Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng dường trái ớt đỏ

26/03/201702:17(Xem: 8383)
Cúng dường trái ớt đỏ

trai ot


CÚNG DƯỜNG TRÁI ỚT ĐỎ


 
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ? 

Hình thức của một vị Sư Phật Giáo người Tây Phương, theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) với cái đầu cạo nhẵn, mình khoát tấm y màu vàng đất sét, đi chân trần, không giày dép gì cả, tay ôm một cái hộp tròn cở quả bí đỏ nhỏ có nắp đậy, họ im lặng đi hàng dọc, cách khoảng đều nhau, thanh thản từng bước chân trong chánh niệm. Khi đến một ngã rẽ, quý Sư chia làm hai toán, một toán đi vào khu cư dân, còn toán kia thì ra các dãy phố, quý Sư thường đứng lại ở các góc đường, hoặc trước cửa, cổng nhà các cư dân . Dân chúng nơi đây nhìn thấy quý Sư họ rất ngạc nhiên với nhiều thắc mắc: 
- “ họ là những người nào vậy nhỉ ? ” - “ họ đi đâu vậy? – và để làm gi ? ” 

- Một vài người với phản ứng rất hợp lý là không tự tìm câu trả lời mà gọi điện thoại báo với cảnh sát, để đề phòng và cũng để nhờ cảnh sát đến tìm hiểu, hỏi xem “ nhóm người kỳ lạ nầy là ai? Và họ muốn gì ? “ - Một số người khác thì muốn tự mình tìm hiểu, họ mở cửa ra chào theo bản tính thân thiện và lịch sự của người Úc – “ Xin chào quý vị, chúng tôi có thể giúp gì cho quý vị đây ? “

Những phản ứng nầy là một cơ hôi để quý Sư gieo chút duyên lành với người dân bản xứ, Quý Sư đã giải thích với cảnh sát và người dân địa phương:

- “ Chúng tôi là những tu sĩ Phật Giáo, tu viện của chúng tôi mới được thành lập ở khu rừng gần đây, tên của tu viện chúng tôi là “Santi Forest Monastery “, hôm nay chúng tôi đi khất thực, để mong được quý vị bố thí cho chúng tôi một ít thức ăn, truyền thống tu tập của chúng tôi là đi khất thực để độ nhật và ngỏ hầu được tiếp xúc, gieo duyên với quần chúng... “

Với một tư thái trang nghiêm, gương mặt điềm tĩnh, thái độ an nhiên và với một chất liệu từ bi lan tỏa được biểu hiện trong ánh mắt, trong từng lời nói nhu hòa; Từng thắc mắc của cư dân, những câu hỏi của cảnh sát đã đươc quý Sư giải thích, và cũng từ đấy, hình ảnh của những nhà Sư Phật Giáo người Úc đi khất thực vào mỗi sáng chủ nhật ở Bundanoon (*) dần dà trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, họ chỉ cảm thấy không còn lo lắng nữa vì đã biết quý Sư là ai, ôm bình bát đứng trước nhà, trước shop của họ để làm gì, nhưng biết là biết vậy thôi, chứ ý niệm “cúng dường” vẫn là một điều gì còn quá xa lạ, quá bỡ ngỡ trong tập quán sinh hoạt của họ. Đó là chuyện cũng tự nhiên là như vậy thôi, về phần quý Sư thì vẫn cứ an nhiên tự tại, với lộ trình đi khất thực vào mổi sáng Chủ Nhật hàng tuần.

Qua những tháng ngày mới đến đây để thành lập một lâm tu viện theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, với một nét văn hóa Phật giáo hoàn toàn xa lạ với cư dân địa phương, việc đi khất thực mỗi ngày là điều không thể thực hiện được, nhưng mỗi tuần một buổi sáng Chủ Nhật đi khất thực của quý Sư đã trở nên một sinh hoạt gần gủi thân quen, hình ảnh những nhà Sư, tay ôm bình bát, chậm rải bước đều, và những nụ cười hiền hòa tỏa sáng, những lời giải thích ân cần…, dần dần, cư dân địa phương và những vùng phụ cận, đã bắt đầu hiểu được phần nào Phật giáo là gì ! – Đức Phật là ai ! … - Ngôi tu viện trong khu rừng yên vắng, bên cạnh những ngày Thiền tập của quý Sư nay đã có những buổi thuyết giảng về giáo Pháp Phật Đà và giảng dạy phương pháp thực hành Thiền tập cho mọi tầng lớp dân chúng quanh đây.

