Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Đường Xa Lìa Thế Tục

15/03/201320:57(Xem: 7469)
Con Đường Xa Lìa Thế Tục

CON ĐƯỜNG XA LÌA THẾ TỤC
Philippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ

http://thuvienhoasen.org/images/upload/conduongxaliathetucVai trò của Phật giáo đối với vấnđề tính dục tùy thuộc bối cảnh và trình độ hiểu biết Đạo Pháp của người Phật tử.Kỷ cương giới luật ghi chép trong kinh sách được xem như trực tiếp xuất phát từnhững lời giáo huấn của Đức Phật, do đó thường được áp dụng chung cho tất cả cáctông phái trừ một vài ngoại lệ đối với Phật giáo Nhật bản. Tại quốc gia này sựgiữ gìn giới luật quy định cho người xuất gia không mấy khi được tôn trọng và ngàynay một số nhà sư có gia đình, họ vừa là người xuất gia vừa là học giả. Trong Luật Tạng(Vinaya) có một phân đoạn mang tên là Pratimoksha(Lời nguyện giảithoát mang tính cách cá nhân) trình bày chi tiết các giới luật quy định chungcho cư sĩ , cho các sa-di, các tỳ-kheo, cả nam lẫn nữ. Phật tử tại gia có thể nguyệngiữ năm giới luật, trong số này có ba giới luật liên quan đến thân xác : khôngtước đoạt sự sống, không tự ý chiếm giữ những gì không phải của mình, không thựcthi những hành động tính dục thiếu hạnh kiểm, nguyên văn giới luật thứ ba nhưsau : "tôi nguyện giữ giới không thựcthi hành vi sai lầm về lạc thú tính dục"

Kính trọng mình và ngườikhác

Bất cứ ai trong xã hội cũng không bị bắt buộc phải tuânthủ giới luật trên đây, thế nhưng khi đã nguyện giữ giới thì phải giữ một cáchnghiêm chỉnh : hành động giữ giới mang tính cách cá nhân, một sự tự nguyện. Phậtgiáo không nêu lên một tác phong tính dục chính xác nào để cấm đoán, nếu có thìđấy là những hành vi sai trái mang lại khổ đau cho người khác. Tại Á châu, giớiluật liên quan đến tính dục được mô tả rõ ràng hơn các nơi khác, chẳng hạn như sựrăn cấm ngoại tình, dầu sao đấy cũng chỉ là cách giới hạn bớt tính cách quá rộngrãi của giới luật về tính dục vì giới luật này chỉ răn dạy sự kính trọng chínhmình và người khác. Giới luật đó không hề ám chỉ sự đồng tính luyến ái, thật vậyđồng tính luyến ái được chấp nhận khá dễ dàng tại các quốc gia Đông nam Á.

Thế nhưng các hành động tính dục bị cấm đoán triệt để nơichùa chiền, sự cấm đoán đó được quy định tùy thuộc vào hai giai đoạn tu tập : giaiđoạn sa-di và giai đoạn tỳ-kheo đã thụ phong. Người sa-di cả nam lẫn nữ phải tuânthủ mười giới luật, trong số này có giới luật bắt buộc phải giữ gìn sự trong trắng("đoạn dục" - tứckhông được thực thi các hành động dâm dục, tính dục hay dâm ô). Người xuất giasau khi được thụ phong sẽ chính thức được xem như người đã "từ bỏ đời sốnggia đình", người ta còn gọi họ là những người tỳ-kheo (bhikkhu) hay tỳ-kheo-ni (bhikkhuni) tức là các nam hay nữ tu sĩ,họ phải chọn một lối sống đơn giản và đạm bạc. Đó là con đường quyết tâm xa lìathế tục, trên con đường đó người tu hành phải loại bỏ mọi hành vi tiêu cực và chọncho mình một thể dạng tâm thức đạo hạnh, tập trung nghị lực vào việc tu học vàthực thi Đạo Pháp (Dharma- còn gọi làCon Đường). Sự đoạn dục hoàn toàn làmột trong bốn giới luật căn bản mà họ phải tuân thủ, nếu vi phạm vào đấy sẽ bịkhai trừ tức khắc và vĩnh viễn khỏi tập thể tăng đoàn. Tuy nhiên cũng có những giớiluật kém triệt để hơn, chẳng hạn trong số này có mười ba giới cấm nghiêm trọng,nếu phạm vào đấy sẽ bị khai trừ khỏi tăng đoàn nhưng chỉ tạm thời. Trong số mườiba giới cấm ấy có sự thủ dâm, cố ý phóng uế tinh dịch, đụng chạm thân xác hay sờmó phụ nữ, nói những lời lẳng lơ hoặc hàm ý dâm dục, xúi dục người phụ nữ bán dâmhay đứng ra làm mối lái. Tuy nhiên, sự ô nhiễm ban đêm xảy ra lúc đang ngủ khôngphải là một hành động lỗi lầm.

