Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Thực Nghiệm

12/09/201208:43(Xem: 6305)
Phật Giáo Thực Nghiệm
lotus_1

PHẬT GIÁO THỰC NGHIỆM

John Nelson - Khánh Uyên dịch

Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình thái của tổ chức văn hóa xã hội đến mức nào . Khả năng chọn lọc , cấu thành , rồi tiếp tục làm tăng trưởng cá tính , theo những phương cách mà ta hy vọng là tích cực đã chế ngự cách chúng ta hình thành quan niệm và xây dựng cuộc sống của mình .

Không ở đâu sự tự do đó hiển nhiên hơn là trong mối quan hệ của con người với tôn giáo . Tất nhiên trên thế giới - kể cả phương Tây – vẫn còn nhiều nơi ở đó các định chế tôn giáo duy trì được ảnh hưởng của chúng đối với xã hội để phân xử các vấn đề luân lý và đạo đức , thừa nhận các chính nghĩa của xã hội và các phiong trào chính trị , kể cả xác định tiêu chuẩn giá trị cho những phát kiến mới của các nhà khoa học và các bác sĩ . Nhưng ở những xã hội đang cố gắng tách rời tôn giáo với chính trị thông qua nguyên tắc pháp trị , những quyền lực ấy cũng đã bị giới hạn . Lần đầu tiên trong lịch sử loài người , hàng trăm triệu con người nay đã được phép tự chọn cho mình những lý tưởng tôn giáo mà họ tin ; hoặc chấp nhận hay không mọi gợi ý của tôn giáo . Một cuộc khảo sát vào năm 2009 do Pew Research Center tiến hành về “Những biến đổi trong việc chấp nhận tôn giáo tại Hoa Kỳ” chỉ ra rằng 44% tất cả những người Mỹ đã thay đổi tôn giáo vào một thời điểm nào đó trong đời . Điều đó giải thích vì sao mà quý vị [là người Tây phương] có thể đọc được bài viết này trong một ấn phẩm được thiết kế để nêu ra những mối quan tâm khác nhau về Phật giáo .

Có nhiều đề nghị hấp dẫn để người ta có thể lựa chọn cho mình một con đường tâm linh hay tôn giáo , tuy rằng lần tiếp xúc đầu tiên của một người với những truyền thống Phật giáo khác nhau có thể là điều làm nản chí . Trước khi ai đó trở thành một hành giả Thiền tông , Kim cương thừa , hay Tịnh độ tông hoặc bất kỳ một tôn giáo nào khác hiện rất dễ tiếp xúc trên khắp thế giới qua những địa chỉ thực hay ảo , hầu hết những người mới đến với Phật giáo cũng như những người sinh trưởng trong gia đình đã theo Phật giáo lêu đời , nếu sống trong phạm trú lỏng lẻo của điều được gọi là “ những tông phái Phật giáo thực nghiệm” . Tính từ “thực nghiệm” nhằm lưu ý đến những cách thức khiến các truyền thống Phật giáo đã giành được sự chấp nhận của các cộng đồng ; một công trình đóng góp bởi nhiều bậc Tỳ-kheo đã chứng đắc và thông tuệ . Sau nhiều thăm dò , các ngài đã đưa ra được những khái niệm và phương pháp thích hợp cho việc ứng dụng vào từng cộng đồng , không chỉ liên quan đến những vấn đế tâm lý hay tâm linh , mà cả những vấn đề thuộc xã hội và chính trị . Đó không phải là hình thức Phật giáo lý tưởng của các tu viện hay của các nền văn hóa phổ biến , nhưng là một hình thức Phật giáo dấn thân trọn vẹn vào những hoàn cảnh và cảm thức của thời đại .