* * *

Chư Sư vừa đi khất thực trở về, nhóm cư sĩ chúng tôi phụ trách buổi ngọ trai hôm nay được quý Sư giao cho những chiếc bình bát, đem vào sớt bát để sửa soạn cho việc cúng dường buổi ăn trưa. Mở những chiếc bát của quý Sư vừa đi khất thực về, chúng tôi thật sự quá đổi nghẹn ngào, có bát thì được một cái bánh Pie, có bát nhận được một trái Táo ( Apple ), một chùm nho tươi một nhánh cần tây, và hầu hết mọi bát đều có nhận được chút ít cúng dường của cư dân thí chủ và… dĩ nhiên là không thể nào đủ dùng cho một buổi trưa, vì thế nhóm Phật Tử chúng tôi vẫn luân phiên đảm nhận việc nấu bếp, cúng dường buổi trưa cho quý Sư.
Đang lay hoay với những chiếc bình bát vừa được trút ra để ghi nhận những phẩm vật cúng dường của buổi khất thực hôm nay, bổng Sư trụ trì tu viện bước xuống bếp, Sư nở một nụ cười rất đổi hân hoan: 
- Oh, we get a lot today ! ( Ồ, hôm nay chúng ta được nhiều nhỉ ! )

.Thưa vâng, chúng tôi hiểu, Sư nói “ hôm nay khất thực được nhiều” là so với những ngày đầu mới đi khất thực ở đây, có hôm cả đoàn khất thực trở về chùa với những chiếc bình bát trống không, có bửa chỉ mỗi bình bát của sư trụ trì có được một trái chuối, vậy mà đi khất thực về, lúc nào quý Sư cũng đều rất vui, không phải nhận được thức ăn cúng dường nhiều hay ít, mà niềm vui của quý Sư là có cơ hội để giáo hóa quần chúng, hầu mong Phật pháp sẽ lần hồi được thấm đượm vào lòng, vào nếp sống của người dân quanh đây, và đi khất thực cũng là một trong những pháp tu mà quý sư phải chuyên tâm hành tập.

Sư hướng tia nhìn vào số phẩm vật rồi hỏi chúng tôi :
- Các anh có tìm thấy trong bát của tôi, hôm nay có một trái ớt chín đỏ chứ nhỉ ?
- Thưa Sư, dạ có,
Sư mĩm cười hài lòng và ân cần dặn chúng tôi:
- Các anh vui lòng cắt nhỏ quả ớt ấy vào chén xì dầu trong phần cúng dường hôm nay nhé ! – nhớ đừng quên nghe ! –quan trọng lắm đấy, vào lúc cầu nguyện cho buổi ngọ trai, tôi sẽ kể cho toàn thể đại chúng nghe về buổi khất thực hôm nay.
Trong lúc làm nghi thức dâng cúng thức ăn cho quý Sư, chúng tôi ghi nhận, Sư trụ trì đều nhắc chư Sư đừng quên chan một tí xì dầu ớt vào bình bát của mình, Sư còn nói rỏ: - “ nếu quý Sư không ăn được ớt thì cũng nên chan một tí vào, không có sao đâu, nhớ là mọi người phải chan tí xì dầu ớt vào bát mình nhé !, tôi sẽ giải thích với quý vị trong nghi thức cầu nguyện khi tho trai.”


khat thuc

* * *
 
Trước khi thọ trai, bao giờ cũng có đôi lời của Sư Trụ trì, tiếp theo là bài kinh hồi hướng công đức của thí chủ và sau đó là phần thọ trai.

Sư lên tiếng chậm rải nói:
- “Hôm nay đi khất thực, tôi đã gặp được một bà lão đang ở trong mãnh vườn nhỏ nơi sân trước của nhà bà, bà lão trông rất già yếu nhưng vẫn tự mình đi đứng được, khi gặp tôi, bà lão đã ân cần hỏi han với những câu hỏi thông thường mà những người khác trước đây vẫn hỏi, như là: – “ Ông là ai, làm gì? – tôi có thể giúp gì cho ông ? …”

Sau khi nghe tôi giới thiệu và giải thích về mình là một vị Sư Phật Giáo, đang đi khất thực để xin được bố thí thức ăn và mong được có cơ hội để tiếp xúc với quần chúng …
Bà lão với một gương mặt rất thuần hậu, hướng tia nhìn về tôi với đầy nét nhân từ và cất giọng run run nói với tôi rằng: - “Thật tiếc quá, nghe Sư giải thích, tôi rất muốn cúng dường một thứ gì đó có thể ăn được, nhưng hiện tại, tôi phải chờ đến trưa thì người ta mới đem giao thức ăn cho tôi, nên chẳng biết phải làm sao đây ? !”

