Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời khuyên người muốn tu tập theo phật giáo

21/01/201312:04(Xem: 8360)
Lời khuyên người muốn tu tập theo phật giáo

LỜI KHUYÊN NGƯỜI MUỐN TU TẬP THEO PHẬT GIÁO
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch

dalailama-toulouse-06Theo nguyên tắc chung,tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗingười. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi saunày lại từ bỏ.

Ngày nay, nhiều ngườirất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thườngthì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vựctinh thần có những đặc tính như thế nào. Trước hết phải tìm hiểu xem con đườngmà ta chọn lựa có thực sự phù hợp với bản chất và ước vọng của ta hay không.Hãy tự xét xem mình có đủ khả năng để theo đuổi hay không và sẽ gặt hái đượcnhững gì tốt lành sau khi tu tập. Hãy nghiên cứu những lời giáo huấn căn bảntrước đã. Trước khi bước vào Phật giáo, ta không thể nào biết hết được, tuynhiên ta vẫn có thể thâu thập được một số hiểu biết khá đầy đủ về những gìchính yếu và tiếp theo đó nên suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn. Sau cùng, khiđã xem xét cẩn thận thì ta mới nên quyết định và như vậy thì mới thật là trọnvẹn. Được như thế chẳng những ta có thể đi xa hơn và nếu muốn thì có thể phátnguyện và xuất gia hẳn.

Người ta có thể tìm thấytrong Phật giáo rất nhiều phương pháp thiền định. Các phương pháp ấy gồm có sựlý luận phân giải, tập trung phi khái niệm vào một vật thể duy nhất, lắng thậtsâu vào nội tâm. Các đối tượng của thiền định có thể là hiện tượng vô thường,tính vô ngã, sự khổ đau, tình thương yêu, lòng từ bi và nhiều chủ đề khác nữa.Tuy nhiên, muốn tu tập một cách nghiêm túc thì cần phải có một vị thầy kinhnghiệm và đáng tin cậy để hướng dẫn.

Vị thầy giảng dạy cho tasẽ giữ một vai trò thật then chốt. Vì thế cũng phải nhận xét xem vị ấy có chânchính hay không, có hội đủ những phẩm tính đúng như mong muốn hay không, còn vềphần ta thì đã sẵn sàng và quyết định theo vị thầy ấy chưa.

Nói vắn tắt là ta hãyhết sức thận trọng. Không nên trở thành người Phật tử mà không nghĩ suy vàkhông biết gì cả. Hãy cố tránh trường hợp theo Phật giáo chỉ vì cảm thấy thíchrồi về sau mới biết là cách tu tập này hay cách tu tập kia không phù hợp vớimình hoặc là mình không đủ sức để thực hiện.

Một số người khi nghenói có một vị lạt-ma thuyết giảng ở đâu đó, liền đổ xô tới và đặt hết tin tưởngvào vị này mà chẳng cần tìm hiểu gì cả và cũng không hề tìm hiểu xem vị ấy cóhội đủ những phẩm tính cần thiết hay không. Sau một thời gian, họ mới thấy vịthầy ấy mang nhiều khiếm khuyết. Nhiều người Mỹ đã đến đây tìm tôi và kể lạimột số trường hợp như thế. Họ nghe nói có một vị lạt-ma gần nơi họ ở, tức thờihọ đặt hết lòng tin vào vị này mặc dù nhưng chưa kịp tìm hiểu cặn kẽ. Họ tiếpnhận những lời giáo huấn và nhất là chịu lễ thụ pháp, nhưng một hôm thái độ củahọ bỗng dưng thay đổi hẳn. Họ đùng đùng nổi giận và tuyên bố xem có ai muốnnghe chuyện tên lạt-ma ấy đã lạm dụng tình dục với các người bạn gái của họ haykhông, thế là họ đã vơ đũa cả nắm để nghĩ sai lầm về Phật giáo. Những người ấytự giao mình cho những vị lạt-ma thiếu khả năng và đã làm mất đi uy tín củanhững lời giáo huấn đích thực, rồi sau đó lại đổ trách nhiệm cho Đức Phật đãlàm họ thất vọng. Việc ấy từ đâu mà ra ? Chính là thái độ của những người khôngđược đúng đắn. Trước khi quyết định điều gì, phải tìm hiểu thật cẩn thận.

