Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Tâm trong chữa bệnh

02/06/201002:09(Xem: 6450)
Chữ Tâm trong chữa bệnh

chu-tam

CHỮ TÂM TRONG CHỮA BỆNH

Nguyễn Hữu Đức

Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .

HIỆU ỨNG PLACEBO

Trong quyển sách “Nơi không có bác sĩ” ( Where there is no doctor , ở ta dịch và xuất bản với tựa đề : “Chăm sóc sức khỏe” ), bác sĩ David Werner, tác giả cuốn sách, đã kể lại một trường hợp: “Có lần tôi thấy bệnh nhân nhức đầu dữ dội. Một phụ nữ đưa anh ta miếng khoai mài bảo rằng đây là thuốc giàm đau rất mạnh. Anh ta tin lời đã ăn nó và kết quả là khỏi đau nhanh chóng”. Ở đây, yếu tố tâm lý của người bệnh đã được tác động để phát huy tác dụng tích cực của nó. Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó không phải là thuốc, nhưng nếu người đó có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật, dùng chất đó và khỏi bệnh thì hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng placebo”. Trong chừng mực nào đó, có thề ghi nhận hiệu ứng placebo để giải thích những vụ việc liên quan đến việc chữa bệnh “kỳ lạ” mà nhiều người cho rằng khoa học khó có thể giải thích được . Đó là việc dùng nước lạnh, bùa chú, hay bất cứ thứ gì không phải là thuốc, nói chuhng là dùng những phương tiện , phương cách không theo y học chính thống, nhưng có sự tin tưởng của người bệnh vào tác dụng của chúng vẫn có thể chữa bệnh.

“Placebo” có nguyên nghĩa là “tôi làm vui lòng” ý nói bác sĩ sẽ tác động đến tâm lý của người bệnh , tạo cho họ sự phấn khởi, tin tưởng để mau hết bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, thầy thuốc thường khai thác tối đa yếu tố tâm lý để giúp quá trình bệnh diễn tiến tốt. Bác sĩ có mối quan hệ với bệnh nhân , cung cách khám chữa bệnh đúng mực, nói năng nhẹ nhàng, thân tình giải thích rõ ràng cặn kẽ, sẽ giúp bệnh nhân ổn định về mặt tâm lý và giúp việc điều trị bằng thuốc hoặc bằng phương thức trị liệu nào đó bằng phương pháp nhanh và tốt hơn. Không hiếm trường hợp đã xảy ra chỉ vì một lời nói của bác sĩ mà làm cho bệnh của bệnh nhân thêm nặng hơn hoặc giảm đi rõ rệt. Có một số phương thức điều trị không dùng thuốc mà dựa hẳn vào yếu tố tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị ,thiền định …để ổn định tâm lý.

Nếu tress đã được chứng minh là có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể thì ngược lại , những biện pháp giúp ổn định tâm lý , gây sảng khoái về mặt tinh thần sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật . Người ta ghi nhận các rối loạn liên quan đến triệu chứng cơ năng ( như bệnh suy nhược thần kinh) rất dễ chữa khỏi bằng các biện pháp tác động đến yếu tố tâm lý . Tuy nhiên , ta cần xem việc chữa bệnh bằng yếu tố tâm lý . Tuy nhiên , ta cần xem việc chữa bệnh bằng yếu tố tâm lý chỉ là biện pháp hổ trợ , chứ không thể thay thế cho tất cả các phương thức trị liệu của nền y học chính thống .

Trong quá trình điều trị bệnh , bác sĩ điều trị có thể cho một thứ thuốc để khai thác hiệu năng placebo , thí dụ , bệnh nhân bị rối loạn không cần dùng đến thuốc , nhưng lại có tâm lý không thể cưỡng là phải được dùng thuốc , bác sĩ có thể cho dùng vitamin để khai thác tác dụng tích cực của yếu tố tâm lý . Và thuốc trong trường hợp này là chất không có tác dụng chữa bệnh thật sự , được gọi là placebo ( ở ta , thường được dịch là “giả dược” hoặc “thuốc vờ” ) . Người bệnh cùng placebo do tin tưởng đó là thuốc chữa bệnh thật sự và có thể khỏi bệnh .

ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH DƯỢC

Đối với ngành dược , các dược sĩ có thể tác động đến yếu tố tâm lý trong việc dùng thuốc . Ở nhà thuốc , khi tiếp xúc với người bệnh đến mua thuốc , lời hướng dẫn tư vấn dùng thuốc tận tình , thân ái của dược sĩ có thể khơi dậy niềm tin ở người bệnh vào tác dụng chữa bệnh của thuốc . Còn ở các công ty dược phẩm sản xuất thuốc , các dược sĩ không chỉ quan tâm đến việc bảo đảm chất lượng thuốc mà còn chú ý hoàn thiện những chi tiết tác động đến tâm lý của người dùng thuốc . Thuốc được chứa trong bao bì trình bày đẹp mắt , sáng sủa bao giờ cũng dễ tạo mối thiện cảm , làm người dùng thuốc có ấn tượng thuốc được sản xaut16 trong điều kiện tốt nhất . Dạng thuốc bào chế tiện sử dụng , bảo quản được lâu , được áp dụng kỹ thuật bào chế hiện đại sẽ có tính thuyết phục : “ thuốc dùng như thế sẽ mau hết bệnh” .

