Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc

23/07/201504:18(Xem: 11169)
Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc

 

 

 

 Thubten Chodron

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc 

SEVEN  TIPS  FOR  A  HAPPY  LIFE 

Ni Sư Thubten Chodron   

Ghi Âm:  Colette Janning
Biên Tập:  Debbie Tan
Biên Tập Dự Án: Esther Thien
 
Chuyển Ngữ Tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh
2015


 

 

Ghi Nhận

 

 

Chúng tôi vô cùng biết ơn NXB, Tu Viện KONG MENG SAN PHOR KARK SEE đã hoan hỷ cho chúng tôi quyền được chuyển ngữ quyển sách Anh ngữ này qua Việt ngữ và được quyền phát hành sách dưới dạng sách ấn tống.

 

 

Sách Này Không Bán

Mọi hình thức sử dụng của bản dịch, xin liên lạc với người dịch tại [email protected].  Xin cảm ơn!

 

 Kong Meng San Phor Kark See Monastery

Dharma Propagation Division

Awaken Publishing and Design

88 Bright Hill Road, Singapore 574117

Tel: (65) 6849 5342

E-mail: [email protected]

Website: www.kmspks.org

1st Edition, May 2015 | 3,000 copies

ISBN 978-981-09-5589-2

© Kong Meng San Phor Kark See Monastery

E7TIPS-0101-0515

 

 

 

Nếu không còn cần dùng đến sách, xin vui lòng chuyển tặng người khác.  Đức Phật đã dạy, pháp thí vượt trội mọi thứ bố thí khác!  Nguyện cho tất cả chúng sanh đều được biết đến Phật pháp.


 

 

 

Mc Lc

 

 

  Sống Chân Thật

 

  Quán Sát Động Lực Của Bạn

 

 Thiết Lập Ưu Tiên

 

 Sống Điều Độ

 

 Hãy Là Bạn Của Bản Thân

 

 Tất Cả Không Phải Về Tôi

 

 Vun Trồng Một Trái Tim Nhân Hậu

 

 

Kết Luận


Về Tác Giả

 

   Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles.  Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971.  Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles.

  Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche.  Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan.  Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan.

   Ni Sư Thubten Chodron thành lập và trụ trì tu viện Sravasti, thuộc tiểu bang Washington, Mỹ.

  

Trong quyển sách này Ni Sư chia sẻ bảy bí quyết để sống hạnh phúc với các Phật tử trẻ tại Singapore. Dựa trên kinh nghiệm bản thân, Ni Sư Chodron đã đưa ra nhiều phương cách để giúp các Phật tử trẻ người Singapore ghi nhớ trong tâm mà thực hành và thực sự có được một cuộc sống hạnh phúc.

 

***

Độc giả thân mến,

 

   Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy!  Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa. 

 

1.     Sống Chân Thật:

   Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.  Ta cố gắng tỏ ra tốt đẹp và làm cho người khác nghĩ về ta một cách tích cực.  Ta bỏ nhiều thì giờ cố gắng để là cái mà ta nghĩ người khác muốn mình phải là như thế, nhưng điều này khiến chúng ta trở nên hoang mang, vì mỗi người lại đòi hỏi ta phải là một thứ gì đó khác.  Bên cạnh đó, động lực gì thực sự khiến ta cố gắng để là cái mà ta nghĩ là người khác muốn ta phải là như thế?

 

  Chúng ta có hành động với lòng chân thật, hay chúng ta đang cố gắng làm thế để lấy lòng mọi người?  Ta có đang đóng kịch, diễn trò để người khác nói tốt về mình?

 

   Chúng ta có thể đóng kịch, tạo nên những hình ảnh cá nhân khiến người khác tin rằng ta là như thế.  Tuy nhiên, điều đó không có một ý nghĩa thực sự nào trong cuộc sống của chúng ta, vì ta mới là người phải sống với chính bản thân mình.  Ta biết khi nào mình sống giả tạo và ngay cả khi người khác có thể khen cái nhân cách mà ta cố tạo ra, điều đó vẫn không làm ta cảm thấy thoải mái về bản thân.  Tự bên trong, ta biết rằng mình giả dối.  Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi sống chân thật và sẽ cảm thấy thoải mái hơn với con người thực sự của mình.

