Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Tâm trong chữa bệnh

02/06/201002:09(Xem: 9023)
Chữ Tâm trong chữa bệnh

chu-tam

CHỮ TÂM TRONG CHỮA BỆNH

Nguyễn Hữu Đức

Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .

HIỆU ỨNG PLACEBO

Trong quyển sách “Nơi không có bác sĩ” ( Where there is no doctor , ở ta dịch và xuất bản với tựa đề : “Chăm sóc sức khỏe” ), bác sĩ David Werner, tác giả cuốn sách, đã kể lại một trường hợp: “Có lần tôi thấy bệnh nhân nhức đầu dữ dội. Một phụ nữ đưa anh ta miếng khoai mài bảo rằng đây là thuốc giàm đau rất mạnh. Anh ta tin lời đã ăn nó và kết quả là khỏi đau nhanh chóng”. Ở đây, yếu tố tâm lý của người bệnh đã được tác động để phát huy tác dụng tích cực của nó. Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó không phải là thuốc, nhưng nếu người đó có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật, dùng chất đó và khỏi bệnh thì hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng placebo”. Trong chừng mực nào đó, có thề ghi nhận hiệu ứng placebo để giải thích những vụ việc liên quan đến việc chữa bệnh “kỳ lạ” mà nhiều người cho rằng khoa học khó có thể giải thích được . Đó là việc dùng nước lạnh, bùa chú, hay bất cứ thứ gì không phải là thuốc, nói chuhng là dùng những phương tiện , phương cách không theo y học chính thống, nhưng có sự tin tưởng của người bệnh vào tác dụng của chúng vẫn có thể chữa bệnh.

“Placebo” có nguyên nghĩa là “tôi làm vui lòng” ý nói bác sĩ sẽ tác động đến tâm lý của người bệnh , tạo cho họ sự phấn khởi, tin tưởng để mau hết bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, thầy thuốc thường khai thác tối đa yếu tố tâm lý để giúp quá trình bệnh diễn tiến tốt. Bác sĩ có mối quan hệ với bệnh nhân , cung cách khám chữa bệnh đúng mực, nói năng nhẹ nhàng, thân tình giải thích rõ ràng cặn kẽ, sẽ giúp bệnh nhân ổn định về mặt tâm lý và giúp việc điều trị bằng thuốc hoặc bằng phương thức trị liệu nào đó bằng phương pháp nhanh và tốt hơn. Không hiếm trường hợp đã xảy ra chỉ vì một lời nói của bác sĩ mà làm cho bệnh của bệnh nhân thêm nặng hơn hoặc giảm đi rõ rệt. Có một số phương thức điều trị không dùng thuốc mà dựa hẳn vào yếu tố tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị ,thiền định …để ổn định tâm lý.

Nếu tress đã được chứng minh là có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể thì ngược lại , những biện pháp giúp ổn định tâm lý , gây sảng khoái về mặt tinh thần sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật . Người ta ghi nhận các rối loạn liên quan đến triệu chứng cơ năng ( như bệnh suy nhược thần kinh) rất dễ chữa khỏi bằng các biện pháp tác động đến yếu tố tâm lý . Tuy nhiên , ta cần xem việc chữa bệnh bằng yếu tố tâm lý . Tuy nhiên , ta cần xem việc chữa bệnh bằng yếu tố tâm lý chỉ là biện pháp hổ trợ , chứ không thể thay thế cho tất cả các phương thức trị liệu của nền y học chính thống .

Trong quá trình điều trị bệnh , bác sĩ điều trị có thể cho một thứ thuốc để khai thác hiệu năng placebo , thí dụ , bệnh nhân bị rối loạn không cần dùng đến thuốc , nhưng lại có tâm lý không thể cưỡng là phải được dùng thuốc , bác sĩ có thể cho dùng vitamin để khai thác tác dụng tích cực của yếu tố tâm lý . Và thuốc trong trường hợp này là chất không có tác dụng chữa bệnh thật sự , được gọi là placebo ( ở ta , thường được dịch là “giả dược” hoặc “thuốc vờ” ) . Người bệnh cùng placebo do tin tưởng đó là thuốc chữa bệnh thật sự và có thể khỏi bệnh .

ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH DƯỢC

Đối với ngành dược , các dược sĩ có thể tác động đến yếu tố tâm lý trong việc dùng thuốc . Ở nhà thuốc , khi tiếp xúc với người bệnh đến mua thuốc , lời hướng dẫn tư vấn dùng thuốc tận tình , thân ái của dược sĩ có thể khơi dậy niềm tin ở người bệnh vào tác dụng chữa bệnh của thuốc . Còn ở các công ty dược phẩm sản xuất thuốc , các dược sĩ không chỉ quan tâm đến việc bảo đảm chất lượng thuốc mà còn chú ý hoàn thiện những chi tiết tác động đến tâm lý của người dùng thuốc . Thuốc được chứa trong bao bì trình bày đẹp mắt , sáng sủa bao giờ cũng dễ tạo mối thiện cảm , làm người dùng thuốc có ấn tượng thuốc được sản xaut16 trong điều kiện tốt nhất . Dạng thuốc bào chế tiện sử dụng , bảo quản được lâu , được áp dụng kỹ thuật bào chế hiện đại sẽ có tính thuyết phục : “ thuốc dùng như thế sẽ mau hết bệnh” .

