Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Phật Tử Sống Như Thế Nào Mới Đúng

11/09/201202:21(Xem: 7600)
Người Phật Tử Sống Như Thế Nào Mới Đúng

buddha_big
Người Phật Tử Sống Như Thế Nào Mới Đúng
Thích Đạt Ma Phổ Giác


        
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.

Phật tử ngoài việc quy y Tam bảo, quy hướng Phật-Pháp-Tăng và phát nguyện thọ trì 5 giới cấm thì còn phải học hỏi lời Phật dạy, tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng thay đổi những nỗi khổ niềm đau thành an vui, bình yên và hạnh phúc.

Theo thực tế, cuộc sống hiện tại có nhiều Phật tử đi chùa nhưng chỉ đến để cầu khẩn, van xin một điều gì đó không liên quan đến nhân quả nghiệp báo và việc tu tập tỉnh thức tâm linh. Một số người đến chùa cúng Phật rất nhiều để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm bói quẻ; nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật thật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Nếu chúng ta đến chùa để cầu khẩn van xin như thế thì chùa có khác gì đình miếu.

Thực ra, trong cuộc sống này không có gì đúng cũng chẳng có gì sai, chẳng qua nó hợp với sở thích, thói quen của mình thì chúng ta cho là đúng và không hợp thì cho là sai. Tùy theo hoàn cảnh và sự tác động của nguyên lý duyên sinh xã hội mà ý niệm đúng sai được thay đổi để thích nghi với cuộc sống hiện tại.

Cách nay 50 năm về trước, nếu hỏi muốn nấu nước sôi ta phải dùng gì để đun thì mình sẽ nói là dùng củi, dùng rơm rạ hay dùng than. Cũng câu hỏi đó trong thời điểm này người ta sẽ nói là dùng bếp ga hay bếp điện. Chúng ta thấy không, các câu trả lời đều đúng cả. Nếu chúng ta cứ mãi kẹt vào ý niệm đúng sai là tự mình chấp nhận có “cái ta” thiệt. Ý niệm về tốt xấu, đúng sai dẫn đến tranh đấu hơn thua, được mất mà tạo ra ân oán thù hằn không có ngày thôi dứt bởi chúng ta hãnh diện, kiêu ngạo vì thấy mình là thật ngã. 

Chúng ta mặc cảm vì thấy mình không đẹp hay sang trọng như người khác nên không được mọi người chú ý đến. Ta đẹp nên ta thấy mình hơn người và được mọi người trọng vọng, yêu thích. Xấu hay đẹp là do phước duyên tu tạo nhiều đời, nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hình thức không quan trọng lắm. Tuy chúng ta không có vẻ đẹp bên ngoài nhưng mình lại biết tu, biết làm phước thì sẽ có cái đẹp bên trong phát xuất từ nội tâm thanh tịnh, mà cái đẹp của nội tâm thì lúc nào cũng có sức thuyết phục mọi người.

Cái đẹp bên ngoài nó chỉ tồn tại một thời gian nào đó nhưng lại dễ làm con người ta dính mắc, bám víu vào đó khi nhan sắc đã tàn phai. Nhìn người đẹp ta biết người này nhiều đời có tu nên hình dáng, tướng đi có phần hấp dẫn dễ gây thiện cảm với nhiều người. Ta nay hình dáng, tướng tá xấu xí thì biết mình nhiều đời không tu nên dung nhan không được tươi mát, qua đó phải biết cố gắng lo tu tập nhiều hơn. Khi ta buông bỏ được ý niệm về hình thức thì ta sẽ có thời gian làm đẹp nội tâm bằng cách “phước huệ song tu”. 

Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền, làm phước cúng dường, tham gia các tổ chức từ thiện, đóng góp cho xã hội là điều cần thiết của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân mình vui vẻ, hạnh phúc.

