Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nhận về nhân và quả

09/10/201203:08(Xem: 6585)
Cảm nhận về nhân và quả
nhan qua

Cảm nhận về nhân và quả
Huỳnh Ngọc Chiến


Mỗi buổi sáng, mở báo đọc, không ai là không kinh hãi về những hiện tượng bạo lực diễn ra hầu như hàng ngày. Người ta dễ dàng giết nhau vì những nguyên nhân không đâu: một cái liếc mắt, một vụ va chạm nhỏ ngoài đường, sau cơn nhậu quá say… Con giết cha, anh giết em, vợ giết chồng, người tình giết người tình, tớ giết chủ. 

Người ta dễ dàng giết cả những người thân yêu, và thản nhiên tra tấn trẻ em bằng những thủ đoạn rùng rợn như thời trung cổ. Đến trẻ em, trong màu áo học trò, cũng sẵn sàng đâm chém nhau. Bạo lực và hận thù hầu như đã tràn lan đến mọi ngóc ngách của cuộc sống. 
 
Sau lũy tre xanh, cuộc sống vốn bao đời thanh bình êm ả, cũng bắt đầu nhuốm màu bạo lực. Người ta luôn sẵn sàng lăn xả vào nhau một cách dễ dàng, như hai con dã thú trong trạng thái bị kích động tột độ, vì những chuyện không đâu, và ở bất cứ nơi nào. 

Lưỡi dao và thú tính đã dần lấn át tiếng nói của lương tri và nếp cư xử văn hóa truyền thống của ông cha. Người ta dễ dàng giết người, và lạnh lùng thụ án. Mà nạn nhân lắm khi là những người hoàn toàn xa lạ không chút hận thù với kẻ giết người. Có một trường hợp bạn bè giết nhau vì ai cũng sĩ diện, muốn giành được trả tiền sau một chầu nhậu! Những tai nạn đau thương trong giao thông và lao động, những thảm họa tang tóc đến với ngư dân trên rừng dưới biển suốt bao năm dài dường như cũng chẳng còn làm một ai động tâm. 

Xã hội chúng ta đang tiến gần đến bờ vực của thảm họa đạo lý, mà có lẽ phải có một ngọn bút thiên tài tầm cỡ Dostoievski mới có thể phân tích đầy đủ về quái trạng tâm lý này. Xã hội hiện nay gần như luôn sống trong một tâm trạng bất an, sợ hãi vì đời sống tinh thần và đời sống tâm linh đã bị tổn thương trầm trọng, và do đó rất dễ dàng bị kích động. Người ta đổ lỗi cho xã hội, cho gia đình, cho cá nhân, cho đoàn thể mà không hiểu rằng xã hội chúng ta đang gánh chịu những cái quả nặng nề từ cái nhân mà chúng ta đã gieo ra từ trước. 

Nguyên nhân đâu phải là cái gì nằm trước mắt mà thường bắt nguồn từ gốc rễ sâu xa, rồi mới cảm nhiễm dần dần vào đời sống văn hóa xã hội. Như căn bệnh ung thư tàn phá dần dần cơ thể. Ta đang gặt những gì đã gieo, đúng theo quy luật nhân quả của Phật giáo. 
 
Văn hóa, nhìn ở một góc độ, chỉ là quá trình “gieo và gặt”. Về mặt thuật ngữ khoa học, từ “Văn hóa” được bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus” mà nghĩa gốc là “gieo trồng”. Ta gieo gì thì sẽ gặt nấy. Đó là văn hóa. Chúng ta không thể mong đợi một mùa lúa ngát bông khi ta gieo xuống luống cày toàn sỏi đá.

Quẻ Khôn trong kinh Dịch nói: Nhà chứa điều thiện tất có dư niềm vui. Nhà chứa điều bất thiện, tất có dư tai ương. Bề tôi giết vua, con giết cha, không phải vì duyên cớ trong một sớm, một chiều, mà nguyên nhân dần dần dẫn đến, chỉ do không biết sớm vậy). Gieo nhân sẽ gặt quả tương ứng. Quả theo nhân như bóng với hình. Chỉ sớm hoặc muộn mà thôi.

Sau những ngày Tết, câu chuyện cướp ấn đền Trần nổi bật lên như một “hiện tượng văn hóa” quái dị trong xã hội ta. Cảnh tượng hàng hàng lớp lớp người chen chúc xô đẩy để cướp giật nhau một tờ giấy vàng ố, với hy vọng được thăng quan tiến chức để “đổi đời” hoặc “lên đời”, quả là một quái trạng xã hội dường như chưa từng có tự cổ chí kim. 
 
Không ít người lên án đó là một sự kiện thiếu văn hóa, song chúng ta nên hiểu rằng hiện tượng đó chính là một “hệ quả văn hóa” tất yếu của một xã hội mà mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống tinh thần thì quá khô cằn, còn đời sống tâm linh lại hoàn toàn vắng bóng trong suốt một thời gian dài. 