 

  Sống giả tạo không ích lợi gì vì nghiệp quả của hành động tùy thuộc vào chủ đích của ta.  Động lực của ta chính là chìa khóa quyết định rằng những gì chúng ta làm có ý nghĩa và ích lợi hay không.  Ngay như ta có tỏ ra tử tế và chu đáo nhưng động lực của ta chỉ là để người khác ưa thích mình thì hành động đó cũng không thực sự tử tế.  Tại sao vậy?  Đó là vì chúng ta hành động để được tiếng tốt cho bản thân, không phải vì lợi ích của người khác.  Ngược lại, ta có thể hành động với một động lực tử tế thực sự nhưng người khác có thể diễn giải sai hành động của ta, nên sinh ra bực bội, sân hận với ta.  Trong trường hợp đó, ta không cần phải nghi hoặc bản thân vì chủ đích của ta là hướng thiện, tuy nhiên, ta cần phải sửa đổi để hành động khéo léo hơn.   Hơn nữa, ta muốn huân tập để được hạnh phúc từ các việc làm của ta chứ không phải từ việc nhận được những lời khen của người khác sau đó. Thí dụ trong quá trình tu tập, ta muốn huấn luyện tâm hoan hỷ trong việc bố thí.  Khi ta hoan hỷ trong việc bố thí thì không kể là ta đang ở đâu, đang bố thí cho ai, ta vẫn cảm thấy hạnh phúc.  Không quan trọng là người khác có nói cảm ơn hay không, vì hạnh phúc của ta không đến từ việc được ngưỡng mộ, được hàm ân mà đến từ hành động bố thí.

 

2.     Quán Sát Động Lực Của Bạn.

   Chúng ta cần luôn quán chiếu về các động lực của mình.  Một số câu hỏi ta có thể tự hỏi bản thân, bao gồm:

   Tôi đã suy nghĩ gì trước khi nói hay làm điều này?  Tôi có ý muốn làm hại ai hay không?  Hay có ý làm lợi ích cho người không?  Tôi có làm những việc này để được người khác ngưỡng mộ hay làm vì áp lực của bạn bè?  Tôi có làm điều gì đó để được lợi ích cho bản thân hay chỉ bằng sự quan tâm chân thật đối với chúng sanh khác?  Hay là cả hai?  Tôi có cố làm những điều mà kẻ khác nghĩ tôi cần làm hay tôi thực sự tự biết mình và biết điều gì mình cần làm nhất?  Khi nhận thức rõ điều gì mình cần làm hơn cả, tôi có thực hiện với tâm si hay sân hay tôi thực hiện việc đó bằng tâm từ và trí tuệ?

 

   Bên cạnh quy trình quán sát nhìn vào bên trong để thấy động lực của ta là gì, chúng ta cũng có thể vun trồng một cách có ý thức những động lực to lớn hơn.  Đó là những động lực thúc đẩy ta hành động vì lợi ích và hạnh phúc cho chúng sanh khác.  Quan tâm đến người khác không có nghĩa là chúng ta bỏ quên bản thân hay khiến bản thân phải đau khổ.  Sự chăm lo cho bản thân là cốt yếu nhưng chúng ta muốn vượt lên trên những động lực vì bản ngã, để thấy rằng tất cả mọi chúng sanh đều nương tựa vào nhau.  Mọi hành động của chúng ta đều ảnh hưởng đến người khác, và vì chúng ta thấy rằng mọi người đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ như mình, ta sẽ quan tâm hơn về ảnh hưởng của lời nói và việc làm của ta đối với người khác.  Phần đông đều có khuynh hướng quy vào cái ngã của mình, vì thế động lực khởi đầu không phải luôn luôn là vì lợi ích của chúng sanh khác, nhất là khi chúng ta nói đến tất cả mọi chúng sanh, bao gồm cả những người chúng ta không thể chịu đựng nỗi.  Vì thế chúng ta cần phải rộng mở tâm và động lực.  Nếu chúng ta khám phá ra mình đang làm một hành động thiện với động lực không rõ ràng hay vì tự ngã –thí dụ chúng ta có thể đóng góp cho từ thiện với hy vọng rằng nó sẽ đem đến cho ta tiếng tốt - điều này không có nghĩa là chúng ta phài bỏ qua những hành động có ích lợi cho mình!  Thay vào đó ta chuyển hóa động lực ích kỷ của mình thành động lực của lòng tử tế, vượt xa hơn những lợi ích của bản thân.

