Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cốt Lõi Của Giáo Huấn Phật Giáo Là Gì? - Buddhadasa

17/10/201207:42(Xem: 7085)
Cốt Lõi Của Giáo Huấn Phật Giáo Là Gì? - Buddhadasa
CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?
Buddhadasa
Hoang Phong chuyển ngữ

Buddhadasa_BhikkhuTôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?

Nếu nêu lêncâu hỏi tâm điểm của Phật Giáo là gì thì một số người sẽ bảo rằng đấy là Bốn SựThật Cao Quý (TứDiệu Đế), một số người khác thì lại cho đấy là aniccamdukkhamanatta(tức là Ba Dấu Ấn hay Ba Nguyên Lý Căn Bản của Phật Giáolà aniccam: vô thường, dukkha: khổ đauhay bất toại nguyên, manatta: vô ngã. Tuy nhiên cũng xin ghi nhận thêm là nhiềukinh sách còn đề nghị thêm một dấu ấn thứ tư là nibbanâ hay niết-bàn)và một số người khác nữa thì lại đọc lên vanh vách các câu sau đây:

Sabba pipassa akaranam
Kusalassupasampada
Sacitta pariyodapanam
EtamBuddhanasasanam

(có nghĩa là : "không nên làm điều xấu, chỉ nên làm điềutốt, tinh khiết tâm thức mình, đấy là cốt lõi giáo huấn của Đức Phật")

Tất cả cáccâu trả lời trên đây đều đúng, thế nhưng chỉ đúng được một phần, chẳng qua bởivì mọi người chỉ trả lời một cách thuộc lòng mà quên mất đi là phải tự kiểm chứngbằng kinh nghiệm của chính mình xem có đúng thật như thế hay không.

Để nêu lên cốtlõi của giáo huấn Phật Giáo tôi chỉ xin nhắc lại với quý vị một câu phát biểuvô cùng đơn giản của Đức Phật: "Khôngđược bám víu vào bất cứ gì cả". Trong kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm)có thuật lại rằng một hôm có một người bước đến đảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầuNgài hãy tóm lược giáo huấn của Ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và nếu đượcthì câu ấy sẽ là gì. Đức Phật đáp lại rằng Ngài có thể làm được việc ấy và đãnói lên câu trên đây: "Sabbe dhamma nalamabhinivesaya"tức là "Không được bám víu vàobất cứ gì cả"("Sabbe dhamma" có nghĩa là bất cứ gì,"nalam" không được phép, "abhinivesaya" bám víu vào).Đức Phật còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của câu này bằng cách nói thêm rằngnếu ai được nghe những lời cốt tủy ấy thì cũng có nghĩa là nghe được tất cảgiáo huấn, và nếu ai tiếp nhận được quả của việc tu tập ấy(không bám víu vào bất cứ gì)thìcũng có nghĩa là tiếp nhận được tất cả các quả do giáo huấn của Ngài mang lại.

Nếu ai nắm vữngđược sự thật trong những lời giáo huấn ấy một cách hoàn hảo - tuyệt đối khôngđược bám víu vào bất cứ gì cả - thì người ấy cũng sẽ không còn bị những con vikhuẩn gây ra các thứ bệnh thèm muốn, ghét bỏ và vô minh thâm nhập, đấy là cácthứ bệnh đưa đến những hành động sai lầm, dù là trên thân xác, bằng ngôn từ haytrong tâm thức. Chính vì thế, cứ mỗi khicó một hình tướng, một âm thanh, một mùi, một vị, một sự va chạm hay một hiệntượng tâm thần phát hiện, thì kháng thể "không được bám víu vào bất cứ gìcả" sẽ giúp chận đứng ngay được sự lây nhiễm. Vi khuẩn không thể thâm nhậpđược, hoặc cũng có thể cứ để cho chúng thâm nhập nhằm để dễ tiêu diệt chúnghơn. Dù sao thì vi khuẩn cũng sẽ không thể nào sinh sôi nẩy nở và gây ra bệnhđược, bởi vì kháng thể trong người luôn tìm cách tiêu diệt chúng. Thật vậykháng thể đó có hiệu lực vô song và vĩnh viễn. Và đấy là cốt lõi của giáo huấnPhật Giáo, của tất cả Dhamma. Khôngđược bám víu vào bất cứ gì cả!