Nghe vậy tôi trả lời với bà lão : - “Không sao cả, cám ơn bà đã có tấm lòng và ý tốt như vậy là tôi đã nhận được sự cúng dường của bà rồi, xin bà đừng bận tâm, chúng tôi sẽ có dịp trở lại đây trong những lần tới.”
Tôi chưa kịp ngỏ lời chào từ biệt bà, thì bà vội lên tiếng: - “ hay là Sư có thể cho phép tôi cúng dường một ít tiền và Sư dùng nó để mua thức ăn cho Sư để dùng cho trưa nay được chứ ?”

Tôi bèn giải thích thêm với bà : - “giới khất sĩ chúng tôi đi khất thực, chỉ xin được nhận thức ăn mà thôi, trong giới luật, Đức Phật không cho phép tu sĩ chúng tôi được cầm giữ tiền.”

Nghe đến đây, bà lão vụt kêu lên: - Oh, my god ! what can I do for you now ? ( Trời ơi, vậy tôi có thể giúp gì được cho Sư bây giờ đây ? )
Tôi lên tiếng trấn an bà lão : - “ Không sao cả, bà có thể cúng dường cho tôi bất cứ một thứ gì có được trong vườn hiện giờ của bà là tốt rồi.”

Nghe thế, mắt bà lão chợt vụt sáng lên và nhanh nhẩu: - “ Thật sao ?, Sư chờ tôi một tý nhé ! “
Bà lão bước dăm bảy bước về phía góc vườn và quay lại tôi với một nụ cười chơn chất và với một trái ớt chín đỏ trên tay: - “ Thưa Sư, đây là thứ duy nhất tôi có thể có được ngay bây giờ để cúng dường Sư, mong Sư hoan hỷ nhận cho.”

Kể đến đây, Sư nhắm mắt lại và lặng im trong thoáng chốc, như để mang trọn tấm lòng thành cúng dường của bà lão để chia sẻ cùng với tất cả mọi người đang nghe câu chuyện về “ Trái Ớt Cúng Dường” của buổi khất thực sáng hôm nay. 

Bằng một giọng trầm tỉnh sâu xa, Sư kể tiếp : - “ Tôi vô cùng hoan hỷ, đón nhận tấm lòng cúng dường của bà lão với Trái Ớt chín đỏ của bà và nói lời cảm ơn, cùng mời bà im lặng để tôi đọc tụng chúc lành cho bà và gia đình một bài kinh ngắn bằng tiếng Pali, nghe bài Kinh xong, dầu bà không hiểu gì, nhưng tôi ghi nhận được sư rung động trong tâm thức của bà qua ngấn lệ tuông tràn trên đôi gò má nhăn nheo, tôi đã nói với bà:
- “ Trái ớt nầy vô cùng quý báu với tôi trong buổi khất thực hôm nay, buổi ngọ trai trưa nay, đích thân tôi sẽ thay mặt bà, để mời toàn thể chư Tăng Ni cùng thọ nhận sự cúng dường của bà và cùng đọc kinh hồi hướng công đức cho bà, Trái Ớt chín đỏ của bà đặt vào bình bát cúng dường là một phẩm vật được dâng cúng với cả tấm lòng, nên sự cúng dường ấy thật vô cùng to lớn với ý nghĩa của nó.”

Quay về phía chư Tăng Ni, Sư tiếp : – “Thưa quý Tăng Ni và quý Phật tử, câu chuyện vừa kể để giải thích tại sao tôi ngỏ lời mời tất cả chư vị nên chan tý xì dầu ớt vào bát của mình là để thọ nhận sự cúng dường lớn lao của tấm lòng bà lão sáng nay. Kính mong chư Tăng Ni cùng đọc kinh cầu nguyện và hồi hướng công đức cúng dường đến toàn thể các thí chủ.”