Dưới đây là năm đặc điểm của Phật giáo thực nghiệm có thể phần nào làm chuyển hướng những kiểu mẫu tư duy sẵn có của quý vị . Giữa kỷ nguyên lịch sử độc đặc của chúng ta , lúc con người đã quen với dòng thông tin , dòng tiền bạc và dòng người lưu chuyển toàn cầu ( điều trước đó chưa bao giờ có ) , những đặc điểm của Phật giáo thực nghiệm nhắm tới sự thích ứng với các đường lối mà những tôn giáo như Phật giáo phải điều chỉnh để phù hợp với ảnh hưởng cảu toàn cảnh đang diễn tiến . Đó là những đặc điểm đã xuất hiện vào hạ bán thế kỷ 20 , có thể áp dụng được cho cả định chế Phật giáo lẫn các hành giả – cho dù họ áp dụng một cách tin cần , một cách tùy hứng hay theo kiểu nào khác ; điều cần quan tâm là phần nào chúng ta đã “nhiễm khuẩn” trong thập niên cuối

Trước hết khuynh hướng thực nghiệm của Phật giáo cần xác định một chỗ đứng , giống như một hệ thống kiểm soát được định vị toàn cầu ( GPS) , chúng ta xác định bối cảnh văn hóa , xã hội kinh tế và sinh thái đề chỉ ra nơi chúng ta đang thực sự tồn tại , chứ không phải là nơi chúng ta tưởng tượng hay mong muốn rằng mình đang ở đó . Có một khuynh hướng thực nghiệm nhận biết lịch sử và truyền thống của những tông phái Phật giáo khác nhau . Khuynh hướng này bám chặt vào việc xác định chỗ đứng của cá nhân , của các vị giảng sư , của phương pháp thực hành và của các định chế …trong những “ bối cảnh hiện tại đa tạp” ; biến đổi đó làm biến đổi trật tự chính trị và xã hội ( như trường hợp Trung Quốc và Singapore ) vốn hình dung sự tiến bộ theo những cách cộng hưởng với phương Tây nhưng vẫn cố duy trì sự khác biệt . Do sự lệ thuộc của chúng ta vào những hệ thống toàn cầu về vận chuyển , tài chánh , thông tin tức thời và tính bền vững của hệ sinh thái , việc chối bỏ hay quăng ném cái chỗ đứng đặc biệt cảu chúng ta trong lịch sử sẽ là một lập trường phủ nhận thế giới ( đồng thời là một lập trường mang tính đạo đức giả ) . Vì vậy , nếu việc thực hành Phật giáo thời đại nhấn mạnh đến tính tương liên , lòng bi mẫn , lòng từ ái và chánh niệm , để đề nghị những tấm bản đồ giải thoát nhưng chỉ nhấn mạnh đến địa phương mà lại không đặt nó vào bối cảnh khu vực hay toàn cầu thì đó sẽ là điều không hợp lý .

Đặc điểm thứ hai của một sự thực hành mang tính thực nghiệm là sự tự do định hình lý lịch tâm linh hay tôn giáo của chính chúng ta . “ Lực dẫn động” là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các nghành khoa học xã hội , để chỉ một tiến trình sáng tạo ; nhờ đó các cá nhân đã bị điều kiện hóa về mặt văn hóa có thể chọn lựa , kiểm tra rồi chứng thực một kế hoạch hay một tiến trình mà họ nghĩ sẽ cải thiện hoàn cảnh của họ . Với Phật giáo thực nghiệm , điều này có nghĩa là việc tổng hợp mọi giáo lý và biện pháp thực hành đề cố gắng hình thành một lập trường tổng quát có thể vượt qua những thách thức và khó khăn nhận biết được ; những khó khăn và thách thức này có thể cũng đã bị điều kiện hóa bởi những lực đẩy toàn cầu và những sự kiện ngẫu nhiên mang tính địa phương . Do những đặc điểm về giáo pháp vể các vị Tổ , về hệ thống truyền thừa …các vị lãnh đạo , các giáo phài Phật giáo hết sức chậm chạp trong việc điều chỉnh cách hành đạo trước những biến chuyển lịch sử . Kết quả là lực dẫn động của các cá nhân bình thường , khéo léo trong việc sử dụng phương tiện truyền thông , tạo ra ảnh hưởng kinh tế , hoặc thúc đẩy những tiến bộ công nghệ mới …đã tác động đến hầu hết các truyền thống Phật giáo theo những đường lối rất đáng chú ý , nhưng không phải lúc nào cũng là những đường lối tích cực .

