Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới Thiệu Quyển Sách 'Bản Chất Của Hạnh Phúc'

10/10/201202:05(Xem: 6221)
Giới Thiệu Quyển Sách 'Bản Chất Của Hạnh Phúc'

GIỚI THIỆU
QUYỂN SÁCH 'BẢN CHẤT CỦA HẠNH PHÚC'

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howrd Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

theartofhappiness_dalailama

LỜI NGƯỜI DỊCH

Quyển sách này như Bác sĩ Howard Cutler nói là tinh hoa của loạt sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc, và cũng nhờ quyển sách này nên tôi mới biết những quyển sách của loạt sách này và tôi sẽ cố gắng để chuyển ngữ tất cả những quyển sách còn lại của loạt sách này:

1- The Art of Happiness: Nghệ Thuật tạo Hạnh Phúc, đã được Thượng tọa Tâm-Quang, chùa Tam Bảo, Fresno, California, dịch thuật và ấn hành.

2- The Art of Happiness in the Trouble World: Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não,Tuệ Uyển đã dịch xong ngày 23-2-2012.

3- The Art of Happiness at Work: Nghệ Thuật Hạnh Phúc với Nghề Nghiệp, Tuệ Uyển đã dịch được vài chương của quyển sách này.

4- The Essence of Happiness: Bản chất của Hạnh Phúc, Tuệ Uyển dịch xong ngày 14- 01- 2011.

Vì quyển sách này chỉ trích những đoạn quan trọng trong loạt sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc nên chỉ trên năm mươi trang sách nếu in liên tục, nên có thể được in chung với quyển Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với Bác sĩ Howrd Cutler khi ông báo tin cho ngài về sự thành công không ngờ của quyển sách đầu tiên của loạt sách này quyển Nghệ Thuật Hạnh Phúc, là: nó giúp ích gì cho mọi người hay không? Tuệ Uyển cũng mong sự hiện diện của những quyển sách này bằng Việt ngữ sẽ có những ích lợi như thế. Làm cho đời sống của chúng ta hạnh phúc hơn! Như mong đợi của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ngày 28-4-2012

Tuệ -Uyển

LỜI MỞ ĐẦU

Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây. Khuynh hướng của Bác sĩ Cutter là để thể nghiệm một tiến trình nhằm trình bày những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc hướng dẫn một đời sống tốt đẹp hơn, tranh luận qua những quán chiếu và luận giải từ chính nhận thức Tây phương của ông.

Bác sĩ Cutter đã tốt nghiệp tại trường Đại học Y Dược Arizona. Ông đã hoàn tất chương trình huấn luyện đặc biệt về tâm lý trị liệu tại Trung Tâm Y Khoa Good Samaritan tại Phoenix, và là người đạt được bằng cấp đặc biệt của Hội Đồng Tâm Lý Trị Liệu và Thần Kinh Học Hoa Kỳ. Bác sĩ Cutter hiện đang cư trú tại Phoenix, nơi ông có một cơ sở tâm lý trị liệu tư nhân.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, Tenzin Gyatso, là lĩnh tụ tâm linh và thế quyền Tây Tạng. Năm 1989, ngài đoạt giải Nobel Hòa Bình vì sự đấu tranh bất bạo động cho sự giải phóng Tây Tạng. Từ năm 1959, ngài đã sống lưu vong tại Ấn Độ. Tây Tạng tiếp tục bị Trung Cộng chiếm đóng.

VĂN PHÒNG CAO CẤP CỦA TÂY TẠNG

DHARAMSALA, ẤN ĐỘ

LỜI GIỚI THIỆU

Trong quyển sách này, chúng tôi trích dẫn chắc lọc những nguyên tắc và thực hành chính yếu từ quyển Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang Cho Đời Sống, chọn lựa những thông điệp then chốt gói gọn những nhận thức nền tảng của quyển sách này. Để giới thiệu quyển sách này, tôi nghĩ, có thể rất hữu ích để nhìn nó trong phạm vi rộng rãi hơn của toàn bộ những tác phẩm về Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc, khởi đầu với một lược thuật tóm tắt.

Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúcđược xuất bản năm 1998, và mặc dù với số lượng ấn hành ít ỏi và những dự đoán khiêm nhường về thành công, nhưng nó nhanh chóng trở thành một quyển sách bán chạy nhất thế giới, và cuối cùng lên đến hàng triệu người đọc. Sau khi quyển sách được phát hành, tôi thấy mình vẫn ao ước khám phá chủ đề hạnh phúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong sự thâm sâu hơn. Mặc dù chúng tôi đã bao hàm những nguyên lý then chốt, nhưng tôi cảm thấy vẫn có nhiều điều để học hỏi, gợi lại nhiều lần đối thoại quá khứ mà trong ấy Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nhắc nhở tôi, “Mặc dù việc đạt đến hạnh phúc chân thật là có thể hiện thực, nhưng đấy không là một vấn đề đơn giản. Có rất nhiều trình độ…Chúng ta cần những sự tiếp cận đa dạng… Trình độ học hỏi và kiến thức về những gì thực sự đưa đến hạnh phúc càng phong phú phức tạp, chúng ta càng được tác động hơn .”

Do thế, khi một sự hội tụ những sự kiện tạo nên cơ hội để tiếp tục sự gặp gở của chúng tôi, tôi rất vui mừng. Những sự thảo luận này đã tiến triển trong một sự cộng tác tiếp diễn trên một loạt những quyển sách, bao gồm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc Thực Hành(2003),Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não(2009). Hai quyển sách nữa đang được dự tính để hoàn tất toàn bộ loạt sách của chủ đề này.

Điều này đưa chúng ta đến tác phẩm Bản chất của Hạnh Phúc. Như tôi đã gợi ý nhân tố căn bản cho việc mở rộng tác phẩm nguyên thủy thành một loạt sách cùng chủ để, thế thì ý tưởng của việc cô đọng hay tóm tắt một quyển sách tương tự có thể dường như mâu thuẩn. Nhưng không có sự mâu thuẩn. Có nhiều sự tiếp cận đối với hạnh phúc, mỗi thứ hữu dụng dưới những hoàn cảnh khác nhau. Và đôi khi, tất cả chúng ta cần một ít nhắc nhở đơn giản của những chân lý nền tảng.

Làm thế nào quyển sách này có thể hữu dụng? Đầu tiên, đối với những ai không chắc chắn về thái độ hay cư xử đưa đến hạnh phúc chân thành, nó có thể giúp để lèo lái một tiến trình diễn biến chân thật đối với hạnh phúc – với một sự tiếp cận được hổ trợ bởi 2.500 năm theo lối kinh nghiệm thử thách bởi vô số hành giả Phật Giáo và mới gần đây hơn, bởi sự thẩm tra khoa học. Thứ hai, đối với những ai thật sự biết con đường chân lý đến hạnh phúc, nhưng họ quá bị vướng bận với sự cọ xát của cuộc sống hằng ngày cho nên người ta quên đi những chân lý nội tại căn bản này và đi chệch phương hướng, những hạt trân châu tuệ trí này có thể hoạt động như những người nhắc nhở để giúp đưa họ trở lại lối mòn chân chính. Và đối với những ai nhớ rõ ràng những nguyên tắc này nhưng thất bại trong việc thực hiện chúng, quyển sách này có thể thúc đẩy họ áp dụng những phương châm xử thế trong đời sống hằng ngày của họ, được gợi hứng bởi một vị hiền nhân đã tìm thấy hòa bình và hạnh phúc chân thật do theo đuổi con đường này.

Bởi vì cấu trúc và bố cục của quyển sách này khởi đầu một cách nhẹ nhàng từ bố cục thông thường của loạt sách Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc, thế nên trước khi chấm dứt tôi muốn thêm một ít bình luận về việc hiệu đính tác phẩm này.