Một người tu hành nếu có những ý tưởng thèm muốn phụ nữphải tức khắc thiền định về sự kinh tởm của thân xác (xem thêm các đoản văn tríchdẫn trong phần đọc thêm). Nếu không kiềm chế được sự ham muốn phải xin hoãn lạicác lời nguyện và hoàn tục trước khi xảy ra tình trạng không hàn gắn được [tức là bị khai trừ vĩnh viễn], xử sự như thế sẽ khôngcó ai chê trách. Ngược lại, [trong chốn chùa chiền]nếu người tu hành không khắc phục được sự cám dỗ sẽ bị khai trừ ngay khỏi tăng đoànđúng theo sự quy định của giới luật. Đối với người nữ tu giới luật cũng tương tợnhư thế không có nhiều khác biệt, tuy nhiên trong trường hợp một người nữ tu bịhãm hiếp tức ngoài sự ưng thuận của mình và không hề phát lộ sự thích thú, thìđấy không phải là một sự vi phạm quan trọng và có thể tha thứ.

Mặc dù Phật giáo Nguyên thủy chủ trương sự cấm đoán khắtkhe về tính dục, thế nhưng đời sống xã hội trong các quốc gia Đông nam Á theoPhật giáo Theravada (Nguyên thủy) lại không quá khắc nghiệt nếu các tác phong tínhdục không mang tính cách hung bạo và ngoại tình gây ra khổ đau cho người khác,( Philippe Cornu).

Các đoản văn đọc thêm

Sự xa lánh thế tục của vị Bồ-tát
trước khi thành Phật

Trong khi nghe các nhạc công đàn hát để giải khuây, ngườiBồ-tát [tức là Đức Phật tương lai] ngủ thiếp đi.Cả đoàn hát cũng mệt lả và lăn ra ngủ. Bỗng nhiên người Bồ-tát giật mình thứcgiấc nhìn thấy các nữ nhạc công vẫn còn đấy, họ tựa người vào nhau, quần áo xôlệch để lộ những thân hình tương tợ như những bức tượng gỗ, nước mũi thò lò,hai mắt sưng lên như đang khóc, nước dãi lòng thòng chảy ra từ miệng, đàn và sáovung vãi trên mặt đất. Người Bồ-tát bàng hoàng nhìn thấy toàn thể cung điện chẳngkhác gì một nấm mồ và thốt lên ba lần : "Bất hạnh thay ! Bất hạnh thay! Taphải rời bỏ chốn này ! Trước đây ta vẫn quyến luyến với cung điện nơi vua cha củata đang trú ngụ, thế nhưng hôm nay nó lại hiện ra với ta như thế này đây!".Người Bồ-tát cảm thấy kinh tởm và thốt lên : "Bất hạnh thay !", và từđáy sâu thẳm của lòng người Bồ-tát hiển hiện lên niềm khát vọng được từ bỏ tấtcả.

TríchtrongLuật Tạng của học phái Mahisasaka (một học phái Phật giáo xưa, thành lập vào thế kỷ thứ II trướcTây lịch)do André BAREAUtrích dẫn trong quyển En Suivant Bouddha(Theo vết chân Phật), NXB Philippe Le Beau, 2000.

Suy tư
về tính cách ghê tởm củathân xác

Thây ma thật ghê tởm : thân xác của người sống cũng chẳnghơn gì ! Người du-già nên xem thân xác là những gì kinh khiếp và phải luôn nhớđến điều ấy. Có ba mươi hai thứ ghê tởm thuộc màu sắc, hình tướng, mùi hôi, vịtrí và sự phân bố [các đối tượng nhận biết của giác cảm].Vật chất đào thải từ thân xác thật ghê tởm và nhơ nhớp. Các thành phần chống đỡthân xác cũng thế. Giống như một con giòi sinh ra từ một đống uế tạp, thân xácđược hình thành từ sự dơ bẩn. Bên trong thân xác chất chứa những thứ ô uế tươngtợ như một hố phân. Chất ô uế thấm ra ngoài giống như dầu thấm qua một cái bìnhbằng đất. Thân xác là một ổ sâu bọ, không khác gì một đống rác. Thân xác giốngnhư một mụt nhọt, một căn bệnh hay một vết lở loét không chữa lành được, ghê tởmvà bạc nhược chẳng khác gì một xác chết.