Kể từ khi người phương Tây có khuynh hướng xem xét thẩm quyền tôn giáo với một mức độ thận trọng , một đặc điểm thứ ba là sự dàn xếp khéo léo vẫn diễn ra trước khi có sự cam kết tham gia hay ủng hộ một truyền thống Phật giáo nào . Con người tự nhủ là họ sẽ không thể ngu dại một lần nữa vì tôn giáo , và bắt đầu đánh giá những khái niệm , học thuyết , các giảng sư , việc thực hành , và những định chế , để hình dung một phiên bản đặc biệt của giáo pháp sẽ tác động như thế nào trong cái “ trường kinh nghiệm” của đời sống họ . Tất nhiên vuệc đánh giá này là thông thường giữa những hành giả cư sĩ , nhưng chúng ta diều đó cũng đang có khuynh hướng tăng lên giữa những vị cư sĩ , các hàng giáo phẩm và các nhà chuyên môn về tôn giáo . Theo một cuộc nghiên cứu mà người viết đang tiến hành giữa những vị tu sĩ Phật giáo tiến bộ ở Nhật Bản , có một sự sáng tạo lớn lao ( thường đi kèm với quyết tâm kiên trì ), nhằm khởi động lại việc ứng dụng Phật pháp của những ngôi chùa cổ và những giáo pháp đang trở nên thích ứng với dân chúng sống trong một nền văn hóa tiêu thụ tiến bộ nhất thế giới . Trong khi những buổi hòa nhạc , những quán cà phê , các địa chỉ mạng , những cuộc hội thảo , và hoạt động phúc lợi , xã hội đã liên kết với nhau , những sáng kiến mà các nhà sư này tổ chức và thúc đẩy không phải lúc nào cũng thành công , nhưng ít nhất không ai có thể kết tội rằng họ ù lì hay lãnh đạm .

Đóng góp thứ tư của Phật giáo thực nghiệm là sự tuân thủ đúng mức và nhiệt tình của việc thực hành gắn liền với cuộc sống hằng ngày . Cho rằng một ý niệm hay một phương pháp nào đó là hữu dụng , các hành giả đã thử nghiệm và kiểm chứng để thấy kết quả là hiển nhiên ; từ đó , Phật giáo thực nghiệm đề nghị rằng việc thực hành Phật pháp không nhất thiết phải diễn ra trong những thiền phòng tĩnh lặng ; thay vào đó , người ta có thể hành đạo ngay trong những điều kiện rối tung của các trật tự xã hội đương đại . Mặc dù điều này có thể có vẻ khuôn sáo , vẫn có một điểm cốt lõi quam trọng làm sai lạc : Những người hy vọng dùng giáo lý , hay sự thức hành của nhà Phật , để biến đổi đời sống của mình đều biết rằng sự phán đoán chủ quan về sự tiến bộ của họ , ngay cả khi điều đó đến từ một vị thấy đáng kính , vẫn không đủ . Xã hội chứ không phải chùa chiền hay tu viện , đang trở thành nền tảng kiểm chứng , và là nơi phân xử tối hậu cho những gì cấu thành sức sống và hiệu lực của một sự thực hành Phật pháp có hiệu quả .

