Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cội Tùng Ngả Bóng: Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang

01/09/202104:35(Xem: 7302)
Cội Tùng Ngả Bóng: Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang
coi-tung-nga-bong-1

coi-tung-nga-bong-5


CỘI TÙNG NGẢ BÓNG
Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng THÍCH HUYỀN QUANG
Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

NHIỀU TÁC GIẢ
HOA ĐÀM kết tập
Lotus Media ấn hành, 2021



LỜI THƯA

Gói ghém trong tuyển tập sưu lục này, nửa phần là văn, nửa phần là ảnh, đúc nên một pho lịch sử bi tráng. Nhưng những trang sách đã không làm nên lịch sử, mà chính một đời Người, một Nhân Cách, hay Hành Trạng của một bậc Đại Tăng đã làm nên những trang sử Phật Việt mà thời thế đảo điên từng mấy bận lâm nguy, mà chẳng mất!

Ngày Kỵ Hòa Thượng năm nay, chúng con thành tâm đảnh lễ dâng chút lòng tưởng nguyện, Hoa Đàm số 13, đặc biệt kết tập những tư liệu liên quan đến sự nghiệp hoằng hóa cứu độ của Thầy lúc sanh tiền, dù vẫn biết chừng ấy đủ thấm vào đâu đối với sự nghiệp cao cả. Song, hậu học vẫn cần mượn những lời ghi chép nơi đây như một phương tiện để lần theo bước chân Người đi trước, hiển linh trong từng câu Kinh sử thâm trầm nhưng đầy Bi lực, Trí lực và Hùng lực, mong vững vàng, dìu nhau tiếp bước.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Thành kính tưởng niệm Đức Đệ Tứ Tăng Thống, GHPGVNTN, thượng Huyền, hạ Quang.

*

Tuyển tập khởi đầu bằng Hành trạng của một bậc Chân Tăng, và đóng lại ở một tập thể Đại Tăng. Thủy chung với tâm nguyện như đã từng bộc bạch, Hoa Đàm là tập san sưu lục các tư liệu liên quan cội nguồn Phật-Việt, trong đó có hình ảnh của các bậc Tăng Nhân, Cư sĩ tiền bối hữu công, việc làm này cốt chỉ mong góp thêm một bàn tay trong việc tô bồi kiến thức cho anh chị em Gia Đình Phật Tử bốn phương, mà những Anh Chị trưởng niên ở buổi khởi lập, tiếp sức cưu man, âm thầm hay công khai đa phần đã theo về chốn Tổ, như mới vừa đây, là niên trưởng Nguyên Mẫn Lê Viết Lâm.

Nhân đó, chúng em cũng nghiêng mình tưởng niệm Anh, Huynh Trưởng Cấp Dũng GĐPT Việt Nam, với lòng tri ân và thương kính xiết bao!

*

Cuối cùng, mọi Phật sự nói chung và tập san này nói riêng tất nhiên sẽ không thể hoàn chỉnh, nếu không có sự hướng dẫn, nhắc nhở, bổ khuyết của Chư Tôn Túc Tăng Già và các bậc Thiện Tri Thức xa gần, hằng quan tâm đến tiền đồ Phật Giáo Việt Nam nói chung, và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói riêng, đặc biệt với tổ chức giáo dục thanh thiếu niên GĐPTVN. Sự lưu tâm đó nhờ vào những nhận thức đúng đắn, đã trải nghiệm theo dòng sử Phật-Việt, nên phải có lý do sâu xa và ý nghĩa tất yếu!

Hoa Đàm rất mong được đón nhận mọi sự chỉ bày bằng lượng tâm bao dung của tất cả nhân duyên và thiện duyên xa gần.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát!

