ Sikkim hoạch định chính sách dựa trên các giá trị Phật giáo, cam kết hỗ trợ các tôn giáo khác nhau và thúc đẩy các giá trị tích cực nơi người dân. Ông nhắc tới việc, nương theo lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một thư viện và trung tâm nghiên cứu sẽ được thành lập trong quần thể của tôn tượng.

Tổng thống Sikkim, H.E. BP Singh, chia sẻ về ân phước của Đức Đạt Lai Lạt Ma giành cho Sikkim và người dân nơi đây. Ông đã so sánh Thủ tướng với vị Hoàng đế Ấn Độ Ashoka vĩ đại, ngài đã kiến lập vô số các thánh tích, thiết lập Phật giáo trên khắp Ấn Độ và quản lý đất nước dựa trên các giá trị Phật giáo. Ông kêu gọi công chúng hãy khắc ghi lời dạy của Đức Phật về bất bạo động và lòng từ bi.

Tiếp đến Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chúc mừng và dạy rằng:

"Tôi đã đến để gia trì cho tôn tượng rất đặc biệt này; chúng ta đã cử hành các nghi thức Hộ pháp Phổ ba Kim cương (Vajrakilaya), bởi vì thánh địa có nhân duyên về mặt lịch sử với Bản tôn thiền định này. Bản thân nơi chốn này rất thanh bình, rộng mở và an bình, và tôn tượng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan nơi đây, do đó tôi mong nguyện tất cả sẽ truyền cảm hứng, mang lại sự chuyển hóa nội tâm cho những người hành hương tới đây. "

nuoiduongtraitimnongam_03

Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Gyaltsap Goshir Rinpoche (bên trái), Thống đốc Sikkim BP Singh và Thủ tướng Pawan Chamling (R) tại đại lễ gia trì tôn tượng Phật Tsal Như Lai, Ravangla, Sikkim, Ấn Độ 25 tháng ba năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Ngài chia sẻ rằng ngài đã biết đến thủ tướng trong nhiều năm và rất ngưỡng mộ các dự án xây dựng di sản Phật giáo tại Sikkim, trước đây là tôn tượng đạo sư Liên Hoa Sinh (Guru Padmasambhava) trên đồi Samdruptse, bây giờ là tôn tượng Đức Phật và cả tôn tượng Bồ tát Quán Âm sắp hoàn thành.

"Tôi cầu nguyện rằng tất cả những tâm nguyện cao quý của quý ngài sẽ nhanh chóng thành tựu viên mãn không chút trở ngại.”

Nhắc lại các nhân duyên của mình với Sikkim, ngài dạy rằng ngài đã đến đầu tiên khi trên đường tới đại lễ kỷ niệm Đức Phật Jayanti tại Bồ Đề Đạo Tràng vào năm 1956, khi đó ngài đã đi qua Nathula và thủ phủ Gangtok. Ngài đã trở lại Sikkim nhiều lần từ năm 1959 tới nay.

Cũng như tôn tượng đạo sư Liên Hoa Sinh, tôn tượng này sẽ ban sự gia trì to lớn trong nhiều năm tới, nhưng tôn tượng không thể giảng pháp được. Điều chúng ta cần là những hướng đạo để rèn luyện tâm thức. Hai mươi năm trước, khi đại Bảo Tháp Nhật Bản Hòa bình Thế giới được an vị tại Rajgir với sự hiện diện của Chủ tịch Ấn độ, ngài đã chỉ ra rằng bảo tháp thực sự cần phải được kiến lập trong tâm chúng ta. Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng giáo pháp của Đức Phật bao gồm vô số phương pháp để rèn luyện tâm thức, theo khuynh hướng, căn cơ mỗi chúng sinh.

Giáo pháp của đức Phật được kết tập trong hơn 300 tập Kangyur và Tengyur kinh điển Phật giáo, mà chúng ta cần tu học. Kinh sách không chỉ là đối tượng để kính ngưỡng, thờ phụng mà chúng ta cần mở ra và đọc. Chúng ta cần phải biết tâm thức vận hành như thế nào, những cảm xúc vận hành ra sao. Cầu nguyện là chưa đủ, chúng ta phải trưởng dưỡng thân tâm. Văn học Phật giáo rất phong phú kiến thức về tâm thức và ngày nay đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học hiện đại, những người nhìn thấy những phương pháp này như là cội nguồn đích thực của sự an bình nội tâm.