Có thể có người cho rằng ái khuynh hướng bám chặt vào thế tục như thế là đáng châm biếm , và có thể đó là một sự nhầm lẫn vì nó có vẻ làm xói mòn cái ý nghĩa thiết yếu của toàn thể giáo pháp là rút lui khỏi xã hội để tạo điều kiện cho việc thăm dò tâm thức và tình cảm của con người . Một dịp ẩn cư tùy cơ hội có thể là điều cần thiết cho việc duy trì nền tảng của sự thực hành . Nhưng lịch sử ghi nhận rằng cũng như Đức Phật , các tu sĩ trong hệ thống Tăng già đầu tiên luôn luôn di chuyển và vẫn tác động vào từng mảng hoạt động xã hội . Tương tự như việc ngài cư sĩ Duy-ma-cật quở ngài Tỳ-kheo Xá-lợi –phất về việc “hưởng thụ” trong thiền định giữa rừng già vắng lặng , người Phật tử theo khuynh hướng thực nghiệm biết rằng việc rời bỏ môi trường được kiểm soát và việc mạo hiểm vào nhựng hoàn cảnh đời sống thường nhật , sẽ đặt sự thực hành của họ vào một tình trạng bấp bênh đáng kể .Những bước đầu tiên của việc học tập thiền định có rất nhiều điều mà các nhà khoa học gọi là “ giá trị nội tại” nhờ đó những nỗ lực của một cá nhân hoạt động một cách trơn tru trong một môi trường ổn định . Tuy nhiên sự thực hành ấy có thể thiếu “giá trị ngoại tại” khi địa điểm không phải là một căn phòng tĩnh lặng được thắp sáng bời những ngọn nến , mà lại là một con phố ốn ào hay một văn phòng hết sức bận rộn .

Dựa vào những sì đã đọc được , hay đã được giáo huấn về Phật pháp , hoặc cảm nhận được thông qua kinh nghiệm của người khác , hành giả có thể được cố gắng giữ tâm tĩnh lặng và tập trung ngay trong môi trường có sự căng thẳng ; nhưng thực sự hành giả không biết điều gì sắp xảy ra nếu phải đối đầu với một sự kích thích quá lớn , vượt qua khả năng kiểm soát ít ỏi của mình . Liệu một người đồng sự , lúc nào cũng càu nhàu về những người bà con kỳ cục của anh ta . có gợi lên những cảm giác thông thường hay một sự bực mình ? Hoặc vì chúng ta đang học để diệt trừ những cảm xúc tiêu cực từ những tác nhân kích thích tạo ra chúng , liệu ta có thấy hoàn cảnh khó khăn của ah ta là đáng thương , như thể tình trạng khó xử của anh ta là của chính mình ? Liệu những cảm giác thiếu sự giúp đỡ , kết hợp với những chiến tranh ở xa , và tình trạng vi phạm nhân quyền có làm cho chúng ta chán nản và thất vọng ; hay chúng ta sẽ rút ra từ giáo lý tương liên để gợi lên một giải pháp rồi dành hết tâm trí vào đấy ? Thông qua một động năng theo kiểu kêu -gọi-và-hành-động , sự thực hành sẽ cho phép chúng ta trở thành kẻ tiên phong trong việc trải nghiệm thay vì chỉ phản ứng suông ; nhờ đó chúng ta sẽ thành thạo trong việc thăm dò những thách thức của cuộc sống .

