Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vì Sao Phóng Sinh Và Phóng Sinh Như Thế Nào?

01/06/201007:09(Xem: 7028)
Vì Sao Phóng Sinh Và Phóng Sinh Như Thế Nào?
VÌ SAO PHÓNG SINH
và PHÓNG SINH NHƯ THẾ NÀO

HT. Thích Thánh Nghiêm

Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.

Trong kinh "Tạp bảo tạng" quyển 4 có ghi chép sư phụ của một Sa di biết Sa di này sẽ chết trong vòng 7 ngày, nên cho phép anh ta về thăm nhà, 7 ngày sau sẽ trở lại, nhưng không giải thích rõ lý do. Anh ta lên đường về nhà, thấy nước trong một cái ao thoát ra một khe hở, đe dọa một ổ kiến ở bờ ao. Bầy kiến nháo nhác chạy trốn nhưng không kịp với tốc độ nước tháo ra. Anh Sa di thấy vô số con kiến ắt phải chết đuối bèn lấy áo cà sa của mình bồi đất vào để đắp lỗ hổng ở bờ ao, cứu thoát bầy kiến. Sa di về thăm nhà 7 ngày, rồi trở lại ra mắt sư phụ. Sư phụ thấy Sa di kinh ngạc vô cùng, hỏi anh ta mấy ngày qua có xảy ra chuyện gì đặc biệt không. Tưởng rằng sư phụ nói mình phạm giới, làm việc bậy bạ nên lo sợ nói rằng không làm việc gì sai trái. Sư phụ là A la hán dùng thiên nhãn biết rõ là anh Sa di này đã làm một việc thiện nhỏ là cứu sống một bầy kiến, nhờ vậy mà khỏi phải chết yểu, được sống cho đến già.

Các tín đồ Phật giáo đều biết rõ căn cứ của phóng sinh. Có hai bộ kinh. Một là "Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới", trong đó có nói : "Mọi người hãy lấy từ tâm mà phóng sinh, vì tất cả đàn ông là cha của mình, tất cả đàn bà là mẹ của mình, mình chính là từ ở đó mà sinh ra. Vì vậy chúng sinh trong sáu cõi đều là cha mẹ ta, giết họ mà ăn là giết cha mẹ, và giết cả bản thân mình nữa. Tất cả đất và nước là thân trước của ta, tất cả lửa và gió đều là bản thể của ta, cho nên thường làm việc phóng sinh, đời đời thọ sinh. Nếu người đời khi thấy việc giết hại súc vật thì nên cứu chúng thoát khỏi khổ nạn, thường giáo hóa nói về giới Bồ Tát, cứu độ chúng sinh".

Bộ kinh thứ hai là "Kinh Kim Quang Minh" quyển 4 (phẩm con ông trưởng giả Lưu Thủy) kể lại chuyện ngày trước Phật Thích Ca tu hạnh Bồ Tát. Thời ấy Phật Thích Ca làm con ông trưởng giả Lưu Thủy. Một lần Người đi qua một cái hồ lớn. Trời đại hạn. Có người đắp đập trên thượng nguồn để bắt cá, làm cho mức nước hồ thấp xuống, hàng vạn cá lớn, cá bé có nguy cơ bị chết. Con trưởng giả muốn cứu bầy cá, nhưng không thể lên tận nguồn để phá đập chắn, bèn tâu với quốc vương phái đến 20 con voi lớn, chở nước tới, đổ đầy hồ, cứu sống đàn cá.

Kinh "Phạm Võng" là chỗ dựa lý luận của phóng sinh. "Kim Quang Minh" là chỗ dựa để xây ao phóng sinh. Các bộ kinh Đại Thừa khác như "Lục độ tập kinh" quyển 3, ghi chép việc mua rùa để phóng sinh. Cuốn "Đại Đường Tây Vực Ký" của Huyền Trang cuốn 9 kể chuyện Tháp Nhạn. Ở nước Magadha thuộc Trung Ấn Độ có một ngôi chùa Tiểu Thừa, do một vị Tỳ kheo tu không giữ giới ăn ba loại thịt thanh tịnh là các loại thịt không thấy giết, không nghe giết, không vì mình mà giết. Có một ngày, một Tỳ kheo không có thịt ăn, chính lúc đó ở trên trời có một bầy nhạn bay qua, Tỳ kheo bèn nói với đàn nhạn "Hôm nay, có vị Tăng không có thịt ăn, vì không ai cúng dường. Các vị Đại Bồ Tát biết là thời cơ đã đến rồi". Bầy nhạn nghe thấy như vậy, đều sa xuống mà chết. Vị Tỳ kheo ấy vốn không tin Đại Thừa, không tin chim nhạn có thể là Bồ Tát, nên nói ra câu trên để chế diễu Đại Thừa. Không ngờ chính các Bồ Tát đã hiển hiện làm nhạn để giác ngộ cho anh. Các Tỳ kheo Tiểu Thừa trong chùa lấy làm xấu hổ và bảo nhau : "Đây là các vị Bồ Tát, ai mà dám ăn". Từ nay về sau phải dựa vào Đại Thừa, chúng ta sẽ không ăn ba loại thịt thanh tịnh. Rồi xây tháp thờ chim nhạn.