Một bộ phận của xã hội đang từng ngày băng hoại về đời sống tinh thần và tiết tháo, trong cảnh mua quan bán tước, mua bằng bán cấp diễn ra hầu như công khai. Khí phách và tiết tháo của người xưa đã dần bị hủy hoại, khi con người chỉ còn biết tìm cách tiến thân bằng cái đầu gối, bằng cái lưng khom, bằng thói xu nịnh và dối trá. Họ chỉ còn biết tin và dựa dẫm vào thần linh mà không còn đủ sức tin vào năng lực của chính bản thân, bởi một lý do đơn giản là năng lực thực sự đôi khi không còn được coi trọng nữa. 

Chúng ta đã quá vội vàng bước một bước dài từ một thời kỳ tự mãn ấu trĩ bằng cách xóa sạch dấu tích văn hóa tâm linh để khẳng định một cuộc sống mới của thế hệ anh hùng, nên dễ dàng chuyển sang một xã hội đầy mê tín dị đoan nhảm nhí một cách nhanh chóng, do không có điều kiện để tiếp xúc với vẻ đẹp nhân văn thực sự của đời sống tâm linh. Hễ gieo hận thù, bạo lực thì chúng ta phải gặt hái sự hỗn loạn trong xã hội đạo đức suy đồi và mất tất cả niềm tin.

Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ (bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến) chép rằng vào đời Lê ở làng Phù Ủng có một vị quan văn thần là Võ Vinh Tiến. Tuy tuổi còn trẻ nhưng ông đã làm nên khoa hoạn, tay cầm trọng binh đốc trấn ở Cao Bằng. Những người kỳ lão ở trong làng đều ghen ghét, việc gì cũng đè nén không cho dự. Mỗi khi làng có đám có lệ ăn uống, thì mọi người đều thoái thác, không muốn ngồi cùng chiếu với Võ công. 
 
Võ công sai đem một trăm lặng bạc và trâu gạo tạ lỗi. Chúng khước đi không nhận, bắt phải thân về tận nơi. Võ công dắt trâu, đem bạc về, luồn lọt cho được thỏa lòng. Được ít lâu cái hiềm khích cũ đã quên dần, ông mới bàn với dân xoay miếu thần về hướng Bắc, xong đâu đấy, lập đàn nhảy xuống sông mà thề rằng: “Làng này đã coi khinh khoa hoạn thì về sau không nên có nữa”. Từ khi Võ công mất, trong làng không còn người đỗ đạt nữa.

Đọc bài đó, chúng ta không khỏi giật mình về sự ràng buộc của hai chữ quả và nhân. Chúng ta đã khinh thường chất xám, và sau đó lại hối hả lấp lỗ trống kiến thức bằng nạn mua bán bằng cấp; và giờ đây xã hội đang phải đối mặt với sự dối trá và suy nhược về đời sống tinh thần.

Cùng với sự đăng quang của lý trí, con người thế kỷ XX đã say sưa chinh phục, say sưa khai phá, và tàn phá thiên nhiên, say sưa với khát vọng làm chủ nhân ông của cả trần gian lẫn trên thiên giới. Và con đường chinh phục đó đang dẫn con người đến sự kết thúc bá quyền trên sa mạc. Đó là quả và nhân. 
 
Tôi hoàn toàn không tin vào thuyết Thượng đế sáng tạo vũ trụ. Nếu cần phải có Thượng đế để giải quyết vấn đề nguồn gốc vũ trụ, thì ngài chỉ đóng vai trò sáng tạo vũ trụ, rồi sau đó để nó tự tồn tại và vận hành, và có thể sẽ hủy hoại theo luật nhân quả.

Có lẽ không đâu luật nhân quả lại hiện rõ bằng trong Phật pháp. Xã hội chúng ta hiện nay đang cảm nhiễm sự lạnh lùng vô cảm đáng kinh hãi, vì những cái nhân bạo lực mà chúng đã ta gieo quá lâu và quá nhiều trong quá khứ. Chúng đã tàn phá gần như hoàn toàn nền văn hóa đạo lý của ông cha. Tâm hồn con người hiện nay đã nhiễm tham, sân, si trầm trọng. 
 
Quá nhiều tham dục, quá nhiều sân hận và ngu si đã và đang hủy hoại con người. Muốn tạo được sự chuyển hóa trong xã hội thì toàn bộ hệ thống giáo dục phải giúp con người có điều kiện tiếp xúc nhiều và lâu dài với điều thiện, với lòng từ bi bác ái; phải dạy cho con người những bài học yêu thương thay cho những tư tưởng đầy bạo lực hận thù. 
 