ASUBHANUPASSANA[phép Quán bất tịnh : một phép tu tập của Phật giáo cổtruyền (nguyên thủy) hướng vào sự suy tư về 32 thành phần ô tạp của thân xác]do Philippe Cornu trích dẫn và dịch từ bản gốc.

Một vài giới luật về tính dục
dành cho người xuất gia

Parajika thứ nhất[kinh sáchtiếng Hán dịch chữ Parajika là Đại giới có nghĩa là các giới cấm quan trọng nhất]: Không được giao hợp tính dục.

Nếu một tỳ-kheo đưa cơ quan sinh dục của mình vào một cơquan sinh dục, vào hậu môn hay vào miệng của một người khác dù là đàn ông hay đànbà, hoặc đưa cơ quan sinh dục [của người khác]vào miệng mình hay hậu môn của mình, [hoặc đưa cơ quansinh dục của mình vào cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng] của một con thúhay một thây ma, dù chỉ sâu bằng chiều dài của một hạt mè, người tỳ-kheo ấy sẽmất hết cương vị của người tu hành.

Dù cho người tỳ-kheo quấn cơ quan sinh dục của mình bằngbăng vải, trong một cái bao, ăn mặc theo người thế tục, hoặc trần truồng, dù khôngcảm nhận một sự thích thú nào, cũng đều mất hết cương vị của người tu hành.

Mười trường hợp sau đây không phạm tội trọng đại : khingười tỳ-kheo đang ngủ và hoàn toàn không ý thức là mình đang giao hợp khi chuyệnđó xảy ra ; khi mình không đồng lõa ; khi mình bị bất tỉnh hay điên rồ ; trongtrường hợp bị ma quỷ ám ảnh và không chủ động được mình [...] ; hoặc trước khithệ nguyện giữ giới có phạm vào các hành động ấy.

Sanghadisesa thứ nhất[Sanghadisesalà các lỗi lầm phải đưa ra trước hội đồng tăng đoàn để xét xử và bị tạm thờikhai trừ] : Không được cố tình phóng thải tinh dịch.

Nếu người tỳ-kheo thủ dâm hay nhờ người khác thủ dâm đểphóng thải tinh dịch, phải đưa ra hội đồng tăng đoàn. Người tỳ kheo không được cốtình trân quý cơ quan sinh dục của mình, không được sử dụng nó như một công cụ,hoặc để lòng thòng. Nếu phóng thải tinh dịch dù thật vô nghĩa chỉ đủ cho con ruồiuống một ngụm [...] cũng phạm vào lỗi lầm sanghadisesa.

Thế nhưng, xuất tinh khi đang ngủ và đang nằm mơ, không cólỗi lầm gì. Nếu trong khi đại tiện tinh dịch són ra ngoài ý muốn của mình, khôngcó lỗi lầm gì. Khi giữ vệ sinh cơ quan sinh dục hoặc khi bôi thuốc, một chúttinh dịch nhỉ ra và mình không cảm nhận sự thích thú, không có lỗi lầm gì.

Sanghadisesa thứ tư: Không được đề nghị làm tình với mộtngười phụ nữ.

Nếu người tu hành nghĩ đến dâm dục và đề nghị với một ngườiđàn bà một cách sỗ sàng hành động giao cấu - với mình hay với một người khác - sẽbị đưa ra hội đồng tăng đoàn. Nếu người tu hành nói với một phụ nữ là các cô gáinào muốn tái sinh trong các điều kiện thuận lợi phải hiến thân cho mình sẽ phạmvào lỗi lầm sanghadisesa thứ tư.

THE MANUAL OF THE BHIKKHU(TẬP SÁCHGIÁO KHOA CỦA NGƯỜI TỲ-KHEO), Ven. DHAMMA SAMI, 2002, Philippe Cornu dịch từbản gốc tiếng Anh.


(Trích đoạn:
KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC"
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011
)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/12/2010(Xem: 6429)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 5588)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 18035)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 11702)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 8133)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 11605)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 26784)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 12947)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
23/11/2010(Xem: 7099)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
22/11/2010(Xem: 15773)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]