Nhóm Hoa Đàm




MỤC LỤC

LỜI THƯA | Nhóm Hoa Đàm

TIỂU SỬ và CÔNG HẠNH CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG

THÍCH HUYỀN QUANG, Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội

Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất | Môn đồ hiếu quyến phụng soạn

Câu liễn điếu Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang Thích Trí Quang

Thi Kệ về Tu viện Nguyên Thiều cúng dường giác linh

Đại lão HTTăng Thống Thích Huyền Quang | Thích Nhất Hạnh

Cung Bạch Giác Linh Cố Tăng Thống | Thích Quảng Độ

Về Những Bậc Thầy của PGVN Hiện Đại | Thích Phước An

Đảnh Lễ Thầy Lần Cuối | Thích Đức Thắng

Ai Điếu Cố Đại Lão HT Huyền Quang | Thích Thiện Hữu Văn Truy Niệm Giác Linh Hòa Thượng Thích Huyền Quang,

Tăng Thống GHPGVNTN của GHPGVNTN Hải Ngoại Tại UĐL–TTL | Thích Như Huệ

Điếu Văn Tưởng Niệm Đức Đệ Tứ Tăng Thống | Thích Bảo Lạc

Hình Ảnh Bậc Tôn Sư Còn Hiển Hiện | Nguyên Siêu

Giáo Dục Là Một Trong Những Vấn Đề Quan Tâm của HT Thích Huyền Quang | Thích Hạnh Bình

Nhớ Tôn Sư, Ht Thích Huyền Quang | Hạnh Cơ

Diễn Văn Khai Mạc Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền hạ Quang Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Thắng Hoan

Lời Cảm Niệm Thượng Huyền Hạ Quang, Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN | Thích Chơn Thành

Cao Hơn Thế Hệ | Lâm Như Tạng

Ai Văn Của Môn Đồ Pháp Quyến | Thích Minh Dung.

Phất Trần Một Phẩy | Tâm Quang Vĩnh Hảo

Điếu Văn Thành Kính Tưởng Niệm Và Bái Biệt Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang | Trần Kiêm Đoàn

Cội Tùng Ngả Bóng | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

Ngưỡng Vọng Cuộc Đời Và Hành Trạng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống thượng Huyền hạ Quang | Thích Nhật Tân

Tòng Lâm Thạch Trụ | Đồng Thiện.

Điếu Văn Của Ni Giới Bắc Tông Tại Hoa Kỳ Thích Nữ Tịnh Quang

Phục Bái Thượng Văn-Điếu Văn Của BHDGĐPTVN

Kính Dâng Đức Tăng Thống GHPGVNTN.

Mây Mờ Đỉnh Thứu | Thơ Thông Trí, Nhạc Như Vinh và Ký Âm Đặng Thi Ca

Thơ Điếu | Quảng Từ Vân

Những Năm Tháng Khó Khăn và Can Đảm Thị Nghĩa Trần Trung Đạo

Thư Của Bồ Tát Tại Gia Phạm Gia Bình Kính Gởi Hòa Thượng

Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Kiêm Xử Lý Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN.

Người Đi Dấu Vết Chưa Nhòa | Lê Thị Thanh Uyên.

Nét Buồn Lung Linh | Diệu Trang

PHỤ LỤC

Thông Điệp Hướng Về Thế Kỷ XXI | Thích Huyền Quang

The Message On The Advent Of The Twenty-First Century | Most Ven. Thich Huyen Quang, Translated by Ven. Thich Nguyen Chung

Huấn Từ Của Đức Tăng Thống Nhân Mùa An Cư, Pl. 2548 Thích Huyền Quang

Xây Dựng Giáo Hội | Thích Huyền Quang Và Thích Nhất Hạnh

Xây Dựng Quốc Gia | Thích Huyền Quang Và Thích Nhất Hạnh

Giáo Từ đại hội Huynh trưởng GĐPT Việt Nam kỳ VII năm 1970 | Thích Huyền Quang

Yêu Sách Chín Điểm | Thích Huyền Quang

Tuyên Cáo của Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN | Thích Huyền Quang

Tang Lễ Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (Vài Mảnh Kim Cương) Mai Tường

Thư Viết Từ Trại Giam Xuân Phước | Thích Tuệ Sỹ

Tường Trình Về Chuyến Đi Chữa Bệnh của Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang | Tuệ Sỹ

Sự Biến Lương Sơn | Tuệ Sỹ

Người Xuất Gia Đứng Trước Vương Quyền | Thích Như Điển

Lịch Sử Hành Hoạt của GHPGVNTN | Thích Nguyên Siêu

GHPGVNTN: 40 Năm Hành Hoạt | Huỳnh Kim Quang


pdf-icon
Cội Tùng Ngả Bóng: Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang

 
***
facebook
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 10743)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10238)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9879)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5547)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 7718)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
04/04/2013(Xem: 6689)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 4979)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 5883)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8557)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7530)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]