Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo

12/02/201304:37(Xem: 6530)
Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo

Ý NIỆM TẤN PHONG GIÁO PHẨM TRONG PHẬT GIÁO

Thích Tâm Mãn

tanphong_maedLìabỏ ngai vàng quyền uy, xem nhẹ công danh chức tước, thoát khỏi cảnh trần nhung hoa gấm lụa, vợ đẹp con ngoan, Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia học đạo, khai sáng chân lý tối thượng thừa, thành đạo Bồ đề, tựgiải thoát mình, đại từ phát nguyện cứu độ giải thoát hết thảy chúng sanh, xa lìa cảnh đời ô trọc phiền não, đạt đáo cứu cánh Niết Bàn tịch tịnh.

Đức Thích Tôn từ thuở nơi vườn Lộc Uyển đại khai Thánh giáo chuyển hoá quần cơ, độ năm anh em Kiều Trần Như xuấtgia làm Tăng, Tăng Già được thành lập, đánh dấu cho sự trọn vẹn của TamBảo, Phật Pháp Tăng hiện hữu trên thế gian. Trãi qua hơn 2000 năm hình thành và phát triển danh xưng Tăng Già từ chỗ đơn thuần chỉ là tên gọi cho tu sĩ Phật Giáo, thuận theo nhân duyên và sự phát triển của Phật Giáo cũng như cơ duyên hoá độ chúng sanh đã phát triển tạo nên những danh xưng chức vị khác trong Phật Giáo, hàm chứa đầy đủ phẩm vị và ý nghĩa để phục vụ cho sự hoằng pháp độ sanh của Đạo Phật.

Trong những danh xưng của Tăng đoàn PhậtGiáo có hai danh xưng được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chọn là chức vị Giáo Phẩm để tấn phong cho các bật Tôn đức Tăng Ni hữu công với Đất nướcvà Giáo hội. Đó là danh xưng Hoà Thượng và Thượng Toạ cho bên Tăng, cònNi Trưởng và Ni sư cho bên ni.

Kính nghe các bậc Thiền Lâm Cổ Đức thường dạy rằng: "Chức vị trong Phật Giáo không dùng để thể hiện uy quyền hay địa vị cũng không hàm chứa chút danh lợi nào hết, mà chức vị trong Phật Giáo là để nhắc nhở cũng như sách tấn những người con Phật, khi được tấn phong, phải luôn luôn phát tâm dõng mãnh hơn nữa trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, phải luôn tinh tấn cố gắng nhiều hơn nữa trênbước đường tu tập giải thoát, phải chuyên tâm tu tập để dẹp đi bản ngã của chính mình, cần cầu đạt đến cảnh giới vô ngã vị tha của quả vị Phật,nếu hiểu và làm được được như vậy mới xứng danh con nhà họ Thích, khôngthẹn lòng là Thánh chủng tương lai."

Vì danh xưng Hoà Thượng theo trong Luật Thiện Kiến Phật dạy: “Hòa Thượng là Người, biết không làm điều tội lỗi và biết làm điều không sanh tội lỗi thì người đó được gọi là Hòa Thượng”.

Tu hành thực hiện được như lời dạy trên thì giáo phẩm Hoà Thượng là một bài học chứ không phải là chức danh, vì trong đó không có một lời nào dạy người được tấn phong Hoà Thượng phải như thể nào để thể hiện về địa vị hay ý niệm về quyền uy của chính mình mà ngược lại phải tu hành như thế nào để không làm cho tự mình phải phiền não và chúng sanh vì mình mà sanh phiền não.

Lại nữa trong Hoa Nghiêm Âm Nghĩa của Ngài Huệ Uyển chép: “Danh từ Hòa Thượng có nghĩa là bậc Tôn sư làm nơi chốn để cho đệ tử thân cận và học hỏi, còn được gọi là Thân Giáo Sư”.

Đức Phật là Đại Hoà Thượng vì Ngài đã làthầy của trời, người và theo sự định nghĩa trên đây thì những vị Tôn đức là đệ tử Phật khi được tấn phong Hoà Thượng thì cũng phải như Phật vậy, đều nên thành tựu các công đức như Phật đễ trở thành những bậc tôn sư khả kính, và đang trên bước đường đi đến thành tựu quả vị như Phật là“Thiên Nhân Sư”.

Lại nữa trong Liễu Minh Luận Chánh Truyện chép: “Hoà Thượng có nghĩa là bậc mô phạm, là chổ cho mọi người nương theo vị đó mà học giới định huệ, người nào đủ các công đức như vậythì vị đó là Hòa Thượng vậy”.

Ngày nay cách Phật rất xa, chúng ta lại là những chúng sanh sống trong thời mạt pháp, luôn luôn lúc nào cũng cầnmột vị minh sư dẫn dắt tu tập, thì những vị Tôn đức được tấn phong giáophẩm Hoà Thượng đều là những bậct thạch trụ trong tòng lâm, đại trí trong thiền uyển, cụ túc giới định tuệ, là bậc mô phạm đáng để chúng ta nương theo tu tập, ý nghĩa về phẩm vị Hoà thượng còn nhiều và nhiều nữa,nhưng chung quy chỉ là phương châm cũng như đạo lý tu học, dẫn dắt chúng sanh cũng như tự thân đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Danh xưng Thượng Toạ theo trong Kinh Phật dạy: “Này các Tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng Tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước, hay họ xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người,ta mới gọi vị ấy là Thượng Tọa”.