Bất cứ ai đãthực hiện được sự thật đó thì cũng có thể xem như đã tạo được cho mình kháng thểgiúp hóa giải mọi sự tác hại của căn bệnh tâm linh và khiến cho nó phải chấm dứt.Người ấy sẽ không còn bị căn bệnh làm cho mình phải khổ sở với nó nữa. Thếnhưng đối với trường hợp của một người bình dị không thấu triệt được cốt lõi củagiáo huấn của Đức Phật là gì thì hoàn toàn khác hẳn: người này không có một sứcđề kháng nào cả.

Đến đây có lẽquý vị cũng đã nắm vững được ý nghĩa của "căn bệnh tâm linh" là gì vàai là vị lương y chữa khỏi được căn bệnh ấy. Thế nhưng chỉ khi nào ý thức đượclà mình đang bệnh thì khi ấy mình mới thật sự nghĩ đến việc chữa chạy và sử dụngliều thuốc thích nghi. Nếu chưa ý thức được là mình đang bệnh thì mình vẫn cứ sốngnhởn nhơ và đua đòi những gì mình thích. Đấy chẳng khác gì như một người bị laophổi hay bị ung thư mà cứ lo vui đùa không quan tâm đến việc chữa chạy cho đếnmột lúc nào đó thì mọi sự đã muộn, người ấy sẽ không sao tránh khỏi cái chết docăn bệnh của mình gây ra.

Không nên vướngvào những chuyện ngu xuẩn đại loại như thế! Phải luôn tuân theo những lời chỉ dạycủa Đức Phật: "Không được chểnh mãng. Phải luôn chú tâm thật mạnh".Biết chú tâm thật mạnh thì chúng ta mới nhận ra được là mình đang bị căn bệnhtâm linh hành hạ và từ đó mình mới khám phá ra được đám "vi khuẩn"gây bệnh cho mình. Nếu áp dụng được những điều chỉ bảo trên đây một cách đúng đắnvà kiên trì thì nhất định quý vị cũng sẽ tiếp nhận được ngay trong cuộc sốngnày những điều tốt đẹp nhất mà con người có thể có được.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2011(Xem: 7013)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
15/09/2011(Xem: 6167)
Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái. Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.
14/09/2011(Xem: 9613)
Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyếnkhích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiềnlành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bènhững người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn...Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành.
08/09/2011(Xem: 8112)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
07/09/2011(Xem: 5467)
Hôm nọ, một người giáo viên nổi tiếng quay trở về nhà sau bài thuyết trình quan trọng mà ông vừa trình bày trước một nhóm các đồng nghiệp đáng kính của mình, đang đi nhưng lòng ông say sưa với những lời tán thưởng mà thính giả đã dành tặng cho ông. Thói quan đã đưa ông đến con đường đi bộ dọc theo bờ biển. Đang tản bộ trên bờ biển thì ông bắt gặp một cậu bé.
04/09/2011(Xem: 11932)
DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương! DỄ là biết được Vô thường KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần, DỄ là độ lượng bản thân KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
02/09/2011(Xem: 13468)
Có 2 người đàn ông bị bệnh nặng, ở cùng phòng bệnh viện. Một người đàn ông được phép ngồi trên giường để truyền dịch vào mỗi buổi chiều. Và chiếc giường này được đặt cạnh một cái cửa sổ. Ngườiđàn ông còn lại thì phải nằm trên giường suốt cả đời.Hai người đàn ông rất thường xuyên nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, sự phục vụ trong quân đội, những nơi mà họ từng đi nghỉ mát…
01/09/2011(Xem: 6338)
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Báo NLĐO muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!
28/08/2011(Xem: 7255)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
28/08/2011(Xem: 4938)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567