Hiện nay, tình trạng giết người cướp của, cướp giật trên đường phố, gian dâm, lừa đảo cả nhà nước lẫn người đời, buôn bán vận chuyển xì-ke ma túy, nhậu nhẹt lu bù, gây lộn rồi đâm chém nhau xảy ra nhan nhản mỗi ngày. Rõ ràng, đạo Phật không thể giải quyết được nạn thất nghiệp, nạn suy thoái kinh tế, nạn đầu cơ tích trữ tăng giá giả tạo, nạn tắc nghẽn xe cộ trong giờ cao điểm, nạn gái mại dâm, nạn xì-ke ma túy, nạn băng đảng, nạn xả rác bừa bãi, nạn tàn phá núi rừng cây cỏ, nạn tham nhũng…

Quán chiếu vào cuộc sống, chúng ta thấy mọi phiền não, khổ đau do chính ta tạo ra bởi tham lam, ích kỷ, nóng giận, si mê vì thiếu hiểu biết. Do đó, người Phật tử khôn ngoan phải biết nói lời xin lỗi mỗi khi làm ai buồn phiền dù vô tình hay cố ý; như khi mình mở cánh cửa mà vô tình đụng phải người ta thì dù chưa biết lỗi thuộc phần ai mà mình lên tiếng xin lỗi trước thì mọi chuyện sẽ vui vẻ. Nếu mình cứ cố biện minh, chối cãi thì sự việc càng trở nên căng thẳng, rắc rối, dễ dẫn đến cãi vả, không vui vẻ với nhau, có khi còn thù hằn ghét bỏ.

Lời xin lỗi có tác dụng rất lớn khiến người bị xúc phạm dễ cảm thông mà bỏ qua và giúp chúng ta trưởng thành, chín chắn hơn trong cuộc sống. Khi chúng ta nghịch ngợm, phá phách làm cho cha mẹ buồn lòng, chúng ta phải biết nói lời xin lỗi mong cha mẹ tha thứ bỏ qua. Lời xin lỗi đó khiến cha mẹ cũng như những người khác cảm động và còn thương mình nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ bỏ qua lỗi lầm đó.

Bên cạnh đó, ta phải biết nói lời cám ơn mỗi khi nhận của ai một điều gì hoặc nhờ ai giúp đỡ; như khi học sinh chào thầy cô giáo thì thầy cô cũng không quên nói “cám ơn các em”; khi có khách đến mua hàng nhưng vì giá cao khách không mua được thì người bán hàng cũng hãy nên nói “cám ơn anh/chị” vì họ đã đến xem hàng. Lời “cám ơn” đúng nơi, đúng chỗ cũng như chúng ta đang rót mật vào lòng làm mát lòng người nghe và chứng tỏ mình là người khiêm tốn, có giáo dục.

Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát. 

Chính vì vậy, người Phật tử trong bất cứ lĩnh vực nào muốn được thành công như học hành, làm ăn buôn bán, công tác chính trị hay tu hành thì đều phải luôn biết khiêm tốn thì mới được lòng mọi người. Ngược lại với khiêm tốn là kiêu căng, hách dịch, phách lối, tự cao, ta làm như vậy là vô tình khiến nhiều người thù ghét mà làm ảnh hưởng đến công việc. Vì sự ngã mạn cho mình là trên hết mà không kính phục mọi người nên chúng ta bỏ mất cơ hội để học hỏi. Vì khinh khi người nên chúng ta bị tổn đức, do đó tội lỗi phát sinh mà làm hại người hại vật.

Luôn nói lời khen ngợi, bớt chê bai chỉ trích cũng là cách chúng ta biết làm vừa lòng mọi người. Trong suốt 49 năm giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán, Phật lúc nào cũng khen ngợi, động viên, khuyến khích, không chê bai, không tranh cãi mà từ tốn, nhẹ nhàng trong đối nhân xử thế.

Chúng ta nên nhớ lời khen đúng làm mát lòng người nghe, nhưng lời khen sai thì nguy hiểm vô cùng; như người uống rượu có tửu lượng cao mà chúng ta khen thì vô tình hại họ mau chết sớm, nếu không thì cũng thân tàn ma dại. Tuy nhiên, dù lời chê đúng cũng làm người nghe hơi khó chịu, nhưng đó cũng là lời nói trung thực có thể giúp họ sống tốt hơn.

