Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chính trường cần có những tiếng nói trí tuệ của Phật giáo

28/08/201503:04(Xem: 9554)
Chính trường cần có những tiếng nói trí tuệ của Phật giáo

Bhikkhu Sujato
Chính trường cần có những tiếng nói trí tuệ của Phật giáo
  Tì khưu Sujato


Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu.

Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị.

Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .

Cũng vậy, ở Miến Điện, cũng có Đạo Luật dành cho Tăng đoàn, và tăng sĩ ở đây đã sống nhiều thập niên dưới một trong những chế độ bạo tàn nhất thế giới. Trong hoàn cảnh đó, đương nhiên họ phải đối phó với những vấn đề có ít nhiều sắc thái chính trị. Gần đây, có ba tăng sĩ người Miến được Quốc Hội Tôn Giáo Thế Giới trao tặng Giải World Harmony Awards -- Giải Xây dựng thế giới hòa hợp - vì đã đứng lên phản đối sự tàn sát người thiểu số Rohingya. Thầy Seindita, một trong ba tăng sĩ nói trên, nói rằng nếu có ai muốn hại người Rohingya, "họ phải giết tôi trước".

Ở Tích Lan --Sri Lanka-- một số tăng sĩ đứng ra lập đảng riêng của họ và dành được một số ghế trong quốc hội. Ở Việt Nam, những việc tương tự cũng đã xảy ra. Ở Tây Tạng, lẽ dĩ nhiên Tăng đòan là nhà nước. Như vậy, ở bất cứ nước nào, bạn cũng sẽ thấy tăng sĩ có dính dáng vào việc chính trị.

Lập luận Tăng đoàn không nên dính dáng vào chính trị là một việc làm ngây thơ: mọi người đều dính dáng vào chính trị, dù muốn hay không. Sống trong một tu viện ẩn lâm, giữa nơi hoang dã, là một hành động có những hệ qủa chính trị sâu xa. Tôi đã từng sống ở những nơi như thế và từng thấy các tăng sĩ đã phải làm gì để có thể duy trì những tu viện này. Bạn phải quan hệ với những công ty khai khẩn, đốn gỗ, du lịch, cấp giấy nhập cảnh, xây cất, các sinh vật thuộc loài được bảo vệ, những phần tử buôn lậu nha phiến và súng ống, nhập cư trái phép, phạm pháp v..v... Đây là thế giới chúng ta đang sống, và thế giới thì luôn có một khía cạnh chính trị trong đó. Vấn đề không phải là nên hay không nên dính dáng đến chính trị . Vấn đề là nên dính dáng như thế nào.

Trong nhiều thí dụ về các xã hội Phật giáo truyền thống mà tôi vừa nêu ra, điều thường thấy là giới tăng sĩ đứng sát cánh với nhà nước. Phật giáo, khi ấy, đóng vai trò một tôn giáo cổ vũ cho chủ nghĩa quốc gia, mà mục đích là để bảo đảm sự trung thành với giới cầm quyền. Điều này rõ ràng là trái ngược lại với giáo pháp. Nhìn vào cuộc đời đức Phật để tìm sự hướng dẫn, ta thấy tuy đức Phật không bao giờ tránh né tham dự vào chính trị, nhưng thật ra Ngài làm điều ấy trong một cách khác biệt.

Ở nhiều nơi, những nhân vật chính trị như vua chúa, quốc vụ, hay tướng lĩnh, đã gặp gỡ Đức Phật để tham vấn về nhiều lĩnh vực. Đôi khi chỉ là những câu hỏi thông thường, nhưng cũng có những câu hỏi cụ thể về vấn đề quốc gia. Trong mỗi trường hợp, Đức Phật đều đưa ra những lời khuyên được cân nhắc và hữu ích.

Thực vậy, ngay cả những việc thoạt nhìn có vẻ bình thường nhưng lại có thể mang theo nó những sắc thái chính trị; chẳng hạn như khi đức Phật khuyên vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) lúc ông vua này có vẻ buồn rầu vì được tin đứa con mới sinh của mình là con gái, rằng có con gái cũng tốt như là có con trai.  Lời khuyên này rất có ý nghĩa vì liên quan đến những vấn đề thừa kế, dòng dõi không thể tránh khỏi trong hoàng tộc.

Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.

Một điều đặc biệt quan trọng là Tăng đòan cần phải xác nhận rõ một quan điểm đạo đức phổ quát, dựa trên mối quan tâm của Đức Phật đối với "mọi chúng sinh". Chúng ta phải vượt lên những quan tâm hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc. Những thử thách có ý nghĩa đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta, chẳng hạn như vấn đề thay đổi khí hậu, là ở bình diện toàn cầu, và qúa ít phát biểu cho toàn thế giới được đưa lên trên vấn đề này.

