Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO - MỘT VÀI ĐIỀU CẦN QUAN TÂM - Trương Thu Trang

02/01/201307:50(Xem: 6196)
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO - MỘT VÀI ĐIỀU CẦN QUAN TÂM - Trương Thu Trang

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO - MỘT VÀI ĐIỀU CẦN QUAN TÂM

Trương Thu Trang

Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.

Những năm gần đây tôi được nghe bàn nhiều về giáo dục Phật giáo, là một nhà giáo, lại yêu mến giáo lí nhà Phật, hẳn nhiên tôi luôn quan tâm và luôn mong muốn góp phần sẻ chia những khó khăn mà giáo dục Phật giáo đang gặp phải. Do đó ngay khi nắm được thông tin về cuộc Hội thảo lần này của quý vị, tôi ngay lập tức thiết tha được góp một tiếng nói nhỏ về một vấn đề của giáo dục Phật giáo mà bấy lâu tôi nghĩ suy, trăn trở và vẫn muốn có cơ hội được bày tỏ những suy nghĩ của mình. Cụ thể, tôi muốn bàn một chút về bản chất và giá trị của giáo dục Phật giáo trong thời đại hiện nay, và từ đó bàn về một số điều mà giáo dục Phật giáo cần phải chú ý hơn nữa.

1. Thế nào là giáo dục Phật giáo?

Tôi cũng từng được biết nhiều định nghĩa, nhiều cách nói khác nhau về cụm từ “Giáo dục Phật giáo”. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi thì tôi hiểu một cách nôm na nhất rằng: Giáo dục Phật giáo là giảng dạy hệ thống giáo lý nhà Phật cho con người.

2. Bản chất của giáo dục Phật giáo là gì ?

Bản chất của giáo dục Phật giáo, theo tôi, là đánh vào tâm linh, để từ đó giúp con người diệt khổ.

Có một điều không ai có thể phủ nhận rằng, Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, có sức ảnh hưởng sâu rộng đến hầu khắp các quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chắc quý vị không quên, Phật giáo sở dĩ ăn sâu bén rễ trong tâm thức người Việt là bởi hệ thống giáo lí nhà Phật phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, với đặc tính dân tộc, một dân tộc thiện lành, vốn ham hành thiện, thích được sống nhân ái, hòa hợp, bao dung…

Bởi vậy mà cho đến nay, trong hầu khắp các tầng lớp người Việt Nam, trong lòng đều có Phật.

Bằng chứng là các hoạt động tín ngưỡng Phật giáo trong dân chúng vẫn đã và đang tiếp tục được diễn ra như: đi lễ chùa vào các ngày rằm, ngày tết, ăn chay niệm Phật tại gia vào một số ngày trong tháng (15, 30…), thờ cúng Phật tại gia, đọc kinh Phật, xem băng đĩa về giảng đạo Phật…

Nghĩa là Phật giáo có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Khi con người khổ, bất an, thì niềm tin Phật giáo giúp an ủi, động viên con người rất hữu hiệu.

Tôi nhắc lại những điều trên nhằm để khẳng định lại rằng: Bản chất của giáo dục Phật giáo là nhằm giúp đông đảo quần chúng nhân dân thông hiểu giáo lí nhà Phật, từ đó có cái tâm thiện hòa, bình thản, sống đời an lành.

3. Giá trị của giáo dục Phật giáo trong thời đại hiện nay

Theo tôi, hiện nay, giá trị của giáo dục Phật giáo vẫn không hề suy giảm, thậm chí, càng lúc càng hết sức cần thiết. Vai trò của giáo dục Phật giáo trong sự phát triển xã hội là hết sức quan trọng.

Nhận định đó có thể có phần chủ quan, nhưng vì sao tôi nghĩ như vậy?

Thứ nhất, dù cho xã hội có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, bao giờ cũng rất cần thiết cho đời sống tâm linh con người. Khi con người thất bại, cô đơn, tuyệt vọng, thì niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng luôn là điểm tựa tinh thần, giúp con người vượt qua sóng gió. Và với người Việt Nam, giáo lí nhà Phật vẫn luôn phù hợp và phát huy tác dụng “diệt khổ” cho con người. Đó là lí do thứ nhất khiến tôi nghĩ rằng cho đến nay giá trị của giáo dục Phật giáo vẫn không hề suy giảm.

Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, khi xã hội hiện đại mang lại cho con người nhiều lợi ích thì kéo theo nó còn là những hệ lụy không dễ gì giải quyết được.

Một trong những hệ lụy mà tôi quan tâm, lo lắng nhất đó là sự suy giảm nhân cách, đạo đức của một bộ phận người, đặc biệt là lớp trẻ, là thế hệ sau, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Theo dõi những vụ giết người cướp của man rợ, những vụ đánh nhau, thanh toán lẫn nhau, thậm chí giết người thân để thỏa mãn dục vọng, những video clip “nóng”, những nạn xì ke ma túy, hay những thói ích kỷ, hẹp hòi… mà chủ nhân của nó là những em trai, em gái ở lứa tuổi “xì - tin”, thì tôi không khỏi rùng mình ớn lạnh, đau lòng nhức óc.

Bây giờ các em được học nhiều tri thức, học thêm liên tục, học hè không nghỉ, tập sách của các em nặng nề, và rất nhiều, nếu không muốn nói là quá nhiều các đầu sách tham khảo đã và đang tiếp tục được ấn hành… nhưng bài học làm người liệu được giảng dạy bao nhiêu? Các em đâu có đi học thêm về đạo làm người, đâu có đi học hè về đạo làm người…đạo làm người đôi khi trở thành một xa xí phẩm, một cái gì đó rất “sến” trong mắt các em. Âu đó cũng là một nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn đến việc suy giảm đạo đức trầm trọng của một bộ phận người hiện nay, nhất là những người trẻ. Những người như vậy, sau này liệu sẽ lèo lái con thuyền đất nước đi về đâu?

