Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có tiếng nhưng không có miếng

07/03/201306:27(Xem: 7200)
Có tiếng nhưng không có miếng

Co tieng


Ở đời, chúng ta thường thấy có người bên ngoài dáng vẻ giàu sang, thành công, đi xe sang trọng, nhà ở thật đẹp. Nhưng trên thực tế, họ rất chật vật trong đời sống hàng ngày. 

Tôi có một anh bạn quen, sang Mỹ chỉ mới hơn 5 năm mà đi xe hiệu BMW và ở nhà trong khu đắt tiền, cao cấp, lên đến bạc triệu. Hỏi ra thì anh chỉ cười buồn và than rằng lúc nào cũng bận rộn, không có thời gian rảnh. Sau này mới biết rằng anh làm 3 việc (job) cùng một lúc để có thể xoay xở trả cho căn nhà sang trọng và chiếc xe đắt tiền kia. 

Bề ngoài trông anh giàu có, nhưng bên trong anh thật sự túng thiếu quanh năm. Chắc bạn cũng muốn biết tại sao họ phải làm vậy? Mình có cơm ăn cơm, có muối thì ăn muối, có sao đâu! Mặc cảm nghèo nàn, thua thiệt đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp này. 
Hình như chúng ta khoe khoang sự giàu sang, thành đạt của mình để tìm kiếm một lời khen thưởng, một sự thán phục từ bên ngoài. 
 
Nghĩa là, mình làm cật lực, nhọc mệt cả đời để đổi lại những ganh tức, bực bội của người bên ngoài vì họ không có những thứ mình đang hưởng thụ. Chạy theo danh vọng, tiền tài thì chẳng phải là điều gì mới mẻ!  Hầu như đa số cho rằng đó chính là mục đích sống của mình, dù phần lớn không ai muốn nói ra vì sợ bị chê là thiển cận, tham lam.

Dù biết là thế, nhưng ai cũng cứ cho là ‘hữu danh thì hữu thực’ nên mọi người cứ bon chen, bươn chải tìm kiếm vật dục, giàu sang bên ngoài. Có người dù đời sống trong gia đình thật là nhọc nhằn, vất vả nhưng vẫn cứ chạy theo đua đòi vẻ bề ngoài, và tìm mọi cách che giấu cái khổ đau, nhọc mệt mà mình và gia đình đang gánh chịu. Giống như một người nghiện rượu, dù biết rằng thói hư, tật xấu này sẽ chỉ mang lại niềm vui tạm bợ, và sẽ dìm mình xuống hố khổ đau về sau, nhưng vẫn tìm cách biện hộ, bào chữa rằng là mình chỉ uống cho vui, để giải sầu. Rồi đến một hôm, bừng tỉnh nhìn lại, người ấy mới thấy mình thực là ‘hữu danh, vô thực’.

Nếu bạn đi hỏi thử 100 người ngoài đường, ai cũng nói họ cần tiền, cần danh lợi vì những thứ này sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Có ai đó nói rằng: sống đời xứng đáng, có hạnh phúc không thể đo lường bằng tiếng tăm, tiền tài, hay vật chất mà bằng hạnh phúc, yêu thương mình trao đổi trong đời. Đó là nói về mặt vật chất. Phần tâm linh, cũng không ngoại lệ. 

Có người tu tập nhưng chỉ chuộng dáng vẻ bề ngoài nên thỉnh thoảng có người cười nhạo bằng câu: ‘Đường đường tăng tướng, dung mạo khả nghi!’ Dù biết rằng ‘chiếc áo không làm nên thầy tu’ nhưng với vẻ ngoài đạo mạo họ lầm tưởng rằng làm vậy sẽ được mọi người nể trọng.

Thực ra, Đức Phật không ngăn cấm việc làm giàu và cầu danh nếu những thứ này thực sự mang lại hạnh phúc, an lạc cho mình, và cho người. Như trong kinh Pháp hoa, phẩm Tựa thứ nhất:  Ngài Văn Thù nói rằng ngài Di Lặc trước kia là Cầu Danh Bồ-tát nhưng vẫn giữ trọn công hạnh Bồ-tát lợi mình, lợi người, và sau cùng, vẫn thành Phật. Vả lại, những trưởng giả giàu có trong thời Đức Phật tại thế, như ông Cấp Cô Độc, đã đóng góp, cúng dường, xây dựng tịnh xá cho chư Tăng. 
 