Ở Úc Châu, giới chính khách thường cho biết là cộng đồng Phật giáo đã quá im lặng, họ muốn chúng ta lên tiếng nhiều hơn. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các hàng chính khách, từ những thành viên hội đồng thành phố cho đến vị thủ tướng. Cùng với các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác, chúng tôi đã trao đổi với những viên chức này về vấn đề thay đổi khí hậu, về sự hài hòa, về hòa bình, về sự biết đủ, về lòng bác ái.  

Có quá nhiều tham ái và quá ít trí tuệ trên thế gian này, vì thế chúng ta không nên xem nhẹ ảnh hưởng mà chúng ta có thể có. Đa số chính khách suốt ngày chỉ nghe những vận động vì tư lợi; với họ, dù chỉ là một chút trí tuệ, một tiếng nói nhỏ bé nhưng chân thật và có chiều sâu tâm linh, cũng là một điều rất đáng ghi nhớ.

Theo tôi, những gì Thầy Bodhi và các vị lãnh đạo Phật giáo khác đang làm ở Mỹ là tuyệt diệu. Nó khiến cho tôi thấy hãnh diện là một tín đồ Phật Giáo. Tôi đã quá thường thấy sự hèn nhát về mặt đạo đức và sự dửng dưng được ngụy trang như những đức hạnh tâm linh. Chúng ta nên phẫn nộ trước nhiều sự việc xảy ra trên thế giới, và chúng ta nên tìm cách để thay đổi chúng. Nếu bạn phản đối việc này, hãy suy nghĩ xem bạn đang làm gì. Bạn đang lấy đi một vài tiếng nói hiếm hoi của trí tuệ, tình thương và sự dung hòa trên thế gian này, và từ chối không cho chúng một chỗ đứng. Bạn đang làm cho trí tuệ lặng im.

Làm như vậy là bạn đang làm công việc của Ma Vương. Không có gì làm cho Ma Vương yêu thích hơn là các bậc lãnh đạo tâm linh sống im lặng trong các tu viện và thiền viện và kêu gọi mọi người từ bỏ thế gian. Như thế thì Ma Vương mới có thể tiếp tục làm công việc của mình không bị gián đọan. Đây chính là việc Ma Vương đã làm khi Đức Phật giác ngộ: khuyên Ngài nên hoàn toàn từ bỏ thế gian. Đức Phật từ chối. May mắn thay nhờ thế mà chúng ta biết theo gương Ngài để biết cách xử trí với những vấn đề tên một cách cân bằng, khôn khéo và hữu ích.

 

 

 Tì khưu Sujato là một tu sĩ Phật giáo người Úc, một bậc thầy dạy giáo pháp và thiền tập, thành lập viên và cựu viện chủ tu viện ẩn lâm Santi ở  Úc Châu. Sư còn là một học giả về những thời đại sơ khởi của Phật Giáo (kinh Phật nguyên thủy, trước khi đạo Phật bị chia thành nhiều tông phái khác nhau) - Early Buddhism.  


Bản dịch: Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ

 

 Bhikkhu Sujato

Politics needs wisdom of Buddhist voices

BHIKKHU SUJATO Bhikkhu Sujato

Source:

http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/583215/politics-needs-wisdom-of-buddhist-voices

© Post Publishing PCL. All rights reserved.

The Buddha's path is a path of renunciation, letting go of all worldly desires and interests. So it's often seen as strange when devout Buddhists, especially Buddhist monastics, take a stand on political issues. On May 14, a number of Buddhist leaders in the US, including the respected senior monk Bhikkhu Bodhi, held a meeting at the White House, where they discussed matters of urgent contemporary importance, including climate change.

This sparked a deal of outrage on the internet; which, admittedly, is not hard to do. Some people argued that Buddhist monastics should just stay completely away from the political arena.

But involvement of monks with politics is nothing unusual. In Thailand, the Sangha is governed by an act of parliament. Monks have participated in street rallies, protesting to ensure that the monks keep their privileges; I haven't heard of Thai monks protesting on behalf of anyone else's interests.

In Myanmar, too, there is a Sangha Act, and the monks have lived inside one of the world's most brutal regimes for decades; obviously there have been political ramifications that the monks have to deal with, one way or another.

Just recently, three Myanmar monks received World Harmony Awards from the Parliament of the World's Religions for standing against the persecution of the Rohingya. One of the monks, Rev Seindita, said that if anyone wants to hurt the Rohingya, "they will have to kill me first". In Sri Lanka some monks formed their own party and won seats in parliament. In Vietnam similar things have happened. In Tibet, of course, the Sangha was the government. So whatever country you are in, you'll find monastics involved in politics.

To argue that Sangha should not be involved in politics is naive: everyone is involved in politics, whether you like it or not. Staying in a forest monastery in the middle of the wilderness is an act of deep political consequences. I've lived in such places, and I have seen what monks must do to manage monasteries in such places. You have to deal with developers, loggers, tourists, visas, building, protected species, drug smugglers, weapons dealers, illegal immigrants, crime, and on and on it goes. This is just the world we live in, and the world has a political dimension.