Bình đẳng tâm là chơn lý tối diệu để chochúng ta xa lìa phiền não, tu học thấu đạt được chánh pháp mới là mục đích tối thượng để người học Phật phấn đấu, khi thực hiện được tâm khôngcòn chấp có giai cấp nữa thì chúng ta dễ dàng được dự vào hàng thánh chúng, khi ta xa lìa chấp trước vào địa vị thì chúng ta dễ được thể nhậpvào Phật vị.

Cho nên hết thảy hình thức danh lợi địa vị của thế gian đều là chướng ngăn thánh đạo, người được tấn phong Thượng Toạ phải luôn tự nhận ra và nhắc nhở mình phải tránh xa và lìa bỏdanh lợi và địa vị chuyên tâm tu học rốt ráo chứng được giáo nghĩa Đại thừa và mục đích cuối cùng là được Đức Phật xoa đảnh thọ ký vào hàng Dự lưu.

Ngày xưa trong Tăng đoàn của Phật những bậc Tôn đức được tôn xưng là Thượng Toạ thường là các vị Tăng tu hành lâu năm giới đức thanh cao và đã thành tựu được bốn tiêu chuẩn đạo hạnh:1. Đức hạnh cao; 2. Nắm vững tất cả giáo lý căn bản của đạo Phật; 3. Nắm vững các phương pháp thiền định; 4. Người đã diệt ô nhiễm, phiền nãovà đạt được giải thoát.

Qua đó ta có thể nhận chân được ý nghĩa chức danh Thượng Toạ, đâu có gì là địa vị, cũng chẳng có gì là quyền uy,tất cả đều là một vị giải thoát, đều là những bài pháp để người được tấn phong luôn luôn tinh tấn và phát nguyện tu trì để con đường đi đến thánh đạo của tự thân mình ngày một gần hơn, hoá độ dẫn dắt những chúng sanh theo mình tu tập thêm vững lòng tin, Phật Pháp ngày thêm hưng thịnhthì mới cụ túc ý nghĩa danh xưng cũng như phẩm vị mà mình đã được tấn phong. Giáo phẩm Ni Trưởng và Ni sư của bên ni cũng hàm chung một ý nghĩa như phẩm vị giáo phẩm Hòa Thượng và Thượng Toạ bên Tăng.

Qua đó chúng ta hiểu rằng khi được tấn phong giáo phẩm là giáo hội cũng như chư Tôn thiền đức đã giao thêm trọng trách cũng như lộ trình tu học mà tất cả những ai được tấn phong phải phát tâm thực hiện, có như vậy thì mới xứng danh là hàng Tôn đức giáo phẩm của giáo hội, nêu tấm gương sáng cho hàng hậu học nương theo để tu học cũng như hoằng pháp, khuyến hoá Tăng ni có trách nhiệm và bổn phận hơn đối với Đạo Pháp, với Dân Tộc và đối với chúng sinh, phải tinh tấn tu hành, làm được như vậy thì thật xứng đáng là thạch trụ của tòng lâm và không thẹn với giáo phẩm mà nình đã lãnh thọ.

Theo ý niệm của Phật Giáo, người được tấn phong giáo phẩm là người luôn phải phát nguyện cố gắng hết sức tinh tấn tu hành, hoằng pháp lợi sanh, thực hiện những lời Phật dạy, không phụ lòng sự tin tưởng giao phó của chư Tôn đức cũng như giáo hội, người được tấn phong trong lòng luôn luôn ý thức báo ân của Tam Bảo, thâm ân của giáo hội, ân sâu của tổ quốc của dân tộc và cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình để thành tựu một người con ưu tú của Phật Giáo


Thích Tâm Mãn
(Chùa Minh Thành)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2012(Xem: 6738)
Điều 1- Người Phật tử chân chính, trước khi làm gì và đi theo quan điểm của ai, chúng ta cần phải tìm hiểu, suy tư chiêm nghiệm, sau khi thấy rõ lợi ích thiết thực, không làm tổn hại người vật, ngay khi đó chúng ta mới tin và bắt đầu thực hành theo.
07/07/2012(Xem: 9245)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
06/07/2012(Xem: 9627)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
05/07/2012(Xem: 15208)
Truyen Tam Phap Yeu Giang Giai
05/07/2012(Xem: 8092)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
04/07/2012(Xem: 9327)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
01/07/2012(Xem: 15191)
Ai mong ước trở về Chân-Thiện-Mĩ Cũng phải vào nguồn tỉnh thức tâm linh Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
26/06/2012(Xem: 7973)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 13414)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
24/06/2012(Xem: 14338)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]