nuoiduongtraitimnongam_04

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với thính chúng vào dịp đại lễ gia trì tôn tượng Phật Tathagata Tsal, Ravangla, Sikkim, Ấn Độ 25 tháng ba năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

nuoiduongtraitimnongam_05

Khán đài phía trước tôn tượng Tathagata Tsal, Ravangla, Sikkim, Ấn Độ 25 tháng ba năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

nuoiduongtraitimnongam_06

Thính chúng lắng nghe giáo pháp, Ravangla, Sikkim, Ấn Độ 25 tháng ba năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Vào buổi chiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại khán đài chia sẻ về bộ luận "37 phẩm Bồ tát hạnh" của đại học giả Ngulchu Thogme Sangpo. Ngài luận giải rằng Pháp có thể được hiểu là cứu vớt chúng ta khỏi khổ đau. Pháp là một thuật ngữ có thể được áp dụng cho tất cả các truyền thống tôn giáo trên thế giới. Chúng ta có thể đặt câu hỏi Pháp bảo vệ chúng ta khỏi đau khổ bằng cách nào. Pháp có năng lực như vậy bởi giúp rèn luyện chúng ta điều phục được các cảm xúc tiêu cực đang làm phát sinh khổ đau. Pháp cho phép ta chuyển hóa thân tâm tự do khỏi khổ đau.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ về sự khác biệt giữa các tôn giáo hữu thần, có xu hướng đặt niềm tin vào một đấng sáng tạo và những truyền thống tôn giáo vô thần không tin tưởng vào đấng sáng tạo, mà thay vào đó dựa trên nền tảng luật nhân quả. Phật giáo dạy rằng nếu bạn làm điều thiện bạn có khuynh hướng đạt được quả thiện và nếu bạn làm điều ác, bạn tạo ra các nhân của khổ đau và bất an. Từ quan điểm này, những trải nghiệm khổ đau và an lạc đều phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Ngày nay, tất cả các chính truyền thống tôn giáo của thế giới đang phát triển mạnh ở Ấn Độ, nơi đây sự tôn trọng và hòa hợp giữa các truyền thống là một thực tại từ cổ xưa nhưng lại rất sống động.

Chư Phật đã từ bi hiển thị cho chúng sinh con đường để có thể chứng đạt giải thoát giác ngộ. Thogme Sangpo là một vị Bồ Tát và một hành giả trứ danh, ngài đã từ bi trước tác nên bộ luận này.

"Một khi chúng ta đã cùng tìm hiểu bộ luận với nhau, xin hãy đừng lãng quên và để bụi bám trên kệ sách. Chỉ để kinh sách trong nhà thôi thì không có nhiều lợi ích, bạn phải đọc, tư duy về ý nghĩa, và trở nên thấm nhuần với lời kinh. Bạn phải áp dụng giáo pháp vào trong đời sống hàng ngày. Tôi đã được truyền trao bộ luận này từ đại học giả thành tựu Kunnu Lama Rinpoche, Tenzin Gyaltsen. "

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại rằng con đường Bồ Tát cần phải được thực hành chứ không chỉ đơn thuần là đối tượng của cầu nguyện; cũng như Đức Phật đã làm, bạn hãy thực hành và tích lũy công đức. Đây là cách thức làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa. "37 phẩm" truyền dạy về các ứng dụng trong con đường thế gian, sau đó hướng đạo các cách thức để phát triển tâm tỉnh thức giác ngộ. Tiếp đến các phương tiện thiện xảo, trí tuệ và sáu Ba la mật, và cuối cùng là hồi hướng, kết thúc 37 phẩm thực hành.

Ngày 26 Tháng 3 năm 2013 - Quán đỉnh Bạch độ Phật mẫu Trường thọ tại Ravangla và giảng pháp về đạo đức thế tục tại thủ phủ Gangtok.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi bộ đến khán đài giảng Pháp phía trước tôn tượng Tathagata Tsal tại Ravangla, hàng ngàn thính chúng có cơ hội được gần và thấy rõ ngài hơn.