 

   Để vun trồng một động lực cao cả như là động lực muốn trở thành một vị Phật hoàn toàn giác ngộ, ta cần biết một vị Phật là gì, làm thế nào để trở thành một vị Phật, những bước trên con đường để trở thành Phật, ta có thể mang đến cho bản thân và chúng sanh những ích lợi gì khi trở thành một vị Phật.  Chúng ta càng hiểu những điều này thì động lực của ta càng trở nên rộng lớn, và tỏa sáng bên trong chúng ta.

 

3.   Thiết Lập Ưu Tiên

   Một trong những hoạt động quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta là thiết lập những ưu tiên hàng đầu; để biết điều gì trong cuộc sống là quan trọng nhất đối với ta.  Chúng ta đã bị điều kiện hóa xuyên suốt cuộc sống của mình đến nỗi giờ ta cần phải có chút thời gian để bản thân nhận thức rõ điều gì là quan trọng, là có giá trị.

 

   Cha mẹ dạy chúng ta coi trọng X, Y và Z; các thầy cô khuyến khích ta chọn A, B và C.  Quảng cáo thì khuyến dụ ta phải là ai, dáng vẻ phải như thế nào.  Lúc nào, chúng ta cũng nhận được những thông tin, những tín hiệu về việc ta phải như thế nào, phải làm gì và phải sở hữu những gì.  Nhưng có bao lần bạn thực sự nghĩ mình muốn làm gì, là gì hay sở hữu những thứ đó không?  Có bao lần ta nghĩ về những gì thực sự trưởng dưỡng trái tim ta một cách thực sự hoan hỷ, nhiệt tình và đẹp đẽ?

 

   Chúng ta muốn sống; chúng ta muốn linh hoạt!  Chúng ta không muốn sống một cách thụ động giống như một con robot bị nhấn nút, chỉ hoạt động theo mệnh lệnh của người khác.  Chúng ta có nhiều giấc mơ và ước vọng.  Chúng ta muốn được chọn lựa những gì mình làm trong cuộc sống vì ta có niềm đam mê cho hoạt động hay lãnh vực nào đó.  Đam mê của bạn là gì? Bạn muốn đóng góp như thế nào?  Khả năng hay tài nghệ của bạn là gì và bạn có thể sử dụng nó như thế nào để làm thay đổi cuộc sống của người khác?

 

  Khi đã thiết lập những ưu tiên hàng đầu một cách khôn ngoan, ta sẽ chọn lựa những hoạt động đem lại lợi ích lâu dài cho bản thân và cho người khác.  Bản thân tôi khi cần quyết định, tôi dùng một số tiêu chuẩn để đánh giá xem phải nên chọn phương cách nào.  Đầu tiên, tôi xét xem, “Trường hợp nào dễ giúp tôi giữ được hành vi đạo đức?”  Tôi muốn biết chắc rằng tôi không làm hại bản thân hay người khác, và giữ được đạo đức. 

 

   Nếu chúng ta thật lòng muốn sống một cuộc sống đạo đức thì dù ta không kiếm được nhiều tiền hay có căn nhà đẹp như người hàng xóm, nhưng buổi tối khi vào giường ngủ, ta sẽ thấy bình yên.  Tâm ta tĩnh lặng và không vướng bận nỗi nghi hoặc hay chán ghét bản thân.  Sự an bình nội tại đó đáng giá hơn bất cứ thứ gì mà chúng ta có thể có được.  Hơn nữa không ai có thể cướp đi sự bình an nội tại của ta.

 

   Thứ đến, tôi xét xem, “Trường hợp nào sẽ giúp tôi có thể đem lại lợi ích lớn nhất cho người khác về lâu, về dài?”  Vì điều quan trọng nữa đối với tôi là đem lại lợi ích cho người khác, tôi đánh giá những sự lựa chọn khác nhau đặt ra trước mắt để nhận thức rõ ràng xem điều gì sẽ giúp tôi làm được điều đó. Phương án nào sẽ giúp tôi dễ dàng vun trồng một thái độ tử tế, từ bi và vị tha?