Điều đó sẽ giúp con người thật sự trở nên nhân ái đối với đồng loại, như ta đã thấy qua nhiều tấm gương nhường cơm sẻ áo của những đứa bé Nhật Bản trong thảm họa sóng thần vừa qua. Vết thương tinh thần và tâm linh của xã hội chúng ta đã bị tổn thương quá trầm trọng, cần phải điều trị lâu dài. Cần phải gieo nhân lành để được quả tốt.

Sự ổn định xã hội được xây dựng trên sự sợ hãi, thay cho tinh thần vô úy của Phật giáo hay tinh thần “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” của Mạnh Tử, thì chỉ có thể đưa toàn xã hội đến sự bạc nhược tinh thần. 
 
Sự ổn định bạc nhược đó sẽ hủy hoại dần xã hội bằng căn bệnh trầm kha. Mà một xã hội hễ càng sợ hãi, thì khi đối mặt với một sự bất ổn, như thảm họa thiên nhiên, lại càng dễ biến thành hỗn loạn.

Huỳnh Ngọc Chiến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2019(Xem: 5537)
HƯƠNG NHẠC ĐẠI NGÀN Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
09/01/2019(Xem: 5507)
Thơ Báo Ơn Khóa Tu Báo Ơn năm nay Chúng con tu tập những ngày mùa đông Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
09/01/2019(Xem: 10256)
Ngày 26/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rời Làng Mai Thái Lan về Đà Nẵng. Hai ngày sau, chiều 28/10, Thầy đã về chùa tổ Từ Hiếu trong sự chào đón của các học trò cũng như tăng ni, Phật tử ở Huế. Chuyện này thì ai cũng biết và các báo đài đã đưa tin rất nhiều.
08/01/2019(Xem: 8084)
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41. Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?
08/01/2019(Xem: 7822)
TRÁI TIM RỘNG MỞ THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Thông dịch: Thupten Jinpa Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tác giả, dịch giả và người hiệu đính.
08/01/2019(Xem: 5110)
Kính thưa chư Tôn đức, quí vị hảo tâm Từ thiện và bạn lành. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay (05.Jan-2019) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bodhgaya- lưu vực sông Niranjana (Ni Liên Thuyền) và Nalanda tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
08/01/2019(Xem: 7678)
" Ê tụi mày ơi! Xem kìa, có ông thầy chùa đầu trọc đằng kia..." Khi vừa thoáng nghe, cơn giận từ đâu tràn đến và như xâm chiếm toàn bộ cõi lòng thầy. Thầy thấy mình bị xúc phạm, bị hủy nhục và chê bai. "Ta đây là đường đường một vị quốc sư, ngay cả vua cũng phải kính nể quỳ lạy, người người ai ai cũng tôn kính đảnh lễ, mà nay tụi nhóc này dám nói mình là thầy chùa đầu trọc".
07/01/2019(Xem: 6021)
Chùa Hương Từ Bi - Camp Metta được thành lập vào tháng 9 năm 2017 ở california; và đã ký giấy tờ mua nhà vào ngày 04/10/2018 tại số 14136 Long Ridge Road, thành phố Los Gatos, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hiện chùa có 2 căn nhà với diện tích 26 mẫu tây trong vùng núi Santa Cruz, làm nơi phạm vũ, hoằng pháp lợi sanh, hầu mong báo Phật ân đức qua các hoạt động hàng tuần: ngồi thiền, tụng kinh, pháp đàm, ăn cơm chánh niệm và đi hiking - sinh hoạt dã ngoại; cùng tổ chức những khóa tu học và các ngày đại lễ Phật giáo hằng năm.
06/01/2019(Xem: 7809)
Lời Ngõ Tập kỷ yếu mừng thọ 66 của Thượng-Tọa Thích Từ-Lực được thực hiện bởi một nhóm anh chị em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử với sự cộng tác của quý thân hữu và môn đệ của Thầy. Đây là món quà tinh thần chúng con thương kính dâng lên Thượng tọa. Xa lộ 66 là xa lộ đầu tiên của nước Mỹ nối kết từ thành phố Chicago của tiểu bang Illinois đến thành phố Santa Monica của tiểu bang California. Như Xa lộ 66, Thầy là một chiếc cầu nối kết những sự cảm thông, sự thương yêu mến nhau giữa mọi người.
05/01/2019(Xem: 5608)
Tết là mọi người về quê. Chúng tôi cũng về quê. Về Thái Bình. Nhưng không về nhà mà đến 1 ngôi chùa ở huyện Thái Thụy. Ngôi chùa làng. Chùa làng Me. Tết là mọi người tập trung. Người ta liên hoan, nhậu nhẹt, bia rượu, đàn đúm. Chúng tôi cũng tập trung lại với nhau. Nhưng chúng tôi im lặng hành thiền. Hơn 30 huynh đệ chúng tôi từ Hà Nội và 1 số tỉnh thành quy tụ về chùa làng. Ở quê có thêm hơn 30 thành viên nữa. Vậy là có 70 thiền sinh. Chúng tôi bình an đón Tết Thiền 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]