Trước khi truyền trao quán đỉnh Bạch Độ Phật mẫu Trường thọ Tara, đức Đạt lai Lạt Ma đã khái lược lại cuộc đời của Đức Phật. Hơn 2500 năm trước, đức Phật đã đản sinh trong một gia đình hoàng gia, ngài đã xả ly, tìm cầu con đường tâm linh, thành đạo và hóa độ chúng sinh. Trong một câu kệ tri ân tới giáo pháp của Đức Phật, Bồ tát Long Thọ đã tán thán: "Con xin đỉnh lễ lên đức Thế tôn, ngài đã truyền trao giáo pháp để tận trừ tà kiến lầm sai cho chúng sinh.” Lời tán thán đó cho thấy tâm từ bi nơi Đức Phật đã thúc đẩy tâm nguyện giải thoát tất thảy chúng sinh khỏi khổ đau. Nương nơi Bồ đề tâm tỉnh giác, ngài đã thành tựu giác ngộ, và khởi phát tâm nguyện cứu độ chúng sinh. Ngài đã dạy cần phải xả ly những gì và thực hành những gì để chúng đệ tử có thể chứng đạt giác ngộ như ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng chỉ viếng thăm chùa, tự viện và tán tụng cầu nguyện không tận trừ được bóng tối của vô minh đang che mờ chúng ta, chỉ có trí tuệ mới là đối trị cho quan kiến lầm sai nơi mỗi người.

nuoiduongtraitimnongam_07

Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền trao giáo pháp tại Ravangla, Sikkim, ngày 26 tháng 3 năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Bát Nhã Tâm Kinh dạy rằng ngũ uẩn không có tự tính cố hữu, sắc chính là không, không chính là sắc, điều đó không có nghĩa là không có sắc tướng mà sắc tướng tồn tại phụ thuộc vào các duyên bên ngoài. Khi chúng ta thấy một thứ gì hấp dẫn, chúng ta khuyếch đại những phẩm chất của nó. Nhà tâm lý học người Mỹ Aaron Beck đã chia sẻ với ngài rằng, 90% phản ứng của chúng ta trong những trường hợp như trên là do phóng chiếu của chính tâm ta. Quan điểm này phù hợp với luận giải của đức Long Thọ. Kết luận trên của những nhà khoa học không dựa trên niềm tin, mà dựa trên các thí nghiệm và suy luận.

Một trái tim nồng ấm sẽ mang lại lợi ích cho tất thảy mọi người. Nếu, thay vào đó, bạn lừa dối, chèn ép và lợi dụng người khác, bạn sẽ không hạnh phúc, bạn sẽ không có bình an nội tâm.Vì vậy tốt hơn hết là hãy chia sẻ một trái tim nồng ấm. Không làm tổn hại chúng sinh, năng làm những việc lành, tịnh hóa các nghiệp chướng, đó là con đường dẫn tới Phật quả.

Trong đại lễ quán đỉnh Bạch độ Phật mẫu Trường thọ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hướng đạo cho toàn thể thính chúng một nghi thức toát yếu khai phát Bồ đề tâm tỉnh thức, hạnh nguyện Bồ tát. Ngài dạy rằng ngài luôn phát hạnh nguyện Bồ tát mỗi ngày, bắt đầu với nguyện lực sống mỗi ngày nương theo giáo pháp của Đức Phật.

Về quán đỉnh Bạch độ Phật mẫu mà ngài đang truyền trao, ngài dạy rằng:

"Giáo pháp này xuất phát từ truyền thừa quan kiến bí mật của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ V. Tôi đã thụ nhận được những quán đỉnh và khẩu truyền và đã nhập thất nghiêm mật các giáo pháp này, tôi truyền trao giáo pháp này tại nơi đây bởi vì vương quốc Sikkim có nhân duyên với giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ V".

Tiếp theo ngay sau buổi lễ quán đỉnh là lễ cúng dường lên Đức Đạt Lai Lạt Ma, thỉnh cầu ngài trường thọ.

Sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới thủ phủ Gangtok bằng đường bộ. Tất cả dọc theo tuyến đường, ở các thị trấn và các làng mạc, hàng ngàn người đứng xếp hàng dọc hai bên đường, cầm khăn chúc phúc và hoa, đốt hương trầm để cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tại Kendra Manan thủ phủ Gangtok, ngài đã giảng pháp cho khoảng 1000 sinh viên.

nuoiduongtraitimnongam_08

Rất đông thính chúng tham dự lễ quán đỉnh Bạch độ Phật mẫu được trao truyền bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ravangla, Sikkim, ngày 26 Tháng 3 năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

"Trước hết, tôi xin lỗi vì đã đến trễ gần một giờ", Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu, "bởi vì thời tiết bất ổn tại Ravangla nên chúng tôi quyết định đi bộ thay vì máy bay trực thăng, do đó thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, tôi được trao cơ hội chiêm ngưỡng các ngôi làng, người dân, các vườn chè, những khu rừng và các vườn hoa lan tuyệt đẹp của các bạn. Đây là một khu vực rất xanh tươi trù phú, các bạn rất có phước duyên được sinh sống nơi đây.