 

  Đôi khi sự lựa chọn của ta không phải là cái mà người khác nghĩ ta phải chọn.  Trong trường hợp như thế, nếu sự lựa chọn của ta không vị kỷ, mà chúng nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho bản thân và cho người khác, thì dù cho có người không thích, cũng chẳng quan trọng, vì chúng ta biết mình đang sống hướng thiện.  Chúng ta tự tin rằng sự chọn lựa của mình sẽ mang đến những ích lợi lâu dài cho kẻ khác.

 

   Có bao giờ chúng ta nghĩ điều gì thực sự nuôi dưỡng trái tim ta trong niềm hoan hỷ, sinh động và thiện lành.

 

4.   Sống Điều Độ

   Để giữ quân bình, điều độ trong cuộc sống hằng ngày, trước hết chúng ta cần phải giữ sức khoẻ tốt.  Điều đó có nghĩa là ta cần ăn đủ, nghỉ đủ và thể dục thường xuyên.  Ta cũng cần tham gia vào những hoạt động để mở mang bản thân.  Dành thời gian cho những người ta quan tâm trưởng dưỡng tâm hồn ta.

 

   Theo quan sát của tôi, cái mà con người cần nhất là sự kết nối với chúng sanh khác.  Vì thế hãy dành thời gian cho gia đình và những người mà bạn quan tâm.  Hãy kết bạn với những người có giá trị đạo đức, những người bạn có thể học hỏi, và những người có thể là gương mẫu cho bạn.  Hãy phát triển tâm tò mò về cuộc sống và thế giới quanh bạn.

 

   Ngày nay, đi ngoài đường nhưng ai dường như cũng chăm chú vào điện thoại di động của mình.  Họ phớt lờ những con người thực mà họ va chạm, trong khi mãi nhắn tin cho những người không có mặt ở đó.  Đôi khi chúng ta cần tắt các nguồn thông tin kỹ thuật và dõi theo những con người thực sự sống quanh ta.  Quá nhiều những sự trao đổi là qua các tín hiệu không lời –như ngôn ngữ của thân, cách chúng ta chuyển động tay như thế nào, cách ta ngồi như thế nào, ta làm gì với mắt của mình, giọng nói, âm lượng của tiếng nói, vân vân.  Vậy mà nhiều trẻ em và những người trẻ bây giờ lớn lên mà không hề để ý đến những điều đó vì họ thực sự ít ở quanh những người đang sống.  Họ luôn ở trong thế giới 2x4 của họ chit chát với nhau. 

 

   Để có cuộc sống điều độ, thăng bằng, chúng ta cần có thời gian yên tĩnh, không điện thoại, không máy tính.  Ngoài việc được thư giãn, chỉ ngồi và đọc một quyển sách hấp dẫn và nghĩ về cuộc sống thì hữu ích biết bao.  Chúng ta không cần phải lúc nào cũng làm gì hay tạo ra điều gì đó.  Chúng ta cũng cần có thời gian với bạn bè.  Chúng ta cần nuôi duỡng thân cũng như tâm.  Cần làm những điều ta thích như là chơi thể thao, theo đuổi một thú tiêu khiển nào đó.  Chúng ta cần cẩn thận để không lãng phí thời gian quý báu của đời người trên máy tính, Ipad, hay Iphone, vân vân.

 

5.   Hãy là bạn của bản thân.

    Đôi lúc khi một mình, chúng ta thường có những suy nghĩ như, “Ôi, tôi đúng là kẻ dở!  Tôi không thể làm gì đúng.  Tôi thật là vô tích sự, không trách là không ai thích tôi!”  Sự đánh giá thấp mình là một trong những trở ngại lớn nhất trên con đường đến tỉnh giác hoàn toàn.  Chúng ta sống với bản thân 24 giờ một ngày nhưng chúng ta không biết mình là ai và cách để làm bạn với bản thân.  Ta luôn phán xét bản thân với những tiêu chuẩn mà ta chẳng bao giờ xét xem chúng thực sự có thực tế hay không.  Ta so sánh bản thân với người khác và lúc nào cũng đi đến kết luận mình là kẻ thất bại, thua sút người.