Tuy nhiên , trong quá trình nghiên cứu để tìm ra và sản xuất một thuốc mới , người ta phải loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm lý trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc . Bởi vì , theo định nghĩa , thuốc là những chất có tác dụng thực sự dùng để điều trị , phòng bệnh và chẩn đoán bệnh . “ Có tác dụng” nghĩa là thuốc có tác dụng vật chất vào trong cơ thể sau khi được bài tiết để đạt hiệu quả chữa bệnh , phòng bệnh , chẩn đoán , chứ không phải chỉ dựa vào tin tưởng nào đó mà khỏi bệnh .

Khi nghiên cứu tác dụng của một thuốc mới , để loại trừ yếu tố tâm lý , người ta thường sử dụng phương pháp mù đôi ( double blind study ) .

PHƯƠNG PHÁP MÙ ĐÔI

Trong phương pháp mù đôi , những người bệnh tham gia nghiên cứu được chia làm hai nhóm ngẫu nhiên và giống nhau ở một số đặc điểm ( như tuổi tác , giới tính …) một nhóm sẽ được điều trị bằng thuốc cần được thử nghiệm trong nghiên cứu , nhóm thứ hai được điều trị bằng placebo có hình dạng kích cỡ , màu sắc , mùi vị giống như thuốc thật . Thuốc mới thử nghiệm chỉ được đánh giá là có tác dụng thật sự khi nhóm một có tỷ lệ tính theo thống kê là khỏi bệnh , trong khi nhóm hai có tỷ lệ được xem là không khỏi bệnh . Gọi là “mù đôi” vì cả người bệnh lẫn bác sĩ chỉ định thuốc và theo dõi điều trị không biết thuốc nào là thuốc thật , thuốc nào là placebo ( người bệnh nhóm hai không được cho biết là dùng placebo , cứ đinh ninh là dùng thuốc thật ) . Cần loại bỏ yếu tố tâm lý của cả bệnh nhân dùng thuốc lẫn bác sĩ chỉ định thuốc thì việc nghiên cứu về tác dụng của thuốc mới thật khách quan .

Trước khi có phương pháp mù đôi , người ta dùng phương pháp mù đơn , không loại trừ yếu tố tâm lý của bác sĩ , bác sĩ biết thuốc nào là thật , thuốc nào là placebo . Như vậy chỉ cần nhận định của bác sĩ bị ảnh hưởng bởi tâm lý là có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu . Tác giả Wolf đã kể lại một ví dụ như sau : “ Một viện bào chế dược phẩm nghiên cứu cho ra đời thuốc trị hen suyễn . Đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có nhờ một vị bác sĩ chủ trì thử nghiệm mù đơn xem hiệu quả của thuốc , Bác sĩ đã cho nhận xét : thuốc thật cho kết quả rất tốt m trong khi placebo không có hiệu quả . Nhưng sau đó , viện bào chế thông báo là có sự nhầm lẫn , hai thứ thuốc được cung cấp cho bác sĩ đều là thuốc thật . Chính sự tin tưởng của bác sĩ đồi với thuốc thật và sự nghi ngờ đối với placebo đã làm ông ta có thiên kiến và đi đến nhận xét như trên !”.

Để loại trừ tâm lý của thầy thuốc trong việc đánh giá tác dụng thuốc , ngày nay người ta dùng phương pháp thử nghiệm “mù đôi , ngẫu nhiên và kiểm soát”. Gần đây , ta thường nghe bác sĩ , dược sĩ chỉ tin cậy thông tin từ “y học thực chứng” (evidence – based medicine , viết tắt EBM ) tức là các bác sĩ , dược sĩ chỉ tin dùng các thuốc đã chứng minh tác dụng hiệu quả thực sự khi đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng đúng quy cách khoa học và được thông tin từ y văn đáng tin cậy .

Đối với thầy thuốc , rất cần xem người bệnh là tập họp không chỉ gồm cac yếu tố lý hóa và sinh học mà cả yếu tố tâm lý xã hội ( tức xem người bệnh bao gồm cả cái thân và cái tâm ) , Riêng yếu tố tâm lý nhiều khi rất quan trọng cần tác động vào để có những lợi ích trong điều trị nhưng cũng có lúc phải loại bỏ hoàn toàn để chứng minh tác dụng thực sự của thuốc hoặc một phương thức điều trị .

Những điều trình bày ở trên nhằm cho thấy vai trò của yếu tố tâm lý trong chữa bệnh . Với cái nhìn rộng hơn , quan sát sâu sắc hơn , yếu tố tâm lý vừa kể có thể được xem là một phần của cái tâm( thức tâm) của thầy thuốc và người bệnh hay chăng ? Cái tâm ấy là gì ? Có phải đó là toàn bộ ý thức và cả vô thức đầy hỷ nộ ái ố , xen lẫn tốt và xấu của cuộc đời con người ? Rõ ràng là thầy thuốc chỉ có thể lắng nghe để thấu hiểu được nỗi khổ của người bệnh khi cái tâm của họ rỗng rang vắng lặng hoàn toàn , hầu toàn tâm toàn ý chăm sóc chữa trị cho người bệnh , Cần nhận thức người bệnh không chỉ đang “rêm” cái thân vì bệnh mà còn “loạn” cái tâm vì hoạn để thầy thuốc vừa chữa bệnh cái thân vừa ổn định cái tâm cho con người đang khổ kia .


(Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 105)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 7343)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6939)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8967)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10159)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8964)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7837)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5653)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10341)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7156)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8465)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]