"Tôi vô cùng hoan hỷ được gặp gỡ quý thiện hữu tri thức trẻ tuổi ngày hôm nay. Thời gian luôn vận động không ngừng nghỉ, không có gì làm dừng lại được. Thế kỷ hai mươi đã trôi qua và cùng với đó là rất nhiều người trong thế hệ của chúng tôi. Đó có lẽ là thế kỷ quan trọng nhất trong lịch sử về sự thay đổi và phát triển công nghệ, nhưng cũng là một kỷ nguyên của bạo lực khủng khiếp nhất. Nhiều người ước tính có 200 triệu người đã chết, là kết quả của bạo lực trong thế kỷ XX. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là hãy tận dụng các cơ hội để làm cho thế kỷ XXI hòa bình hơn."

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra rằng, ở mức độ toàn cầu, dân số đang ngày càng tăng, nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt. Có một khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, giữa các nước khu vực Bắc và Nam. Ngay cả khi sự phát triển đi đầu ở một số nơi trên thế giới, thì ở nhiều nơi khác nạn đói vẫn xảy ra. Ngài dạy rằng chúng ta cũng cần đồng thời phải nâng cao mức sống của nhiều người. Ngay bây giờ chúng ta đang có một cơ hội để có một hướng đi mới, nếu nỗ lực, chúng ta có thể chuyển hóa những sai lầm trong quá khứ của mình.

"Các bạn, những ai chưa đến 30 tuổi thật sự thuộc về thế kỷ 21. Tương lai nằm trong tay các bạn. Thế kỷ này tràn đầy sự an lạc hay sợ hãi và phá hủy đều hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn.”

nuoiduongtraitimnongam_09

Một bé trai đã lên cúng dường đức Đạt Lai Lạt Ma khi bắt đầu buổi giảng pháp với sinh viên ở Gangtok, Sikkim, ngày 26 tháng ba 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng, ngài luôn coi bản thân chỉ là một trong 7 tỉ con người, là những động vật xã hội, phụ thuộc vào phần còn lại của cộng đồng. Là con người, chúng ta có một trí tuệ tuyệt hảo, ta nên sử dụng nó để thu hẹp khoảng cách giữa bề ngoài và hiện thực. Thế hệ trẻ ngày hôm nay là niềm hy vọng của chúng tôi cho tương lai, trong khi thế hệ cũ, thế hệ của ngài bây giờ có trách nhiệm phải nói với các bạn trẻ về những sai lầm mà họ đã làm trong quá khứ.

"Là động vật xã hội, nhân tố trọng yếu để có một đời sống an lạc là tình bằng hữu, sự tin tưởng và tâm thức rộng mở. Tất cả chúng ta đều như nhau, đều là thành viên của cùng một gia đình nhân loại. Niềm tin tưởng là nền tảng của tình bằng hữu và chúng ta sẽ có được, nếu như, bên cạnh những kiến thức có được từ giáo dục phổ thông, ta phát triển một trái tim nồng ấm.Điều này đưa đến sự tự tin và sức mạnh nội tâm, thông qua niềm tin và tình bằng hữu sẽ dẫn đến sự hợp tác với những người khác. Nhưng nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.

"Nhiều nhà khoa học nổi tiếng đang bắt đầu thừa nhận rằng một trái tim nồng ấm rất có ích cho sức khỏe thể chất của chúng ta bởi vì nó mang lại bình an nội tâm. Họ có bằng chứng cho thấy một tâm thức lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh".