 

   Không có ai là hoàn toàn; tất cả chúng ta đều có khuyết  điểm.  Đó là điều bình thường, nên chúng ta không cần phải hạ thấp bản thân vì những lỗi lầm hay nghĩ rằng ta chính là những lỗi lầm.  Bản ngã được khuếch đại vì ta không biết mình thực sự là ai.  Ta cần phải tập làm bạn với bản thân và chấp nhận bản thân, “Đúng vậy, tôi có những lỗi lầm nhưng tôi đang sửa đổi chúng và đúng là tôi cũng có những đức tính, những khả năng và tài nghệ nữa.  Tôi là một người có giá trị vì tôi có Phật tánh, có khả năng để trở thành một vị Phật hoàn toàn giác ngộ.  Ngay chính ở hiện tại, tôi cũng có thể đóng góp vào sự an bình cho người khác.  Tôi cũng có thể đem lại ích lợi cho người khác”.

   Hành thiền và nghiên cứu giáo lý của đức Phật sẽ giúp chúng ta trở nên là bạn với bản thân.  Để vượt qua lòng tự ti, chúng ta cần quán chiếu về Phật tánh và sự quý báo của kiếp con người.  Làm như thế sẽ giúp chúng ta hiểu rằng bản chất thực sự của tâm là thanh tịnh và không uế nhiễm. Bản chất của tâm thì giống như bầu trời mở rộng –hoàn toàn rộng mở, hoàn toàn tự do.  Các tâm chướng ngại như là si, sân, tham, tự ái, ganh ghét, lười biếng, ngã mạn, nghi hoặc, vân vân thì giống như là mây trên bầu trời.  Khi có mây, ta không thể thấy được tính chất sáng chói, rộng mở, bao la của bầu trời.  Bầu trời vẫn ở đó, nhưng nó đã bị che khuyất khỏi tầm nhìn của ta.  Tương tự, đôi khi chúng ta có thể trở nên chán nản hay lầm lạc, nhưng tất cả các suy tưởng và xúc cảm này không phải là ta.  Chúng giống như mây trên bầu trời.  Bản chất tâm thanh tịnh của ta vẫn có ở đó, nó chỉ tạm thời bị che khuyất và khi ngọn gió trí tuệ và từ bi thổi qua thì những tình cảm phiền não giống như mây kia tan đi, ta sẽ thấy được bầu trời quang đãng, tự do.

 

  Mỗi ngày hãy dành thời gian ngồi im lặng, thực hành tâm linh.  Hãy hành thiền mỗi ngày, học giáo lý của đức Phật và dành thời gian cho riêng mình để quán chiếu về cuộc đời của bạn.  Quán sát tư tưởng của bạn và tập phân biệt rõ ràng những tư tưởng có ích và thực tế, khỏi những tư tưởng tai hại và không thực tế.  Hãy hiểu những suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra các cảm xúc như thế nào.  Hãy tạo không gian để chấp nhận và hàm ân bản thân như nó đang là.  Bạn không cần phải là người hoàn hảo, là loại số một mà bạn nghĩ mình phải là.  Bạn có thể buông thư và tự là mình với tất cả những rối rắm của một chúng sanh như bạn đang là.  Sau đó, bạn có thể đào sâu vào các khả năng của mình và tháo mở tất cả mọi cánh cửa để giúp bạn hiểu bản thân hơn.  Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp để chế ngự  phiền não, chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực và diệt trừ tà kiến.  Bạn có thể nghiên cứu các phương cách này và tập làm thế nào để đem chúng vào tâm mình, làm thế nào để sửa đổi tâm để nó trở thành trong sáng hơn, bình lặng hơn, và làm thế nào để mở tâm từ đến với bản thân cũng như đến với người khác.  Trong quá trình làm việc này, bạn sẽ trở thành bạn tốt của chính mình.