Có thể thấy phóng sinh có gốc rễ ở giới sát. Cũng có thể nói phát triển giới sát thêm một bước, thành ra phóng sinh. Giới sát chỉ là ngăn không làm ác, là hành vi thiện thụ động. Phóng sinh cứu mạng là hành vi thiện tích cực. Nếu chỉ ngăn ác, mà không hành thiện thì không phải là tinh thần của Phật pháp Đại Thừa. Vì vậy mà Trung Quốc, từ thời Bắc Tề Lương đến nay, có phong trào không ăn thịt không sát sinh. Phong tục phóng sinh cũng từ đó được phát triển dần dần từ triều đình đến dân thường, từ chúng Tăng đến người trần tục đều coi trọng ăn chay.

Chính phủ Dân quốc hiện nay cũng định kỳ cấm giết hại súc vật một số ngày trong năm, từ trung ương đến địa phương để cầu mưa, xua đuổi tai họa, người ta cũng tổ chức phóng sinh và cấm giết hại súc vật. Võ Đế nhà Lương xuống chiếu cấm sát sinh để cúng tế. Tỳ kheo Tuệ Tập đời nhà Lương, nguyện tự đốt hai cánh tay, đi khắp nơi khuyên phóng sinh. Đời Tùy, đại sư Trí Khải phát động phong trào xây ao phóng sinh, giảng các kinh "Kim Quang Minh" và "Pháp Hoa" để tuyên truyền xin bỏ tiền mua lương thực để nuôi cá. Đời Trần Tuyên Đế, Vua sai quan Tế Tửu Từ, Khắc Hiếu viết "Bài Bia về việc thiền sư Trí Khải" tu ở chùa Thiền núi Thiên Thai tổ chức phóng sinh. Điều đó mở đầu cho việc ghi chép các hội phóng sinh và các ao phóng sinh ở Trung Quốc. Từ đó về sau từ đời nhà Đường, nhà Tống đến nhà Minh, đời nào cũng có phát triển việc phóng sinh. Đời vua Đường Túc Tôn, có viết bài bia về ao phóng sinh. Đến đời Tống, hai đại sư Tuân Thức và Tri Lễ cũng ra sức tán thán việc phóng sinh.

Cuối đờinhà Minh có đại sư Liên Trì là một trong những cao tăng rất tích cực tuyên truyền việc phóng sinh. Đại sư viết các bài "Như Lai không cứu nghiệp sát", "Ăn thịt", "Ăn chay" in trong tập "Trúc song tùy bút", lại viết các thiên thư như "Mặc áo lụa ăn thịt", "Giữ giới sát được sống thọ", "Ao phóng sinh", "Thầy thuốc giới sát sinh", "Vì bệnh ăn thịt". Trong tập "Trúc song tùy bút", lại có các bài "Sát sinh là tội ác lớn trong đời người", "Làm người không nên sát sinh", "Làm người không nên ăn thịt chúng sinh để khuyến khích giới sát và phóng sinh". Ngoài các bài viết về "ăn chay", ông còn viết các bài "Nghi thức phóng sinh", "Giới sát phóng sinh", để bày vẽ các nghi thức phóng sinh cho mọi người. Thời hiện đại có sách của đại sư Hoàng Nhất, các tập tranh về "Bảo vệ cuộc sống" của Phong Tử Khái "6 cuốn". Ngoài ra còn có Cư sĩ Thái Niệm Sanh đề xướng việc giới sát phóng sinh biên tập những câu chuyện về chủ đề "Động vật cũng có linh tính và cảm ứng" thành sách với nhan đề "Động vật còn như vậy". Nhưng trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật tiến bộ, mật độ nhân khẩu tăng nhanh, không gian sống bị thu nhỏ lại, muốn có một ao phóng sinh, một khu vực phóng sinh tuyệt đối an toàn là tương đối khó khăn. Ở nước Mỹ và Đài Loan hiện nay có các khu vực bảo vệ dã thú. Ngoài ra cũng có người do lòng thương yêu loài vật và muốn bảo vệ thiên nhiên đã khuyến khích dân chúng không nên giết, bắt bừa bãi, tránh phá hoại sự điều hòa phối hợp tự nhiên của sinh vật, tránh nguy cơ diệt chủng đối với loài động vật hiếm. Điều này phù hợp nhưng không hoàn toàn tương đồng với tinh thần phóng sinh của đạo Phật. Nếu chúng ta thả tất cả động vật được phóng sinh vào các khu bảo vệ động vật… thì sẽ có nguy cơ bão hòa, số động vật tăng nhan tới mức phải hạn chế.