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại rằng ngài chia sẻ với tư cách như một con người như bao người khác. Sự khác biệt duy nhất giữa ngài và các sinh viên đang lắng nghe là họ còn trẻ và ngài đã ở tuổi 78. Ngài nhận thấy khi cho rằng mình là người Tây Tạng, là một Phật tử, là Đức Đạt Lai Lạt Ma, một sự phân biệt thứ yếu, nó tạo ra khoảng cách với nhiều người và tạo ra các rào cản để tiến bộ.

nuoiduongtraitimnongam_10

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ giáo pháp với hơn 1000 sinh viên tại thủ phủ Gangtok, Sikkim, ngày 26 tháng ba năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Người Tạng và người Sikkim cùng chia sẻ truyền thống tâm linh chung và tri thức Tây Tạng khởi nguồn từ truyền thống Nalanda, nơi mà nghiên cứu và phân tích luôn được coi trọng.

"Đừng nghĩ Phật giáo chỉ là những lời cầu nguyện, gõ trống, thổi tù và hay treo cờ cầu nguyện. Tất cả các nghi thức đó đều có vai trò của mình, nhưng không có bằng chứng nào về các bậc thầy Nalanda từng tham gia các nghi thức như vậy. Các ngài tu học và áp dụng những điều đã được học vào trong sự thực hành."

Một phụ nữ trẻ đã đặt câu hỏi liệu nghiệp tiêu cực có thể được thay đổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng đó là một câu hỏi hay, nhưng tự hỏi liệu “tiếng Anh chưa thuần thục” của ngài có đủ trả lời. Ngài dạy rằng:

"Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn mất bình tĩnh và nói những lời nặng nề với một ai đó và làm tổn thương họ. Điều này tạo ra nghiệp xấu. Nhưng nếu vào buổi chiều, bạn gặp lại người đó, bạn xin lỗi và kết bạn trở lại thì nó giúp thanh lọc các nghiệp xấu.”

Một học sinh khác hỏi: "Nhiều người coi ngài là một đấng thượng đế, như vậy có đúng không?"

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời đơn giản: "Một số người coi tôi là “Thượng đế sống”, có người khác lại coi là “quỷ”- cả hai đều là vô nghĩa. Tôi coi bản thân là một con người bình thường".

nuoiduongtraitimnongam_11

Thính chúng lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Gangtok, Sikkim, ngày 26 tháng 3 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Với câu hỏi làm thế nào để điều phục lòng tham, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên hãy phân tích giá trị của tiền. Hãy tự hỏi liệu nó thực sự mang lại hạnh phúc. Hãy hỏi xem những người sống trong cảnh xa xỉ liệu thực sự hạnh phúc hơn. Ngài nhớ lại rằng trước đây ngài đã chia sẻ tại Gangtok về giới hạn của giá trị vật chất, trong khi giá trị của sự phát triển tinh thần là vô hạn.

Cuối cùng, một sinh viên đặt câu hỏi liệu sự giận dữ có bao giờ mang lại bất kỳ lợi ích nào không. Ngài đã dạy rằng, nó phụ thuộc vào lợi ích nào ở đó. Nếu có một thái độ hay thực hiện một hành động gay gắt để bảo vệ hay bênh vực lợi ích của người khác, thì đó cũng có thể là một lý do chính đáng. Nhưng, ngài dạy rằng, điều này cho thấy sự cần thiết phải tìm hiểu và học hỏi để đối trị được những cảm xúc của chúng ta. Ngài khuyên người đặt câu hỏi nên tìm hiểu bộ luận “Nhập Bồ Tát hạnh” của đạo sư Shantideva, ở đó luận giải rõ về chủ đề này. Ngài cho biết ngài đã thụ nhận sự luận giải về bộ luận vào năm 1967, đã tụng đọc nhiều lần và đã truyền dạy khoảng 30 đến 40 lần kể từ đó. Ngài cho rằng chương 6 & 8 có những lời dạy đặc biệt hiệu quả, bộ luận có sẵn bản dịch tiếng Tây Tạng và tiếng Anh. Ngài dạy rằng:

"Bộ luận đó không đắt tiền; hãy mua và đọc."