Sau cùng một sự thực hành mang tính thực nghiệm bao gồm cả việc tái phát kiến liên tục , không chỉ truyền thống Phật giáo , mà còn là mọi truyền thống tôn giáo khác . Cho dù các nhà lãnh đạo cho thích hay không thích , những tổ chức tôn giáo đã gai nhập vào một khoảnh khắc lịch sử khi những giáo pháp , phương pháp , và những cấu trúc định chế mang tính quy ước có rất ít lựa chọn , thay vào đó , phải thoát ra khỏi bối cảnh truyền thống và tạo nên một ý nghĩa mới cho việc dấn thân vào cuộc sống của những con người hiện đại , cả nam lẫn nữ .Có một vài phong cách Phật giáo thực hiện điều này tốt hơn những phong cách khác , hoặc có lẽ sẽ là chính xác hơn nếu nói , rằng một số giảng sư và các nhà quản trị Phật giáo đã chú ý đến những cách tiếp cận riêng của họ , dựa trên những gì chỉ có thể được miêu tả một khuynh hướng mang tính cách thực nghiệm nhiều hơn . Họ xác lập chỗ đứng và nhấn mạnh đến sự thích đáng của một truyền thống lâu dài với 2.600 năm cho các nhóm cử tọa khác biệt và năng động ; họ tận dụng những hệ thống toàn cầu để liên quan đến tính hiện đại , không chỉ để truyền bá lý tưởng của họ mà còn để hướng dẫn những cuộc hội thảo bằng sự có mặt của chính mình , hoặc họ trực tiếp giảng pháp ; họ mang lại một trường hợp hữu lý và thực tiễn cho tính hiệu quả của những giáo pháp của họ , được kiểm chứng bởi kinh nghiệm , thay vì những ý kiến chủ quan ; và họ có khả năng tập trung vốn liếng bằng tiền của để giữ cho tất cả những hoạt động của họ tiến lên phía trước .

Chấp nhận một hình thức Phật giáo rồi dấn thân bằng thực nghiệm , hành giả không cần phải dành quá nhiều công sức cho những vấn đề lý thuyết và những mục tiêu lý tưởng của các truyền thống khác nhau . Sống trong một thời đại mà chỉ những cá nhân , chứ không phải là những nhóm người . có ưu tiên và được ban quyền hành động , người thực hành đạo Phật nên nhận biết rằng như mọi hành giả trong suốt chiều dài lịch sử , chúng ta cần hướng Phật giáo vào thực tại mà chúng ta đã xây dựng thay vì theo đường lối loanh quanh nào khác . Với sự xác định đó, chúng ta cũng tránh được tình trạng tự tố cáo nhau một cách vu vơ về việc không xứng đáng với lý tưởng hay những mô thức của quá khứ cách nay hàng thế kỷ . Tiền lệ vẫn quan trọng , nhưng chúng ta phải hòa giải những mô thức ấy với những khuynh hướng đã được tiếp thu một cách sâu sắc vốn thúc đẩy chúng ta hành động , tư duy , và cảm nhận theo những đường lối phù hợp với hoàn cảnh xã hội và những tiêu chuẩn văn hóa tạm thời . Chúng ta phát triển một năng lực thăm dò hiện tại không phụ thuộc hoàn toàn vào những tấm bản đồ của quá khứ . Một viễn tượng thực nghiệm về việc thực hành giáo pháp nhà Phật làm cho những bản thiết kế đầy cảm hứng nhưng còn ở trạng thái tĩnh lại trở thành nguốn sáng tạo , những điều mà kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta khiến chúng trở thành sự ứng dụng chẳng những đấy ý nghĩa mà còn có thể là thực sự sâu sắc ■

Nguồn : Expreimental Buddhism : A new century calls for new approaches. Trycycle, số mùa Đông năm 2010 .

John Nelson là Khoa trưởng Khoa Nghiên cứu Tôn giáo và Thần học tại University of San Francisco

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 8263)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
07/01/2012(Xem: 9941)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
04/01/2012(Xem: 12495)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
03/01/2012(Xem: 6462)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
02/01/2012(Xem: 7673)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ. Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thếcho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.
02/01/2012(Xem: 20742)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
01/01/2012(Xem: 7076)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
31/12/2011(Xem: 8203)
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, sau những tháng năm tu tập, vào ngày 8 tháng 12 âm lịch, Thái tử Tất-đạt-đa giác ngộ giáo lý duyên khởi, thành tựu Phật đạo, rồi giáo hóa nhân gian, mở bày con đường giải thoát cho nhân loại.
29/12/2011(Xem: 6608)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
25/12/2011(Xem: 19346)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]