Do đó, chúng ta đến đâu để phóng sinh ? Nếu là cá thì có người câu hay thả lưới, nếu là chim, thì có người dùng súng bắn, hay dùng lưới vây bắt. Ở các chợ bán chim, bán cá ngày nay, thường không phải là động vật hoang dã, mà đại bộ phận là do người ở các ao cá, vườn chim. Những động vật này căn bản không thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên, phóng sinh chúng cũng như sát sinh. Phóng sinh loài nhỏ, chúng sẽ bị những loài lớn ăn thịt. Phóng sinh loài lớn, chúng sẽ bị săn bắn đưa vào bếp các quán ăn. Hơn nữa, giống chim, loài cá đều có thói quen của chúng. Có những loài cá nhất định phải sống trong những hoàn cảnh nhất định như chất nước, độ sâu, độ chảy, mua giống cá sông thả vào biển hay mua và thả cá biển vào sông đều thành vấn đề. Loại chim nuôi ở công viên, không quen săn mồi trong hoàn cảnh tự nhiên không biết rau quả nào trong rừng có thể dùng làm thức ăn. Nếu thả chúng vào rừng sẽ bị đói hoặc bị các động vật khác hoặc các loài chim ăn thịt.

Trong tình hình như vậy, có cần phóng sinh hay không, có nên phóng sinh hay không ? Điều này rõ ràng là một sự thực không may mắn. Sự hạn chế của hoàn cảnh tự nhiên làm cho cuộc vận động phóng sinh ngày càng khó khăn.

Thực ra, ý nghĩa phóng sinh là ở nơi động cơ của phóng sinh mong muốn kéo dài thọ mạng của sinh vật. Còn kéo dài được bao lâu thì chúng ta phải có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu như muốn thả chim thì phải nghiên cứu xem thả loài chim gì, thả ở đâu, thả vào lúc nào mới an toàn, có kết quả.

Đối với loài cá, tôm, cua v.v… cũng phải như vậy. Trước hết phải nghiên cứu tập quán sinh thái, nguồn gốc của chúng, rồi chọn thời cơ thích đáng nhất để thả chúng ở những nơi an toàn thích hợp nhất. Nhưng nếu không may, hôm nay chúng được thả, sang ngày hôm sau chúng bị bắt thì cũng đành chịu vậy.

Mục đích của chúng ta là phát động lòng từ bi, tinh thần cứu tế của người phóng sinh. Còn số phận của động vật được phóng sinh ra sao, thì còn tùy thuộc vào nhân quả họa phúc và nhân duyên của chúng nữa.Miễn là khi phóng sinh chúng ta thành tâm cầu cho chúng được thoát nạn. Hãy vì chúng mà nói Tam Quy, nói Phật pháp, phát nguyện hồi hướng. Chúng có thể nhờ đó mà thoát ly được các thân khác loài, chuyển tái sinh làm người, sinh lên cõi trời, vãng sinh tịnh độ, phát tâm Bồ đề, độ thoát chúng sinh sớm thành Phật đạo. Trong việc phóng sinh, chúng ta chỉ cần tận tâm, tận lực mà làm. Như vậy là tốt.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2021(Xem: 5497)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5131)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5727)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6220)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5233)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 4980)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5007)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5438)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4860)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4165)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]