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2021(Xem: 5263)
Buổi trưa hè miền Trung, cái nắng nóng làm như ông Trời gôm hết lửa đổ xuống trần gian thiêu rụi vạn vật, không ai chịu nổi. Tất cả đều rúc hết vào nhà, đóng cửa trốn ông Trời, tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi. Hầu hết tìm giấc ngủ trưa để quên đi thời tiết khắc nghiệt. Chỉ riêng bốn đứa...tứ tặc gồm Nam, Thanh Du, Hiền và Bích Nga lang thang trên đường phố. Chúng la cà từ Ngã Tư Chính trung tâm phố đi lần về trường trung học Hùng Vương chỉ cách đó không xa, khoảng 15 phút đi bộ, nơi bốn đứa cùng học chung lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) dù Thanh Du và Hiền 12 tuổi đều hơn Nam và Bích Nga một tuổi.
25/07/2021(Xem: 5173)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 17023)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 4285)
Thế giới lại rối ren vì Delta biến thể Phong tỏa giản cách áp dụng khắp nơi Tâm trạng người dân mỗi lúc lại chơi vơi Đành chấp nhận ... tìm phương pháp nào cùng chung sống ! Đọc sưu tầm, chúng có thể chết nơi tần số cao rung động Thế mà chúng ta vô tình làm tần số thấp đi Nào hãy xem gồm những yếu tố gì ... Chao ôi ! Chính những lúc bất an căng thẳng,
21/07/2021(Xem: 7017)
Vì hiện nay tình hình phong tỏa tại Sài Gòn thật chặt chẽ, rất khó khăn cho chúng con, chúng tôi xin được Phép vào những khu vực cách ly để phát quà, vì vậy chúng con, chúng tôi đã linh động quyết đinh giúp cho những hộ nghèo ở ngoại ô Sài Gòn, những bà con lao động tay chân, buôn thúng bán bưng.. Một khi SG LockDown dài hạn, tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng dây chuyền, vì vậy chúng tôi thiết nghĩ không riêng gì SG mà những vùng lân cận đều bị ành hưởng hết, vì vậy mong các vì hảo tâm hoan hỉ cho quyết đinh này của Hội Từ thiện chúng tôi.. Hôm qua, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 200 hộ nghèo. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc:
19/07/2021(Xem: 5461)
TÔI SẼ TRÌNH BÀY một tóm tắt nền tảng giáo lý của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý – khổ đế (sự thật về khổ đau), tập đế (sự thật về nguồn gốc), diệt đế (sự thật về chấm dứt), và đạo đế (sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.) Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất. Nếu không có một sự thông hiểu về Bốn Chân Lý Cao Quý thì chúng ta không thể tiến hành sự học hỏi và thấu hiểu một cách đầy đủ về bản chất của thực tại phù hợp với Đạo Phật. Nhưng trước nhất, tôi muốn nói rõ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng năng lực, cùng thông điệp và mục tiêu, qua đó tôi biểu lộ lòng mong muốn chân thành để mang đến những điều kiện tốt đẹp hơn cho thế giới, một thế giới hạnh phúc hơn với những con người từ bi hơn. Đây là những gì mà tất cả các tôn giáo quan trọng cùng chia sẻ.
18/07/2021(Xem: 4771)
Nơi gia đình chúng tôi sinh sống, có một nhóm người gốc BÌNH TRỊ THIÊN. Đặc tính cố hữu của bất cứ dòng tộc, quê quán nào khi người Việt đi đến đâu là luôn mang theo phong tục tập quán vùng miền cổ truyền nơi họ đã sinh ra. Đến nơi ở mới, họ cố gắng duy trì tập quán đó, vì họ thấy rất rõ phong tục tập quán chính là diền mối lễ nghĩa duy trì lễ giáo gia đình, duy trì nền nếp thiết lập hạnh phúc cho con cháu.
18/07/2021(Xem: 4950)
Tâm là một trong hai yếu tố thành lập nên con người. Tâm không phải là vật chất. Tâm trừu tượng, nên chúng ta không thể trông thấy hay sờ mó tâm được. Tuy tâm không có hình dáng như thân vật chất, nhưng không có nó thì con người không thể sống được. Tâm là những cảm xúc vui vẻ hạnh phúc, là những ưu tư phiền muộn, khổ đau, là những nhớ nhung suy nghĩ, là sự hiểu biết, là trí tuệ của con người. Những thứ này gom lại thành nguồn năng lượng sống tạo nên nhân cách của con người tốt hay xấu. Tùy theo năng lượng thiện hay bất thiện, từ đó tâm sẽ đưa ta đến cảnh giới tương ưng. Đó là cảnh giới an vui hay đau khổ, Niết-bàn hay địa ngục, Phật hay ma, tất cả đều do tâm tạo.
16/07/2021(Xem: 4844)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ:
14/07/2021(Xem: 4392)
Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói: Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]