Tuy nhiên , trong quá trình nghiên cứu để tìm ra và sản xuất một thuốc mới , người ta phải loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm lý trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc . Bởi vì , theo định nghĩa , thuốc là những chất có tác dụng thực sự dùng để điều trị , phòng bệnh và chẩn đoán bệnh . “ Có tác dụng” nghĩa là thuốc có tác dụng vật chất vào trong cơ thể sau khi được bài tiết để đạt hiệu quả chữa bệnh , phòng bệnh , chẩn đoán , chứ không phải chỉ dựa vào tin tưởng nào đó mà khỏi bệnh .

Khi nghiên cứu tác dụng của một thuốc mới , để loại trừ yếu tố tâm lý , người ta thường sử dụng phương pháp mù đôi ( double blind study ) .

PHƯƠNG PHÁP MÙ ĐÔI

Trong phương pháp mù đôi , những người bệnh tham gia nghiên cứu được chia làm hai nhóm ngẫu nhiên và giống nhau ở một số đặc điểm ( như tuổi tác , giới tính …) một nhóm sẽ được điều trị bằng thuốc cần được thử nghiệm trong nghiên cứu , nhóm thứ hai được điều trị bằng placebo có hình dạng kích cỡ , màu sắc , mùi vị giống như thuốc thật . Thuốc mới thử nghiệm chỉ được đánh giá là có tác dụng thật sự khi nhóm một có tỷ lệ tính theo thống kê là khỏi bệnh , trong khi nhóm hai có tỷ lệ được xem là không khỏi bệnh . Gọi là “mù đôi” vì cả người bệnh lẫn bác sĩ chỉ định thuốc và theo dõi điều trị không biết thuốc nào là thuốc thật , thuốc nào là placebo ( người bệnh nhóm hai không được cho biết là dùng placebo , cứ đinh ninh là dùng thuốc thật ) . Cần loại bỏ yếu tố tâm lý của cả bệnh nhân dùng thuốc lẫn bác sĩ chỉ định thuốc thì việc nghiên cứu về tác dụng của thuốc mới thật khách quan .

Trước khi có phương pháp mù đôi , người ta dùng phương pháp mù đơn , không loại trừ yếu tố tâm lý của bác sĩ , bác sĩ biết thuốc nào là thật , thuốc nào là placebo . Như vậy chỉ cần nhận định của bác sĩ bị ảnh hưởng bởi tâm lý là có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu . Tác giả Wolf đã kể lại một ví dụ như sau : “ Một viện bào chế dược phẩm nghiên cứu cho ra đời thuốc trị hen suyễn . Đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có nhờ một vị bác sĩ chủ trì thử nghiệm mù đơn xem hiệu quả của thuốc , Bác sĩ đã cho nhận xét : thuốc thật cho kết quả rất tốt m trong khi placebo không có hiệu quả . Nhưng sau đó , viện bào chế thông báo là có sự nhầm lẫn , hai thứ thuốc được cung cấp cho bác sĩ đều là thuốc thật . Chính sự tin tưởng của bác sĩ đồi với thuốc thật và sự nghi ngờ đối với placebo đã làm ông ta có thiên kiến và đi đến nhận xét như trên !”.

Để loại trừ tâm lý của thầy thuốc trong việc đánh giá tác dụng thuốc , ngày nay người ta dùng phương pháp thử nghiệm “mù đôi , ngẫu nhiên và kiểm soát”. Gần đây , ta thường nghe bác sĩ , dược sĩ chỉ tin cậy thông tin từ “y học thực chứng” (evidence – based medicine , viết tắt EBM ) tức là các bác sĩ , dược sĩ chỉ tin dùng các thuốc đã chứng minh tác dụng hiệu quả thực sự khi đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng đúng quy cách khoa học và được thông tin từ y văn đáng tin cậy .

Đối với thầy thuốc , rất cần xem người bệnh là tập họp không chỉ gồm cac yếu tố lý hóa và sinh học mà cả yếu tố tâm lý xã hội ( tức xem người bệnh bao gồm cả cái thân và cái tâm ) , Riêng yếu tố tâm lý nhiều khi rất quan trọng cần tác động vào để có những lợi ích trong điều trị nhưng cũng có lúc phải loại bỏ hoàn toàn để chứng minh tác dụng thực sự của thuốc hoặc một phương thức điều trị .

Những điều trình bày ở trên nhằm cho thấy vai trò của yếu tố tâm lý trong chữa bệnh . Với cái nhìn rộng hơn , quan sát sâu sắc hơn , yếu tố tâm lý vừa kể có thể được xem là một phần của cái tâm( thức tâm) của thầy thuốc và người bệnh hay chăng ? Cái tâm ấy là gì ? Có phải đó là toàn bộ ý thức và cả vô thức đầy hỷ nộ ái ố , xen lẫn tốt và xấu của cuộc đời con người ? Rõ ràng là thầy thuốc chỉ có thể lắng nghe để thấu hiểu được nỗi khổ của người bệnh khi cái tâm của họ rỗng rang vắng lặng hoàn toàn , hầu toàn tâm toàn ý chăm sóc chữa trị cho người bệnh , Cần nhận thức người bệnh không chỉ đang “rêm” cái thân vì bệnh mà còn “loạn” cái tâm vì hoạn để thầy thuốc vừa chữa bệnh cái thân vừa ổn định cái tâm cho con người đang khổ kia .


(Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 105)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 5008)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
04/11/2010(Xem: 7668)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 5733)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 6533)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 6373)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 7503)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 7402)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 6139)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 6719)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 6478)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567