The question is not whether you are political, but how.

In many of the examples of traditional Buddhist societies I have mentioned above, the majority situation is that the Sangha aligns itself with the nation-state. Buddhism becomes a nationalist religion, whose purpose is to ensure allegiance to the governing powers.

This is, of course, completely against the dhamma. If we look at the Buddha for guidance, we see that he never shied away from engagement with politics, but he did it in rather a different way.

In multiple places, the Buddha is approached by political figures, whether kings, ministers, or generals, and asked various questions. Sometimes these are just general questions, but sometimes they are specifically to do with matters of state. In each case the Buddha would give considered and useful advice. Indeed, even apparently innocent events can take on a political dimension; consider, for example, the time when the Buddha encouraged King Pasenadi, who was sad to hear that his new-born child was a girl, by saying that a girl could be just as good as a boy. This is highly significant, given the inevitable questions of inheritance and lineage that accompany kingship.

The Sangha should speak with an independent, critical, ethical voice. There are some things that governments do that are good, like try to encourage harmony between religions, and we should support them. There are other things that governments do that are bad, like going to war and destroying the environment, and we should oppose them. The Sangha shouldn't go into parliament, or get into bed with a government, but they should be outspoken on important ethical issues.

It is especially crucial that the Sangha articulates a universal ethical vision, based on the Buddha's concern for "all beings". We must transcend petty concerns of nationalism. The most important ethical challenges of our time, like climate change, are global, and there are far too few voices willing to speak for the world.

In Australia, politicians have repeatedly said they hear too little from the Buddhist community, and want us to be more outspoken. I have been involved with multiple visits to politicians, from local council members to the prime minister. With religious leaders from many backgrounds, we have spoken to our politicians about climate change, about harmony, about peace, about contentment, about compassion.

There is so much greed in this world, and so little wisdom, that we should not underestimate the impact we can have. Most politicians hear little all day but self-interested lobbying; for them even a little wisdom, a small voice backed by sincerity and spiritual depth, is memorable.

I think what Ven Bodhi and the other Buddhist leaders are doing in the US is wonderful. It makes me proud to be a Buddhist. Too often I have seen moral cowardice and apathy disguise itself as spiritual virtues. We should be outraged by many of the things happening in our world, and we should try to make a difference.

If you oppose this, think what you are doing. You are taking some of the few voices of wisdom, compassion, and moderation in this world, and denying them a place. You are silencing wisdom. By doing so, you are doing the work of Mara.

Mara would love nothing more than to have spiritual leaders stay shut up in their monasteries and meditation centres and tell people to let go of the world. Then he can get on with his work without interruption. This is precisely what he did when the Buddha became awakened: encouraged him to be totally detached from the world. The Buddha refused. Thank goodness we have his example for how to engage in such matters in a balanced, wise and useful way.

Bhikkhu Sujato is an Australian-born Buddhist monk, dhamma and meditation teacher, founder and former abbot of Santi forest monastery in Australia. He is also a scholar of early Buddhism.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2015(Xem: 7096)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7738)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14321)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 11578)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
17/01/2015(Xem: 8580)
Jean-Paul Ribes sinh năm 1939, một nhà văn và nhà báo chuyên về Tây Tạng, và cũng là một người tu tập Phật Giáo đã hơn bốn mươi năm. Ảnh chụp ngày 27 tháng 4, năm 2008, trong một cuộc phỏng vấn của một chương trình Phật Giáo trên đài truyền hình quốc gia Pháp) Người ta thường xem phi-bạo-lực là một trong các phẩm tính tự nhiên của Phật Giáo. Điều này quả hết sức đúng. Thế nhưng sự phi-bạo-lực ấy có phải là một trong các mục tiêu hay chỉ là một phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật Giáo? Câu hỏi thật tế nhị.
16/01/2015(Xem: 21561)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 9430)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp.
14/01/2015(Xem: 7628)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
14/01/2015(Xem: 7684)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
13/01/2015(Xem: 10127)
* Về hình thức: Gồm 1 bao lì xì + 1 thẻ kinh hình Phật mặt trước , mặt sau có câu kinh Phật. * Về vấn đề đăng ký: Mỗi chùa được tặng 1 bộ gồm 300 thẻ kinh + Bao lì xì . ( Nếu cần nhiều hơn số lượng trên xin Quí Đạo hữu hoặc Chư Tôn Đức vui lòng liên hệ đặt thêm số lượng ( ĐT: 090 921 7921 ) xin hoan hỷ thêm phí in ấn tùy theo số lượng nhiều hay ít. Quí Đạo hữu hoặc Chư Tôn Đức vui lòng gửi thông tin liên lạc và địa chỉ của Chùa ( xin nói rõ chi tiết và hướng dẫn cách gửi hàng nêu vị trí toạ lạc ở vùng sâu vùng xa.)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]