Lời kinh tiếng Pali trầm hùng vang lên trong điện Phật của một ngôi tu viện Phật Giáo trong một khu rừng núi xa xôi yên vắng với các vị Sư người Tây Phương da trắng mắt xanh, như hòa quyện cùng với cảnh vật chung quanh, tiếng tung kinh lan tỏa, rừng cây rung nhẹ tiếng xào xạt của những cành lá đong đưa, tất cả đã ngân lên một tấu khúc thương yêu của tấm lòng từ bi tỏa ngát cùng hương rừng gió núi, nhẹ lan trong tâm thức nguyện cầu.


GIA HIẾU



* Bundanoon là tên của một thị trấn thuộc khu vực cao nguyên của miền Tây Nam Tiểu Bang NSW – Australia, cách thành phố Sydney 150 Km.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2015(Xem: 10145)
1. Bí mật của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Đừng lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi và hãy có được chín giờ ngủ mỗi đêm. 2. "Mang theo thông điệp tình yêu, lòng khoan dung, và sự tha thứ." 3. "Hãy xem nhân loại là đồng nhất, sau đó không có cơ sở để giết hại lẫn nhau. Tôi yêu đời sống của tôi. Mọi người đều có quyền được sống hạnh phúc. Hầu hết các vấn đề gây ra bởi con người. Giết chóc, bắt nạt, bóc lột. Chúng ta phải tìm giải pháp dài hạn. Điều này rất khó khăn.
01/07/2015(Xem: 13480)
Hề chi một phận đời riêng Buông hơi nằm xuống mà nghiêng đất trời Thiếu ta, đời cũng vậy thôi! Ta là hạt bụi giữa đời bao la..
01/07/2015(Xem: 24196)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 20038)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 11455)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
29/06/2015(Xem: 9254)
Như truyền thông đại chúng đã loan tải vào ngày 24 tháng 4/ 2015 một trận động đất xảy ra tại đất nước Nepal đã làm thiệt mạng gần 9.000 nạn nhân, và làm sập hư trên 100.000 ngôi nhà, trong hiện tại có trên 200.000 người không nhà cửa, và hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ. Nhìn thấy cảnh đời bể dâu tang thương đổ nát của người dân Nepal, Hòa Thượng Hội Chủ Thích Như Huệ đã ra thông tư, cũng như tâm thư kêu gọi lòng từ tâm của người con Phật. Sau gần 2 tháng kêu gọi, với tấm lòng tùy tâm của đồng hương Phật tử xa gần trong và ngoài nước Úc, cũng như 37 tự viện thành viên của Giáo Hội đã đem đến kết quả với số tiền cứu trợ là $ 304.900. Úc Kim. Phái Đoàn Cứu Trợ Nepal thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan đã lên đường vào tối ngày 8.6.2015 tại sân bay Melbourne.
29/06/2015(Xem: 8212)
Thời tiết mùa hè năm nay bất thường. Đã có những ngày quá oi bức, và cũng có những ngày lù mù, không mưa không nắng, gió se lạnh. Khí hậu đôi khi cũng tác động vào lòng người, khiến họ dễ bẳn gắt, khó chịu. Những người đã nuôi dưỡng từ lâu sự kỳ thị, thành kiến, hay tỵ hiềm nào đó, có thể bị thời tiết nóng bức châm ngòi cho sân hận và sự bạo động. Đã có những cuộc khủng bố đơn phương hoặc nhân danh tổ chức (thế tục hay tôn giáo) diễn ra khắp hành tinh trong những tháng năm qua.
27/06/2015(Xem: 12177)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
24/06/2015(Xem: 31218)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
23/06/2015(Xem: 13073)
Câu hỏi: Lý do tại sao Trịnh Hội lại đi học tu? Có phải bị mất phương hướng cuộc đời hay chán cuộc đời nhiều phiền toái?(Than Nguyen ) Trả lời: Xin chào anh Than Nguyen. Có hai lý do chính thưa anh. Thứ nhất vì cách đây 3 năm mình có lời cầu nguyện với chư Phật là nếu cho mình cơ hội làm xong công việc giúp những thuyên nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan, mình sẽ xuống tóc để cảm ơn. Thứ hai là, một công hai việc, mình muốn và cần một thời gian tĩnh lặng để xem mình thật sự muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]