Vì lẽ đó mà tôi nghĩ rằng, hệ thống giáo lí nhà Phật vốn đậm chất nhân văn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giáo hóa những tâm hồn non trẻ, giúp họ thoát khỏi những tham, sân, si…trở thành những con người đúng nghĩa.

4. Giáo dục Phật giáo - Một vài điều cần quan tâm

Từ những suy nghĩ trên về bản chất và giá trị của giáo dục Phật giáo, tôi nghĩ rằng, để phát triển sự nghiệp giáo dục Phật giáo, để Phật giáo mãi đứng vững trong lòng dân tộc, thì giáo dục Phật giáo cần quan tâm hơn nữa việc giáo hóa đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

Tôi thấy hiện nay quý vị rất quan tâm đến vấn đề giáo dục Phật giáo cho tăng ni, đến vấn đề bằng cấp Phật học, đến các học vị đại học, tiến sĩ… đó là những vấn đề rất hay, cần thiết. Nhưng cần xác định rõ, tăng ni học Phật pháp cái chính là để có kiến thức thông tuệ, để truyền đạo cho người đời, để giúp chúng sinh thoát khỏi biển mê mà làm người cho trọn đạo.

Muốn giáo dục Phật giáo được phát triển thì Phật giáo đừng bao giờ quên chúng sinh, đừng bao giờ quên nhiệm vụ chính yếu của mình là giáo hóa chúng sinh, góp phần đắc lực vào sự phát triển của xã hội.

Về điểm này, tôi thấy giáo dục Phật giáo đã làm được từ trước tới nay, thông qua các biện pháp như: Đọc những lời dạy của Phật nhân lúc người ta đi lễ chùa, in những lời dạy cô đọng, súc tích trên những tấm liễn bằng các loại vật liệu khác nhau để bán cho người mộ đạo, in băng đĩa giảng dạy đạo Phật…

Và trong thời đại hiện nay, như trên đã nói, trước tình trạng suy giảm đạo đức của một bộ phận người, nhất là lớp trẻ, thì giáo dục Phật giáo càng nên quan tâm hơn nữa đến đối tượng này, đề ra những giải pháp hữu hiệu để chung tay góp sức cùng nước nhà, dạy đối tượng này bài học làm người.

Và để phát huy tác dụng giáo dục đối với đối tượng này thì tôi nghĩ có một số biện pháp sau có thể sẽ giúp được ít nhiều cho quý vị trong việc truyền giảng đạo lí nhà Phật:

- Lựa chọn nội dung phù hợp để giáo dục từng đối tượng, từng thời đại.

Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy. Chẳng hạn như với những em còn ngồi trên ghế nhà trường thì ta giảng dạy những bài học về đạo hiếu, tình anh em, nghĩa láng giềng, đạo thầy trò…

- Việt hóa Hán ngữ.

Với các em, những từ gốc Hán quá nhiều sẽ gây khó hiểu, dù cho có được các sư giải nghĩa nhiều nhưng cũng khó tránh khỏi làm các em rối trí, khó tiếp thu, dễ nảy sinh tâm lí chán nản, không muốn học. Do đó trong khi giảng bài, nếu các sư Việt hóa các từ ngữ ấy, dùng ngôn ngữ thông dụng để dạy thì có lẽ hiệu quả giáo dục được tăng lên rất nhiều.

- Liên kết với nhà trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân để làm những chương trình ngoại khóa về tôn giáo, về đạo Phật.

Nếu làm được như vậy, giáo dục Phật giáo dành cho đối tượng này mới có thể được khởi sắc.

- Củng cố niềm tin với đạo Phật

Sở dĩ tôi nói điều này vì trong bối cảnh hiện nay, khi mà lớp trẻ giảm niềm tin vào những yếu tố tâm linh, thì việc củng cố niềm tin của họ đối với đạo Phật là vô cùng cần thiết. Vì khi họ có tin, có phục thì dạy họ mới nghe.

Và một trong những điều có thể giúp củng cố niềm tin trong họ là những người dạy họ - những Tăng ni - phải thật sự mẫu mực, xứng đáng là người con của đức Phật từ bi.

Lí do mà tôi nói vậy vì có lẽ chúng ta sẽ khó phủ nhận rằng hiện nay có một ít tăng ni, tuy là người tu hành nhưng lòng chưa thanh, tâm chưa tịnh. Điều đó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới niềm tin của con người, không chỉ là lớp trẻ, tới đạo lí nhà Phật. Do đó mà chúng ta hạn chế được càng nhiều càng tốt vấn đề này để tạo điều kiện phát dương tối đa hiệu quả của giáo dục Phật giáo.

Trên đây là một số điều được viết ra bằng tấm lòng thành kính, bằng niềm tin, sự ngưỡng vọng đối với đạo Phật, và bằng tấm lòng thiết tha mong muốn giáo dục Phật giáo sẽ cùng chung tay góp sức với Đảng và Nhà nước ta trong công cuộ c xây dựng một cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Rất mong nhận được sự chỉ giáo thêm của quý vị.

ThS. TRƯƠNG THU TRANG

Giảng viên Tổ Ngữ Văn

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Bạc Liêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2013(Xem: 9421)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 11506)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10062)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7575)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10081)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 8576)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11558)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 7547)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14226)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 7875)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]