Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật

23/07/201521:55(Xem: 12706)
Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật
Cung duong tai Khoa tu ky 27-AuChauNhật báo của thành phố Neuss tường thuật về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 27
Ngày 22.07.2015

 

Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật

Khoảng 500 người Phật Tử Việt Nam đến từ Âu Châu gặp nhau 10 ngày tại Neuss. Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với tham dự viên của Khóa Phật Pháp Âu Châu lần thứ 27 thực tập giáo lý Phật Đà.

Bài của ký giả Von Katrin Haas

Thích Như Điển và Thị Chơn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt

 

Trong những ngày nghỉ hè, khi người ta phải thức dậy lúc 5 giờ sáng, thì điều ấy không phải học sinh nào cũng làm được. Tại trường Tổng Hợp Erft, tiếng chuông báo thức vào mỗi buổi sáng sẽ được vang lên liên tục trong mười ngày. Nhưng điều ấy không phải dành cho học sinh dậy sớm, mà cho những người khách: Khoảng 500 Phật Tử hân hoan chào mừng Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu hằng năm tại Neuss. Họ xử dụng những phòng thể thao, hội trường và các lớp học của trường Tổng Hợp để làm chỗ ngủ nghỉ cho khóa tu học 10 ngày của họ.

Xin vào links xem hinh ảnh: http://viengiac.de/portfolio/khoa-tu-hoc-phat-phap-au-chau-ky-27/

&  http://quangduc.com/p222a54932/ban-tin-khoa-tu-hoc-pp-au-chau

Khóa Tu Học lần thứ 27 đã diễn ra, mỗi năm ở một quốc gia khác nhau. Vào năm 2010, trường Tổng Hợp tại Neuss cũng đã là chủ nhân. Và bởi vì lần đó vấn đề ăn ở đã thành công tốt đẹp, cho nên những Phật Tử Việt Nam khắp Âu Châu trở lại đây lần thứ hai. Người có trọng trách cho việc nầy là Đạo Hữu Phật Tử Nguyễn Gia Phước, ông đang làm việc cho thành phố Neuss. Thầy Hạnh Giới, Chi Bộ Trưởng Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, cũng nói rằng: “Chúng tôi cần rất nhiều phòng ốc rộng rãi và nơi đây đã đáp ứng được nhu cầu nầy”.

Sàn nhà của phòng thể thao được lót thảm và những tham dự viên đã ngồi xếp bằng lên trên đó trong buổi lễ khai mạc. Tất cả đều mặc y phục màu xám tro. Ở phía trước, cuối phòng thể thao, Chư Tôn Đức Tăng Ni trong những chiếc y vàng rực rỡ ngồi oai nghiêm thành ba hàng trên một bục cao. Đằng sau quý Ngài một bức minh họa lớn bằng vải được treo từ trên cao thòng xuống, những quả cam được chưng thành hình tháp, bên cạnh đó những ngọn đèn cầy lung linh ánh sáng. Một Đạo Hữu Phật Tử đã dịch lời chào mừng và cầu nguyện của Thầy Trụ Trì từ tiếng Việt sang tiếng Đức.

Ông Thomas Nickel, Phó Thị Trưởng thành phố, là một trong những vị quan khách tham dự. Ông đã hồi tưởng về cuộc chiến tranh Việt Nam và những hậu quả của nó đối với con người. Ông ta đã yêu cầu những Đạo Hữu Phật Tử hiện diện, hãy xem thành phố Neuss “như là quê hương” của chính họ. Nhân tính là một đề tài mà người Phật Tử cũng như quý vị quan khách những Tôn Giáo khác đang nỗ lực thực hiện.

Dù vậy, một ngày đối với những Đạo Hữu Phật Tử mọi nhóm tuổi được sắp đặt rất nghiêm túc: Sau thời công phu khuya lúc 6 giờ là buổi điểm tâm lúc 8 giờ, kế đó là giờ học, nó bị gián đoạn bởi thời quá đường và nghỉ trưa. Tùy theo tuổi tác, những Đạo Hữu Phật Tử được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Người lớn được chia thành 4 nhóm tùy theo kiến thức Phật Pháp của họ. “Những gì họ đã học sẽ được thực tập ngay sau đó”, ông Nguyễn giải thích. Các nhóm trẻ em và thanh thiếu niên được phép vui đùa xen kẻ giữa các giờ học. Cô Diễm Trần, 24 tuổi đến từ Berlin, đảm trách một nhóm trẻ tuổi từ 13 đến 18 giải thích rằng: “Nên tạo một không gian thoải mái để cho các em học hỏi ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam”

Không phải tất cả các em đều hiểu trôi chảy tiếng Việt, cho nên quý Thầy trong các nhóm này cũng hướng dẫn cho các em tiếng Anh và tiếng Pháp. Một thiếu nữ đảm trách chia sẻ: “Các trẻ em và thanh thiếu niên cũng nên học cho mình bản chất văn hóa nầy”. Bởi vì điều này thật quan trọng, cho nên những tham dự viên cũng học bằng tiếng Việt. “Các em rất hiếu học”, theo ông Trần.

Hết giờ học, các em vui chơi thỏa thích – chúng cũng thích đá banh hoặc đánh bóng chuyền đọ sức với những Tăng sĩ trẻ.

 

 

Xin xem tiếp hình ảnh khóa tu kỳ 27
Cung duong tai Khoa tu ky 27-AuChau (75)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2013(Xem: 9306)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9171)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 12262)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 12065)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10437)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
08/08/2013(Xem: 9257)
Hôm nay mới đến tuy còn nhọc, nhưng nghĩ tình Phật tử từ ở Ottawa lên đây chờ đợi nên tôi nói một đề tài nhỏ cho quí vị nghe hiểu, ứng dụng sống đúng với đạo lý. Đề tài tôi nói là Người giành khôn là kẻ dại, người chịu dại tức là khôn.
07/08/2013(Xem: 7116)
NUÔI BỆNH một câu chuyện để suy gẫm nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu Trang nhà Quảng Đức st Diển đọc: Tường Dinh Voice of Vietnam RADIO FM974
06/08/2013(Xem: 18878)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người. Bản chất thật sự của kiếp sống là vô thường, và cái chết không miễn trừ một ai cả. Chúng ta đã mang không biết bao nhiêu là thân xác mỗi khi chúng ta được sanh ra.
04/08/2013(Xem: 10621)
34 câu nói của người 90 tuổi
04/08/2013(Xem: 17492)
Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức Pháp hội đức Dalai Lama 14 thuyết giảng cho cộng đồng Việt Nam tại Tu viện Namgyal, Dharmasala, Ấn Độ, từ ngày 1-3/7/2013, tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và Ineedmotivation.com, tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]