Nghệ Thuật Sống HạnhPhúc được chia làm năm phần chính, sau đó được chia nhỏ thành những chương. Bản Chất của Hạnh Phúccũng theo cấu trúc năm phần giống như thế, và trong mỗi phần được trích dẫn liên hệ đến những chủ đề chính thấy trong những phần tương ứng của Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc. Những đoạn trích này được rút ra từ Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc, sau đó được tập hợp một cách đại thể theo từng đề mục và tái cấu trúc, mà không có dấu chỉ dẫn đến vị trí nguyên thủy của chúng trong Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc. Do vậy, sự liên tục của những đoạn trích không nhất thiết theo thứ tự của những chương trong quyển sách trước đấy. Cũng thế, khi rút ra những đoạn trích, thỉnh thoảng tôi thấy cần thiết thực hiện một số hiệu đính nào đấy, hoặc là vì ngữ pháp văn phạm hay để bảo toàn sự trong sáng và ý nghĩa đúng đắn của đoạn văn, một khi nó được trích ra từ phạm vi thảo luận rộng hơn. Trong một ít trường hợp, tôi cũng nhuận sắc vì tính súc tích, mặc dù một cách tổng quát tôi cảm thấy duy trì những lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma như chúng xuất hiện trong những đối thoại ban đầu là quan trọng hơn, tôi thực hiện thoãi mái hơn trong việc giảo chính những phần bình luận của chính tôi.

Cuối cùng, trong kỷ niệm lần thứ mười xuất bản loạt sách Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết, “Mục tiêu của chúng tôi là chia sẻ với những người khác sự tin chắc rằng có nhiều người trong chúng ta có thể hành động để đạt được hạnh phúc to lớn hơn trong đời sống của chúng ta, và quan trọng hơn, để đưa sự chú tâm đến những cội nguồn nội tại sâu rộng vô vàn sẳn sàng phục vụ mỗi chúng ta.” Tôi hy vọng rằng tác phẩm này cũng đáp ứng những mục tiêu ấy và quý vị sẽ tìm thấy giá trị thực tiển nào đấy trong những trang sách này, để hổ trợ quý vị đạt đến hạnh phúc chân thật trường cửu.

Howard Cutler

Trích từ quyển Bản Chất của Hạnh Phúc

nghethuattaohanhphuc-coverart-happiness-book

Nghệ Thuật tạo Hạnh PhúcNghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 26012)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
07/12/2013(Xem: 16321)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
07/12/2013(Xem: 7297)
Các Phật tử nam lắng nghe chăm chú, các Phật tử nữ lặng nhìn, nghe Hòa thượng khai thị. Có lẽ ai nấy cũng chạnh lòng khi biết rằng, chính tại ngôi chùa Cực Lạc Cảnh Giới này, TT. Hạnh Nguyện đang ngày đêm nguyện cầu chư Phật, hộ pháp gia hộ cho công trình xây dựng Chùa Cực Lạc Cảnh Giới sớm thành tựu, và là nơi nương tựa, tu học tâm linh quan trọng của bà con Phật tử Việt Nam ở hải ngoại.
07/12/2013(Xem: 7825)
Sáng ngày 4/12, chùa Việt Nam mới có tầm cỡ bậc nhất tại Thái Lan “Cực Lạc Cảnh Giới” (WAT PA SUKAWADEE) địa chỉ: 75 Moo, 6 Tambon Samoeng-Nue Samoeng, ChiangMai, ThaiLand đã trang nghiêm tổ chức lễ xuất gia cho sáu cư sĩ bạch y Ưu Bà Tắc, dưới sự chứng minh của HT.Thích Như Điển – Tổng thư ký GHPGVNTN Châu Âu- Phương trượng chùa Viên Giác (CHLB Đức), TT.Thích Hạnh Nguyện – trụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT. Thích Nguyên Hiền – trụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng)…, gần 80 Tăng Ni Phật tử về tham dự.
07/12/2013(Xem: 6974)
Không ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có: - Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng. - Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.
07/12/2013(Xem: 7621)
Khi đức Phật đi giáo hóa đến ngự tại động Thất Diệp thuộc núi Kỳ xà Quật gần thành La Duyệt, một hôm con một Trưởng giả tên Thiện Sinh, sáng sớm tắm rửa xong, ra khỏi thành vào vườn cây, dùng hương lễ lạy sáu phương. Lúc ấy, đức Phật đang ở tại động Thất Diệp, Ngài quán sát chúng sinh, thấy vậy, Ngài liền đến chỗ ấy (bằng thần thông) ngay khi Thiện Sinh vừa lễ lạy xong; khi gặp, Ngài nói với thanh niên rằng:
06/12/2013(Xem: 8742)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
05/12/2013(Xem: 11346)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
03/12/2013(Xem: 52121)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20704)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567