Nhờ vậy mà Phật pháp được tuyên dương, hưng thịnh. Công lao của các vị đại thí chủ này thật là đáng tán dương và vô cùng to lớn về mặt góp phần tạo dựng, phát huy, và duy trì văn hóa Phật giáo ở Ấn Độ thời đó. 
Phải nói rằng, nếu không có những đại thí chủ giàu có như vậy đóng góp thì việc phát triển Phật pháp khó khăn hơn nhiều!

Chúng ta không phải khao khát thành danh để được mọi người ca tụng, khen tặng. Chúng ta cũng không khao khát xem mình là một người ‘làm cái gì cũng được, cũng thành công’. Sở dĩ mình không khao khát được vậy vì mình hiểu rằng những cái mình mong mỏi đó sẽ khó mà mang lại hạnh phúc, an lạc bền lâu cho chính bản thân mình. 
 
Khi mình đánh giá bản thân qua những việc mình làm, giá trị hay không giá trị, mình đang phụng sự cho cái bản ngã của chính mình. Mình sẽ không bao giờ thỏa mãn sự đòi hỏi của bản ngã. Ngược lại, rất là đau khổ khi mình nếm mùi thất bại. Giá trị thật không phải ở chỗ mình thành công được cái gì, mà là mình có đang thật sự sống và cảm nhận sự thành công đó, hay ngay như cả thất bại, của chính mình. 

Trong kinh Trung bộ (kinh Thí dụ lõi cây), Phật dạy rằng: ‘Mục đích chính của đời sống phạm hạnh là tâm giải thoát bất động, đối với mục đích này thì tất cả những lợi lạc khác chỉ là cặn bã’ (Ni sư Trí Hải tóm lược). Như vậy, muốn sống thật với tâm giải thoát bất động mình phải hiểu rõ mình là ai, và sẽ không để bị tám ngọn gió đời (bát phong), lợi suy, vui khổ, vinh nhục và khen chê làm rúng động. Tình thực mà nói để tâm không bị tám ngọn gió đời lay chuyển là một điều rất khó làm! 
 
Như trong trường hợp của thi hào Tô Đông Pha (1037-1101) gởi tặng cho Thiền sư Phật Ấn (1032-1098), một bài thơ ông sáng tác: 

Thân tâm cúi lạy đấng Chí Tôn 
Hào quang tỏa sáng khắp càn khôn 
Tám ngọn gió đời lay chẳng động 
Thân tọa đài sen nét nghiêm trang. 

Sau khi làm xong bài thơ này, Tô Đông Pha rất hài lòng bèn cho người đem tặng Thiền sư Phật Ấn đang ở chùa Kim Sơn. Sau khi Thiền sư Phật Ấn xem qua bài thơ, bèn lấy bút phê vào hai chữ ‘’phóng thí’’ (có nghĩa là đánh rắm) và gởi lại cho Tô Đông Pha. Nhận thấy lời phê của Thiền sư Phật Ấn, Tô Đông Pha đùng đùng nổi giận vội bươn bả vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội Thiền sư Phật Ấn. 

Gặp nhau ở bến sông, Tô Đông Pha lớn tiếng trách: 

- Bài thơ tôi sai sót ở chỗ nào mà ông phê vào hai chữ “đánh rắm” kia. 

Thiền sư Phật Ấn cười xòa: 

- Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ cần một cái “đánh rắm” thôi đã bay sang sông rồi. 

Đến lúc ấy, Tô Đông Pha mới hiểu rằng tâm mình rõ ràng chưa bất động. Cho nên Thiền sư Hoàng Bá có dạy: 
 
Nếu không một phen sương thấm lạnh. 
Hoa mai đâu nở ngát hương thơm. 

Ông bà mình cũng có câu: ‘Có thực mới vực được đạo’. Nên nếu chỉ hiểu nghĩa của đạo thì vẫn chưa đủ. Phải biết sống với đạo thì mới có thể ‘vực được’ đạo! Trong kinh Tăng chi bộ (kinh Tùy chuyển thế giới, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật có dạy cách sống đạo như sau: ‘Đây là đặc thù, này các Tỷ-kheo, đây là thù thắng, đây là sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp.