 

6.   Tất Cả Không Phải Về Tôi.

   Ngày nay chúng ta nghĩ tất cả mọi thứ đều là về mình.  Có tờ báo còn tự gọi là, “Ngã” (Self) hay “Tôi” (Me).  Chúng ta mua những sản phẩm có tên “Iphone”, “Ipad”, và từ lúc ta còn nhỏ, công nghệ quảng cáo đã điều kiện hóa ta để lúc nào ta cũng tìm kiếm những sản phẩm đem lại sự thích thú, hãnh diện, tự hào, sở hữu, danh tiếng, vân vân.  Từ đó, chúng ta có ý nghĩ rằng tất cả là về ta!  Hạnh phúc và đau khổ của tôi thì quan trọng hơn hạnh phúc và khổ đau của mọi người khác. 

 

   Hãy nghĩ về những gì khiến bạn bực bội.  Khi bạn bè bị chỉ trích, bạn không phiền lòng, nhưng khi ai đó nói cùng những điều như thế với bạn, thì nó trở nên là một vấn đề lớn.  Tương tự khi con người hàng xóm thi rớt, điều đó không làm bạn quan tâm nhưng khi con bạn thất bại thì đó là một tai họa!

 

   Tâm của ta trở nên bực bội không thể tưởng bởi bất cứ thứ gì xảy ra cho ta hay liên quan đến ta.  Chúng ta nhìn mọi thứ trên thế giới này qua lăng kính chật hẹp của ‘Tôi, Cái của tôi”.  Tại sao đó là lăng kính chật hẹp?  Vì có hơn bảy tỷ người trên trái đất này nhưng ta luôn nghĩ ta là quan trọng bậc nhất.  Thật hữu ích nếu chúng ta có thể kiềm chế một chút và lấy câu sau đây làm khẩu hiệu cho mình -“Tất cả không phải về tôi”. 

 

   Khi đặt trọng tâm của mọi việc vào bản ngã sẽ khiến ta khổ sở hơn rất nhiều.  Khi ta khổ vì sợ hãi, lo lắng, bứt rứt, đó là vì ta quá quan tâm đến bản ngã một cách không lành mạnh.  Chưa có gì xảy ra, nhưng chúng ta đã ngồi đó suy nghĩ, “Nếu điều này xảy ra thì sao?  Nếu điều kia xảy ra thì sao?”, trong khi thực tế chưa có gì xảy ra cả.  Cảm thấy sợ hãi, bứt rứt và lo lắng là khổ thực sự, và nguồn của cái khổ này là do ta quá chú tâm đến bản thân.

 

   Những sự suy nghĩ trụ vào bản ngã không phải là chúng ta.  Nó không phải là một phần sẵn có của ta; nó là một thứ gì đó được thêm vào trong bản chất tâm thanh tịnh của ta và nó có thể được diệt trừ.  Khởi đầu chúng ta có thể sợ buông bỏ sự lo lắng, quan tâm cho bản ngã, “Nếu tôi không đặt mình lên trên hết, tôi sẽ bị rớt lại đằng sau. Người khác sẽ lợi dụng tôi.  Tôi sẽ không thành công trên đời”.  Nhưng khi chúng ta quán sát  những nỗi sợ hãi này, ta thấy chúng không thật, thế giới không nổ tung nếu ta buông bỏ sự quan tâm đến tự ngã và mở lòng ra lo lắng cho người khác.  Ta vẫn có thể thành công mà không cần phải quá lo cho bản thân và ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều, nếu ta vươn tay ra, giúp đỡ người khác -bạn bè, người xa lạ và kẻ thù- họ sẽ tử tế hơn với ta, và cuộc sống của chính chúng ta cũng sẽ hạnh phúc hơn.

 

7.    Vun Trồng Một Trái Tim Nhân Hậu

   Như một chỉ định cho khẩu hiệu, “Tất cả không phải về tôi”, chúng ta cần vun trồng lòng tử tế.  Để làm điều đó, ta quán tưởng về những lợi ích mà chúng ta đã nhận được từ rất nhiều người và cả thú vật nữa.  Khi quán tưởng về lòng tử tế của những chúng sanh khác, ta thấy rằng mình có thể được ích lợi từ bất cứ điều gì mà người khác làm, nếu ta biết cách nghĩ về điều đó cho đúng.  Ngay nếu như có ai đó làm hại ta, ta cũng có thể coi đó như một sự tử tế vì bằng cách đặt chúng ta vào trong một hoàn cảnh khó khăn, họ đang thách thức, rèn luyện, giúp ta trưởng thành hơn.  Họ giúp ta khám phá ra được cá tính và nguồn lực bên trong mà ta không biết mình có, khiến ta mạnh mẽ hơn.

