Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có một nghệ thuật ngủ

27/05/201007:37(Xem: 11205)
Có một nghệ thuật ngủ

CÓ MỘT NGHỆ THUẬT NGỦ
BS. Đỗ Hồng Ngọc

Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!

Không biết tại sao ngày càng có nhiều người mất ngủ trên thế giới phẳng này! Thuốc ngủ là một trong những thứ thuốc bán chạy nhất hiện nay trên thế giới.

Hình như đời sống ngày càng bận rộn,ngày càng náo động, ngày càng bất an, đầy “điên đảo mộng tưởng” thì conngười ngày càng mất ngủ. Và đó cũng là lý do tại sao ngày người ta càngcần tới…Thiền. Phải, chỉ có thiền mới có thể “cứu rỗi”một thế giới đầy náo lọan như vậy! Thiền cũng có thể thay cho… ngủ, dù thiền không phải là ngủ, trái lại thiền là tỉnh giác. Thế nhưng, về mặtsinh học, thiền tiêu hao năng lượng rất ít, ít hơn cả giấc ngủ, nhờ đó tiết kiệm đựơc năng lượng, không phải tiêu hao cho cái tâm náo động. Khitâm được an, “an tịnh tâm hành” thực sự thì năng lượng tiêu hao giảm hơn một nửa. Nhưng không phải ai cũng thành công với thiền nên “một nghệ thuật ngủ” là cần thiết để giảm bớt… thuốc ngủ!

Có một “nghệ thuật… ngủ” như sau: Khi nào buồn ngủ thì đi ngủ ngay. Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề khốn tắc miên! Đừng ráng. Ráng thì khó mà dỗ lại giấc ngủ! Chưa buồnngủ thì kệ nó, việc gì phải ngủ! Cơ thể sẽ biết cách tự điều chỉnh, nghĩa là biết cách ngủ bù! Tiếng Việt ta thiệt hay. Không nói mắc ngủ mànói “buồn ngủ”? Vì buồn mới dễ ngủ. Vui khó ngủ. Vui là kích thích, là hào hứng, là rộn rả. Thở gấp, tim đập nhanh, huyết áp tăng. Buồn, mọi thứ xìu xuống. Giảm kích thích. Thở chậm, tim đập chậm và huyết áp cũng giảm. Cho nên cách dỗ giấc ngủ tốt nhất là làm cho cơ thể rơi vào trạng thái “buồn”. Đó là cách tách “thân xác” ra khỏi “thân hơi”. Buông xả toàn bộ thân xác, như rả nó ra, xì nó xuống, làm cho nó xẹp lép, hết căng. Đặt tay chân trong tư thế tự nhiên không gò ép, miễn dễ chịu. Khi “thân xác” đã xẹp lép, lửng lơ như vậy rồi thì tập trung chú ý tới “thânhơi”, tức là hơi thở của ta. Không cần phải cố gắng điều khiển hơi thở,ráng sức điều hoà hơi thở chi cả. Bởi còn ráng, còn cố gắng thì còn căng, không gọi là buông xả đựơc! Cứ để “thân hơi” tự nhiên, nó sẽ biếtlúc nào vào lúc nào ra, lúc nào nhiều lúc nào ít. Nó có cơ chế điều chỉnh tự động tùy nồng độ dưỡng khí (O2) và thán khí (CO2) tác động lên trung khu hô hấp ở hành tủy. Vậy là ta rơi vào…giấc ngủ lúc nào không hay!

Cái khó lúc mới tập là ta thường dễ bị tràn ngập bởi những ý tưởng này nọ, những tính toán, những giận hờn, những âu lo… làm ta sôi lên. Mà đã sôi lên thì có trời mới ngủ đựơc! Lúcđó nếu ta biết cách dùng thân hơi “dụ” thân xác, bằng cách tập trung theo dõi xem thân hơi đang dở trò gì, xì xọp ra sao, nhanh chậm, nhiều ít ra sao một lúc ta sẽ cắt đứt được dòng nghĩ tưởng. Thần kinh của ta trong cùng một lúc không thể nghĩ đến hai việc. Đã nghĩ việc này thì quên việc kia. Khi ta nghĩ đến thân hơi, tập trung quan sát nó, thì ta đã đánh lạc hướng những cái nghĩ tưởng khác. Đã có người khuyên nên dỗ giấc ngủ bằng cách đếm sao trên trời hoặc nghĩ đến một dòng sông tuổi thơ, một bãi biển vắng người…! Thật ra đếm sao cũng còn căng thẳng, mất công nhớ số; nghĩ đến dòng sông tuổi thơ thì nhớ chuyện tắm ở truồng… Cứchuyện này dắt chuyện kia mãi không ngớt. Chỉ có cách tìm một cái gì đóthật trung tính, không tạo kích thích thì đó là cách quan sát thân hơi.Thân hơi sẵn có, không phải tìm kiếm đâu xa, ngay trước mũi mình, cũng không đòi nghĩ tưởng gì cả. Bởi ta phải thở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Thở ở trong ta mà như ở ngoài ta, chẳng cần ta, chẳng có ta. Thử hít một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt sâu xem sao? Chỉ một lúc là đầuváng mắt hoa, phải tự động thở ra ngay, không muốn không được. Thử thở ra một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt lâu xem sao! Chỉ một lúc là nó tự động thở vào, không muốn không đựơc! Nói cách khác, cái “thân hơi” đónó tự ý, tự động. Do đó, ta có thể dùng thân hơi như một công cụ để … dụ thân thể quên đi tất cả những chuyện khác. Mà đã quên thì hết căng, hết căng thì xìu, xìu thì…buồn, buồn thì…ngủ vậy!

BS Đỗ Hồng Ngọc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2011(Xem: 11413)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
15/02/2011(Xem: 7456)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 10992)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7510)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7522)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8717)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8871)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15586)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7528)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 16015)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]