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng,
Chỉ trích và tán thán,
An lạc và đau khổ,
Những pháp này vô thường,
Không thường hằng, biến diệt,
Biết đúng, giữ chánh niệm,
Bậc trí quán biến diệt.
Pháp khả ái, không động,
Không khả ái, không sân,
Các pháp thuận hay nghịch,
Được tiêu tan không còn’.

Vì không còn bị ám ảnh bởi cái bả danh vọng, lợi dưỡng chúng ta sẵn sàng mở lòng chấp nhận con người thật của mình, xấu có, tốt có, và cũng chấp nhận bất cứ cái gì đến với mình, thành công hay thất bại. Mình không để sự thôi thúc của sự hám danh hám lợi, từ bên ngoài lẫn bên trong, làm chủ, mà trở về tập trung sống thực với chính mình.

Mình có sự tự do để chọn lựa giữa hiểu biết, yêu thương và sợ hãi, oán hận. Bất cứ những trải nghiệm, hay hoàn cảnh nào mình có sự chọn lựa đó. Sợ hãi, âu lo sẽ khiến mình giới hạn sự tự do chọn lựa, và giới hạn niềm tin của mình vào bản thân. ‘Tôi muốn làm cái đó nhưng sợ làm không nổi’. Sự hiểu biết cùng yêu thương, ngược lại, khuyến khích chúng ta thử nghiệm khả năng mình, và không coi giá trị của bản thân mình là do kết quả của sự thành công hay thất bại. Mình đang tu tập cái tâm giải thoát bất động mà Phật dạy ở trên, không để cho thành bại quyết định con người mình.

Như vậy, sống có tiếng tăm, danh vọng nhưng thực chất không an lạc không phải là mục đích của đời người, và cũng không phải là những lời dạy bảo của Phật. Thà là mình sống không ai biết nhưng vui vẻ, tươi mát. Các pháp thuận hay nghịch là pháp luôn biến diệt, không thường còn. Tiếng tăm, danh vọng, lợi dưỡng cũng vậy, chúng đến rồi lại đi. Nếu sống với những cái giả tạm, mà cho là hạnh phúc thật sự, sẽ chỉ làm cho mình thêm đau khổ mà thôi! Cho nên, người nào hiểu đạo sâu sắc sẽ thấy danh lợi bề ngoài chỉ là ảo tướng.

Lại lẩn thẩn vào thế giới: ‘Biết rồi! Khổ lắm nói mãi!’. Dù biết vậy, nhưng cái thế giới vật chất càng ngày càng lớn mạnh. Nó đang dần chiếm mất cái nét đẹp của tâm linh, tình người, nhân nghĩa… Thế giới chúng ta đang sống không còn mênh mông to lớn nữa. Mà giờ đây thế giới đang thu nhỏ dần qua những phương tiện truyền thông hiện đại, như mạng internet, và luôn cả phương tiện giao thông, như máy bay càng ngày càng nhiều. 

Chính vậy mà việc hưởng thụ dục lạc, danh vọng và lợi dưỡng cũng tăng theo cấp số nhân. Những hình thức bề ngoài, dù không có gì xa lạ nhưng rất thịnh hành và phổ biến vì chúng ta đang tận mắt chứng kiến khắp nơi trên thế giới, qua mạng truyền thông, những cảnh sống xa hoa, phù phiếm. Nhưng mình có biết đâu rằng: Đó chỉ là những nét đẹp bề ngoài. Còn con người thật bên trong có hạnh phúc hay không, lại là chuyện khác! 

Theo nhân sinh quan của đạo Phật, chúng ta cùng nương nhau mà tồn tại. Hạnh phúc của người này, có thể, là nhân làm sinh ra hạnh phúc cho người kia. Nếu chúng ta cứ chật vật chạy theo những danh lợi, hạnh phúc, tiếng tăm giả tạm bên ngoài, và chà đạp lên mọi giá trị, đạo đức làm người, mình đang làm một khuôn mẫu xấu, ảnh hưởng đến người khác và, có thể, cho cả thế hệ mai sau. Cho nên, có đôi lúc mình cần những sự giúp đỡ để vượt qua những khó khăn, chướng ngại. 