 

   Nghĩ về sự tử tế của người thân trong gia đình và bạn bè thì dễ nhưng còn sự tử tế của những người xa lạ thì sao?  Thực ra chúng ta cũng nhận được ích lợi từ rất nhiều người mà ta không biết.  Khi nhìn quanh, mọi thứ mà chúng ta dùng, có được là do lòng tử tế của người khác –công nhân xây dựng đã tạo ra nhà cửa; người nông dân đã cho ta rau củ; thợ điện, thợ hồ, thư ký, vân vân, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng để giúp cho guồng máy xã hội chạy êm thấm.  Thí dụ, có lần tôi đến một thành phố mà ở đó tất cả các công nhân vệ sinh đều đang đình công.  Điều đó giúp tôi nhìn ra sự tử tế của những người lượm rác, giúp phố xá sạch sẻ, vì thế bây giờ khi ra phố, đi ngang qua họ, tôi thường dừng lại và cảm ơn họ về công việc họ làm.

 

   Chúng ta được hưởng lợi ích từ tất cả những công việc mà người khác làm.  Tất cả những người ta thấy quanh ta –trên xe buýt, ở trạm tàu ngầm, trong hàng quán- là những người đang tạo ra những thứ mà chúng ta cần và cung cấp những dịch vụ tiện ích cho ta trong cuộc sống hằng ngày.  Do đó, khi nhìn những người ở quanh ta, hãy nghĩ đến sự tử tế của họ và những lợi ích mà ta đã nhận được từ họ.  Đối nghịch lại, hãy nhìn họ với con mắt của lòng tử tế và với sự ý thức rằng tất cả phải phụ thuộc vào nhau để sống.  Hãy thân thiện và tử tế trở lại với người.  Điều quan trọng là chúng ta phải tôn trọng tất cả mọi chúng sanh một cách bình đẳng; vì suy cho cùng, tất cả đều quan trọng và chúng ta được lợi ích tử tất cả mọi người.

 

   Nếu bạn có một trái tim nhân hậu, bạn sẽ thành thật trong các giao dịch thương mại vì bạn quan tâm đến lợi ích của khách hàng và đối tác.  Bạn biết rằng nếu dối trá hay lường gạt họ, họ sẽ không tin tưởng bạn và sẽ không tiếp tục giao dịch với bạn trong tương lai.  Hơn thế nữa, họ sẽ nói với người khác về những hành động không tốt của bạn.  Tuy nhiên, nếu bạn giúp đỡ đối tác và khách hàng của mình, họ sẽ có lòng tin nơi bạn, hết lòng tín nhiệm bạn.  Bạn sẽ có mối liên hệ tốt đẹp, có thể kéo dài nhiều năm và đôi bên cùng có lợi.

 

   Khi vun trồng lòng tử tế, chúng ta cũng cần phải tỏ đáng tin cậy.  Khi ai đó nói với bạn điều gì với lòng tin thì hãy giữ kín.  Khi bạn hứa điều gì, hãy cố hết sức mình để thực hiện lời hứa.  Chúng ta phài nhìn xa hơn cái lợi trước mắt và tập làm một người bạn tốt.  Hãy nghĩ xem, “Tôi phải làm thế nào để trở thành người bạn tốt?  Tôi cần phải làm gì hay không làm gì để được là người bạn tốt đối với người khác?”  Vì tất cả đều cần có bạn, trước hết bản thân mình phải là bạn tốt đối với người khác.


Kết Luận

 

   Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này.  Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.  Hãy tưởng tượng chúng ta suy nghĩ hay hành động dựa theo chúng.  Điều gì sẽ xảy ra?  Bạn sẽ cảm thấy thế nào?  Nhận ra được những lợi ích của việc áp dụng các bí quyết này vào cuộc sống sẽ gợi cảm hứng cho bạn thực hành.  Khi thực hành, bạn sẽ trải nghiệm được những lợi ích về cả hai mặt: về mặt tâm linh và trong những mối liên hệ với người khác.  Bạn sẽ hưởng thụ được sự bình an nội tâm lớn hơn, thỏa mãn hơn, và liên hệ sâu sắc hơn với người.