Trong lúc nói chuyện với huynh đệ hay bạn bè mà chúng ta vô tình chê bai một người nào đó thì nhẹ cũng giận hờn chút ít, nặng thì tranh cãi, chửi bới nhau. Chê bai khác với xây dựng, góp ý chân thành. Góp ý là giúp cho người thấy được cái sai của mình mà sửa đổi, chê bai là nói cái xấu của người cho mọi người khác biết.

Người Phật tử chân chính không nên tranh giành lợi lộc với ai. Trong việc mua bán làm ăn nếu hùn hạp được chia tiền lời, hay trong gia đình cha mẹ để lại của cải, tài sản thì chúng ta nên nhường nhịn anh chị em một chút. Tranh giành gia tài kẻ hơn người kém là nguyên do dẫn đến anh chị em, con cháu chia lìa rồi trở nên thù ghét, có khi đi đến giết hại lẫn nhau.

Mọi chuyện xảy ra trên đời đều có nguyên do của nó, nếu không do lỗi của mình thì ắt hẳn cũng do lỗi của người. Nếu là lỗi người và là lỗi nhỏ thì chúng ta hãy nên bỏ qua, nếu là lỗi mình thì phải rút kinh nghiệm mà biết tu sửa, chớ có khăng khăng kết tội người mà nên quay lại chính mình để nhìn thấy được lỗi lầm thì ta sẽ biết cách chuyển hóa.

Người biết nhận lỗi là người can đảm và có tinh thần trách nhiệm rất cao. Một đất nước mà từ thứ dân cho đến vua quan làm lỗi mà biết nhận lỗi và sửa sai thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc.

Chúng ta khi làm việc lỡ gây tạo tội lỗi với ai thì đối với lương tâm phải biết xấu hổ, như khi ta lỡ lấy của ai vật gì thì phải tự thấy ray rức, xấu hổ với chính mình. Ta phải tự nhủ thầm mình là Phật tử thì không được tham lam, trộm cướp, lường gạt của người, nghĩ như vậy rồi ta sẽ hối hận, ăn năn mà không dám tái phạm nữa.

Chỉ có loài người nhờ có ý thức và sự hiểu biết nên mới xấu hổ. Dù trần truồng nhưng loài súc vật không biết xấu hổ vì sống theo quán tính tập nghiệp. Loài người khi không mảnh vải che thân sẽ rất xấu hổ nên đã phải lấy lá, vỏ cây để che thân khi chưa có văn minh, tiến bộ.

Ngày xưa, hình phạt lõa thể là hình phạt ô nhục nhất của đàn bà. Do đó, những kẻ ăn mặc khiêu dâm, hở hang quá đỗi để chụp hình đăng báo mà không biết xấu hổ là loại người thiếu văn hóa giáo dục. Trong một đất nước mà kẻ trộm cắp, nói dối, lường gạt, thi cử gian lận, dâm ô, chen lấn không xếp hàng, xả rác bừa bãi, nói năng thô bỉ mà không biết xấu hổ thì đó chính là những người thiếu hiểu biết và không có lương tâm.

Nói tóm lại, biết hổ thẹn và xấu hổ là một đức tính tốt. Người biết xấu hổ mới mong tránh được những tội lỗi và mới có thể làm người tốt trong hiện tại và mai sau. Là người Phật tử chân chính chúng ta phải biết hổ thẹn khi lỡ làm điều gì sai quấy, đó là ta biết tu tâm, sửa tánh.

Người Phật tử chân chính chớ nên can dự và tham gia vào những việc tào lao. Trong gia đình, ngoài xóm làng, nơi làm việc, trong trường học hoặc cả nơi công cộng, chỗ nào cũng có thể xảy ra rất nhiều chuyện tào lao. Nói chuyện tào lao không đem lại lợi ích gì cho chúng ta mà còn làm cho tinh thần bị rối loạn bởi những chuyện chẳng ra gì, do đó làm mất thời gian, có khi còn chuốc họa vào thân.