Mỗi lần nhờ sự giúp đỡ của người khác, nếu mình không để cho cái cảm giác thấy mình bất lực, yếu kém xâm chiếm, mình đang mở rộng lòng đón nhận con người thật của mình. Chấp nhận sự thật và thôi tìm kiếm những giá trị ngoài bản thân mình, và đôi khi mình phải đầu hàng với sự thật, là một quá trình đầy khó khăn, phiền não. Nhưng nếu chúng ta biết dừng lại, lắng nghe bản thân mình, và hết lòng ôm trọn những khiếm khuyết và tốt đẹp của con người mình, và trở về bản chất chân thật của mình, thì đây mới chính là chỗ mình tìm thấy sự hạnh phúc và an lạc thật sự.

Thiện Ý


1 phat hoc.jpg
 
Giá trị thật không phải ở chỗ mình thành công được cái gì, mà là mình có đang thật sự sống và cảm nhận sự thành công đó - 
Ảnh minh họa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2018(Xem: 4887)
Có những lúc lòng mình sẽ hoàn toàn xúc động và chân tay như rụng rời , một niềm hỷ lạc vô biên từ đâu tràn ngập chiếm khắp cả không gian và thời gian mình đang hiện diện khi đọc được những bài viết thật đúng theo căn cơ và sự hiểu biết của mình đang muốn vươn tới ...
15/09/2018(Xem: 5819)
Lúc đào hố bỏ đất phân để trồng bụi hoa leo Sử Quân Tử phía bên ngoài tường ở góc trái căn nhà mới, tôi đã thấy nó. Nó là một đoạn dây lá tươi xanh mơn mởn, chỉ dài khoảng hai gang tay, bò trên khoảnh cát vàng trên lô đất trống đang chờ một cuộc giao dịch mua bán thông suốt chuyển giao sở hữu.
12/09/2018(Xem: 9279)
Chương trước quan tâm chính yếu với hai chướng ngại đến một sự thực tập chính đáng khi lâm chung – đau khổ tràn ngập và những hiện tướng sai lầm làm sinh khởi tham luyến, thù oán, hay rối rắm. Trong khi tìm cách để tránh hai chướng ngại này, ta cũng cần phát sinh những thái độ đạo đức bằng việc nhớ lại sự thực tập của chúng ta. Khi không còn hy vọng gì được nữa cho kiêp sống này, khi các bác sĩ đã buông tay, khi những nghi lễ tôn giáo không còn hiệu quả nữa, và khi ngay cả những người bạn và người thân của ta từ trong đáy lòng đã không còn hy vọng, thì ta phải làm những gì có ích. Ngay khi ta có chánh niệm, thì ta phải làm bất cứ điều gì ta có thể giữ tâm thức chúng ta trong một cung cách đạo đức.
12/09/2018(Xem: 10540)
Sáng ngày 8/9/2018, tại chùa Linh Quy Pháp Ấn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ đã có mặt tại khuôn viên bổn tự với hơn 500 quý Phật tử nhóm Mây Lành. Đến với chương trình tu tập - dã ngoại tháng 9/2018 do nhóm Mây Lành tổ chức, đại chúng đã cùng thực tập niệm Bụt, niệm danh hiệu Bồ-tát, trì chú và hát đạo ca với ban nhạc Mây Lành qua âm hưởng của các pháp khí.
10/09/2018(Xem: 7671)
Sau khi mãn khóa Tu học Phật Pháp Châu Âu kỳ thứ 30 tại thành phố Neuss Đức Quốc, tổ chức trong 10 ngày từ 23.07 đến 01.08.2018, trở về lại trụ xứ, tôi được thông báo Hòa Thượng Thích Bảo Lạc có tâm ý muốn về chùa Bảo Quang Hamburg, thuộc miền Bắc nước Đức để vấn an sức khỏe Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm thương kính của chúng tôi.
09/09/2018(Xem: 7191)
PHÁP THOẠI TRONG ĐÀN LỄ KHÁNH TẠ MỘC BẢN KHẮC CHÚ LĂNG NGHIÊM Người giảng: Đại Đức Thích Vân Pháp Phiên tả: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh. Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Ngưỡng bạch chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh đàn tràng. Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Kính thưa chư Tôn Thiền Đức trú xứ chùa Pháp Vân, thành phố Đà Nẵng.
05/09/2018(Xem: 7815)
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
03/09/2018(Xem: 12424)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
03/09/2018(Xem: 5190)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7706)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]