 

   Thỉnh thoảng hãy ôn lại các bí quyết này.  Hãy đọc lại chúng để tự nhắc mình sống một cách chân thật không giả tạo, quán tưởng về động lực của bạn và vun trồng một động lực lớn hơn, thiết lập các ưu tiên hàng đầu một cách khôn ngoan, sống quân bình, làm bạn với bản thân, ý thức rằng “tất cả không chỉ vì tôi” và vun trồng một trái tim nhân hậu.

 

 

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

(Chuyển Ngữ theo Seven Tips for a Happy Life)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2021(Xem: 6555)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
18/08/2021(Xem: 9727)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
17/08/2021(Xem: 7501)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5040)
Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.
16/08/2021(Xem: 7163)
Con người sinh ra từ xưa đến nay ai ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Đó là: Sanh, Già, Bệnh và Chết. Tuy nhiên cũng có người chỉ sanh ra rồi chết liền, không trải qua giai đoạn già hay bịnh; hoặc có người chưa già đã chết vì bịnh hay tai nạn; cũng có lắm người phải sống đến 100 năm hay hơn thế nữa để thấy cuộc thế đổi thay, nhiều khi muốn chết mà chết cũng không được. Dẫu biết rằng sống hay chết là một việc tự nhiên của con người, của muôn vật và ngay cả những chúng sanh có đời sống cao hơn và lâu dài hơn chúng ta, như những vị được sanh ra ở cõi Sắc hay cõi Vô Sắc đi chăng nữa, rồi một ngày nào đó cũng phải chết, phải đi đầu thai. Họ chỉ khác chúng ta là ở cõi đó đời sống sung sướng hơn, có tuổi thọ dài lâu hơn. Vì khi làm người, họ đã biết tạo dựng nhiều phước báu, nên kiếp nầy họ mới được như vậy.
15/08/2021(Xem: 4925)
Cúng ma chay, giỗ người thân đã mất, giỗ ông bà tổ tiên, cúng cô hồn vào những ngày rằm, ngày lễ như lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán …vv cùng với đốt vàng mã là truyền thống ‘tâm linh’ lâu đời của người Việt Nam, là cách tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn, hiếu đễ đối với người đã khuất, tổ tiên và thần linh. Ngày nay, việc cúng người chết, cúng ‘cô hồn’ và đốt vàng mã tràn lan trên tinh thần kiến chấp ‘dương sao âm vậy’, nên các loại vàng mã thay đổi đa dạng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế nầy: ngoài áo giấy ra, vàng mã còn có cả xe hơi, nhà lầu, ipad, di động, đô la vv với ý niệm ‘thiện lành’ (nhưng tà kiến) là để người ‘âm’ sử dụng. Không những tập tục này phát triển biến tướng trong nhân gian mà còn ảnh hưởng không tốt đến môt số Phật tử tại gia, và ngay cả tại một số tự viện.
15/08/2021(Xem: 7355)
Là người hay là thú, sinh ra đời nếu bộ não bình thường thì tất cả đều có cái biết. Biết đói, biết no, biết khát, biết nóng, biết lạnh, biết thiếu, biết đủ v.v… Tâm trí loài vật, có nhiều loài khá khôn ngoan, nhưng khôn ngoan cách nào cũng không bằng con người. Khi còn nhỏ cái biết của con người rất hạn hẹp. Khi lớn lên cái biết dần mở rộng, nhờ học hỏi từ môi trường gia đình, học đường, xã hội. Tùy theo căn cơ mà có người thông minh học một biết mười, có người kém thông minh chậm hiểu. Nhưng dù cái biết của người thông minh hay cái biết của người kém thông minh thì đó cũng là cái biết cần thiết cho đời sống.
13/08/2021(Xem: 6378)
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hỡi người ơi? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ trọn đời.
13/08/2021(Xem: 9002)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
09/08/2021(Xem: 8176)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]