Người Phật tử chân chính lúc nào cũng luôn chánh niệm tỉnh giác trong ý nghĩ, lời nói và hành động, không để cho “tâm viên ý mã” chạy lang thang đầu này đầu kia. Nói chuyện tào lao rồi chê bai, chỉ trích đúng sai, bàn tán chuyện của người khác làm cho tâm thương ghét phát sinh mà tạo ra nỗi khổ niềm đau. Không can dự vào chuyện tào lao, không dính líu vào chuyện người khác là người khôn ngoan biết tạo cho mình sự an vui, bình yên và hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Trong cuộc sống, chúng ta không ai là không có gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Gia đình, người thân hay bạn bè có thể giúp đỡ ta rất nhiều về phương diện sống, nhưng đôi khi cũng vì lầm lạc mà họ làm hại cuộc đời ta; chẳng hạn bạn bè rủ nhau trốn học đi chơi, rủ nhau ăn nhậu, rủ nhau đi phòng trà ca vũ hay bài bạc, hoặc bạn đồng nghiệp xúi bảo chúng ta làm ăn bất chính… nếu từ chối thì mất lòng, mất bạn, mất chỗ làm ăn, có khi còn gây thù chuốc oán. 
 
Nếu cùng một cơ quan mà số đông là người xấu thì chúng ta phải làm sao? Khi được bạn bè rủ rê trà đình tửu quán thì ta hãy khéo léo từ chối, ta có thể nói bác sĩ bảo bệnh viêm gan nên cần phải có thời gian chữa trị và kiêng cử, do đó mong mọi người thông cảm. 

Không có gì quý giá cho bằng chúng ta có được nhiều người bạn tốt. Ngược lại, nếu chúng ta giao du với bạn xấu thì có ngày sẽ tán gia bại sản. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Quan hệ và quen biết với nhiều người tốt thì chúng ta dễ dàng có cơ hội phát triển làm ăn một cách chân chính, nhờ vậy đời sống vật chất cho đến tinh thần được hài hòa, tốt đẹp. Ngược lại, chỉ vì giao du với bạn xấu chúng ta có thể trở thành tệ nạn xã hội gây tổn hại cho gia đình và cộng đồng.

Người Phật tử chân chính không nên nói dối, đây là giới cấm rất quan trọng vì mục đích của nói dối là để lường gạt hoặc hại người. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ là nói dối để giúp người hay cứu người. Do đó, tại gia đình, trong công sở hay chốn công trường, nếu chẳng may mình làm điều gì sai quấy thì ta cứ thẳng thắn nhận lỗi hoặc sám hối.

Chúng ta đừng nên nói dối, đừng nên vu khống, đừng nên nói lật lộng biến trắng thành đen, đừng nên nói lời mê hoặc để dụ dỗ người khác, như vậy sẽ tránh được những thảm họa đau thương, mất mát xảy ra. Mục đích của nói dối nếu nhẹ là để khoe khoang, nặng là để tìm cách lường gạt người khác.

Ngoài việc quy y Tam bảo, phát nguyện thọ trì 5 giới, chúng ta còn phải tinh tấn siêng năng với những việc làm tốt đẹp và tránh xa những điều xấu ác. Người học trò nhờ siêng năng chăm chỉ học hành, vâng lời thầy cô giáo nên mau giỏi. Người làm ruộng nhờ tinh cần siêng năng nên cuối vụ mùa thu hoạch được kết quả cao. Người mua bán nhờ siêng năng thức khuya dậy sớm nên tiền của vô đều đều. Người tu hành nhờ tinh tấn siêng năng mà mau được thành đạo, chứng quả. 
 
Ngày xưa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật Di Lặc cùng phát tâm tu một lượt, nhưng Đức Phật Thích Ca do siêng năng tinh cần nên đã thành tựu trước. Nói tóm lại, siêng năng là một đức tính tốt, là điều cần thiết cho tất cả mọi người biết cách vươn lên đạt được mục đích tốt đẹp - trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh.

Chút phước duyên có được ngày hôm nay kính mong được sẻ chia cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 7719)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 15554)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 6887)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17678)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10040)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 7307)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 7288)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 6249)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
10/10/2012(Xem: 9034)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
10/10/2012(Xem: 8633)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]