Quán xét một người thầylà bước quan trọng đầu tiên trên đường tu học, kinh sách đều có nói đến điềunày. Nếu chọn một một vị thầy tinh thần mà không kịp nghĩ suy gì cả, đến khinhững khiếm khuyết của vị ấy xuất hiện, lẽ tất nhiên là ta sẽ có cảm giác nhưbị giáng cho một tai họa. Dù sao, khi đã phát nguyện và tiếp nhận lễ thụ phápthì tốt hơn đừng để cho những ý nghĩ không tốt phát sinh.

Bất cứ một con người nàocũng có những phẩm tính tốt và những khuyết điểm. Kinh sách nói rằng một vịthầy tinh thần phải hội đủ những phẩm tính cao hơn chúng ta, nhưng thật sự câuấy có nghĩa là thế nào ? Ví dụ một người nào đó được thụ giáo trực tiếp bằngkhẩu truyền, một phương pháp tu tập mà ngày nay đã trở nên rất hiếm hoi, thì dùcho người ấy không có những hiểu biết lớn lao nhưng trên phương diện truyền thụthì họ đạt được một cái gì đó mà ta không có, và trong giới hạn của ý nghĩa ấythì họ vẫn hơn ta.

Nếu ta liên hệ với một vịthầy không tốt và đã tiếp nhận từ vị này những lời giáo huấn của Đức Phật thìvị ấy vẫn xứng đáng để cho ta mang ơn. Nếu nhìn dưới góc cạnh đó và nếu như taxem người thầy là một kẻ tầm thường, hoặc tệ hại hơn là bất thần ta khinh ghétvị ấy, thì thái độ của ta không được đúng đắn lắm. Ngay cả trường hợp ta có hốitiếc đi nữa thì vị ấy cũng từng là người hướng dẫn tinh thần cho ta, vì thế tacũng nên tránh những thái độ quá cực đoan.

Nói như thế không cónghĩa là ta bắt buộc phải tiếp tục tiếp nhận sự giáo huấn của vị ấy. Ta hoàntoàn tự do tránh không gặp vị ấy nữa. Nói chung, khi ta đã tiếp nhận những lờigiáo huấn của Đức Phật qua một người nào đó thì nếu có thể và tốt hơn hết lànên trau dồi lòng tin tưởng của ta nơi người ấy. Nếu không thực hiện được thìthôi, nhưng phải giữ thái độ dung hoà, không nghĩ tốt mà cũng không nghĩ xấu.

Còn một điều nữa làkhông nên nghĩ rằng khi tu tập Phật giáo là ta có thể bay bổng lên trời xanh,đi xuyên ngang được vật chất hay nhìn thấy được tương lai. Mục đích của việc tutập Phật giáo là chủ động tâm thức của chính mình chứ không phải để đạt đượcnhững quyền năng kỳ diệu. Cũng có thể khi đã khắc phục được tâm thức thì dầndần từng chút, vài khả năng nào đó mà người ta gọi là « kỳ diệu » cũng có thểxảy ra, nhưng đấy chỉ những gì phụ thuộc. Nếu ta xem những thứ ấy là đối tượngchính của sự tu tập thì thật sự tôi không tin chút nào rằng đấy là sự tu tậpPhật giáo. Những người ngoài Phật giáo cũng có những loại khả năng như thế.Hình như có một lúc KGB và cả CIA cũng chú ý đến những khả năng này (1). Vì vậyta hãy nên giữ lấy sự thận trọng cho chính mình.

Ghi chú :

1- KGB và CIA làcác cơ quan tình báo của Nga và Mỹ. Các cơ quan này đã từng nghiên cứu việcdùng thần giao cách cảm ứng dụng vào việc truyền tin và gián điệp, nhưng hìnhnhư đã thất bại (?)

Trích:
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜIKHUYÊN TÂM HUYẾT
Thựchiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyểnngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyểnngữ Pháp Việt: Hoang PhongNhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2009



(CÙNG TÁC/DỊCH GIẢ)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 10219)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7239)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 15859)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8660)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9481)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9185)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9052)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 11799)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 11617)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10311)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]